Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 32 - 40)

1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Nghệ An – mảnh đất địa linh nhân kiệt, nói đến Nghệ An không thể không nói đến du lịch văn hóa – lịch sử. Trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội đã tạo ra cho mảnh đất này một bề dày văn hóa lịch sử, một kho tàng văn hóa kiến trúc. Thêm vào đó, bản lĩnh cốt cách con người xứ Nghệ nhiệt tình, cần kiệm, giản dị hiếu học, đoàn kết và giàu nghị lực đƣợc đúc kết, rèn luyện qua nhiều thời đại trong những cuộc đấu tranh gian khó để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố chính sản sinh ra những danh nhân lịch sử, các nhà khoa học, các nhà văn hóa nổi tiếng nhƣ: chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa của nhân loại, Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu…

24

Bảng 1.7.Các di tích văn hóa, lịch sử đƣợc xếp hạng của tỉnh Nghệ An, phân theo huyện

STT Huyện, TX. , Thành phố Tổng di tích đƣợc xếp hạng

1 Anh Sơn 03

2 Con Cuông 02

3 Diễn Châu 29

4 Đô Lương 18

5 Hƣng Nguyên 23

6 Kỳ Sơn 01

7 Nam Đàn 30

8 Nghi Lộc 12

9 Nghĩa Đàn 02

10 TX. Thái Hòa 02

11 Quế Phong 01

12 Quỳ Châu 02

13 Quỳ Hợp 0

14 Quỳnh Lưu 26

15 Tân Kỳ 02

16 Thanh Chương 26

17 TP. Vinh 13

18 Tương Dương 01

19 TX. Cửa Lò 09

20 Yên Thành 34

Tổng 234

Nguồn: [10]

- Về số lƣợng các di tích: Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Nghệ An cho biết đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 1395 di tích văn hóa – lịch sử đƣợc nhận biết (gồm 1283 di tích lịch sử, 67 di tích danh thắng, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật và 15 di tích khảo cổ học). Trong đó có 126 di tích văn hóa – lịch sử đã đƣợc công nhận cấp quốc gia, khu di tích Kim Liên (Nam Đàn) đƣợc công nhận là di tích đặc biệt quan trọng và 109 di tích cấp tỉnh. Phần lớn các di tích đƣợc xếp hạng là nhóm các di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa. Đặc biệt, nhóm di tích danh thắng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh và cũng là đối tƣợng thu hút nhiều nhất lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

- Về chất lƣợng di tích: Mặc dù trong những năm gần đây đã đƣợc quan tâm trùng tu và bảo tồn, nhƣng cho đến nay có thể thấy chất lƣợng các di tích trên địa bàn tỉnh không cao. Do sự phá hủy của thời gian, chiến tranh, thiên tai và ý thức bảo tồn chƣa thỏa đáng một số di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số các di tích phân bố ở vùng sâu vùng xa gây nhiều cản trở cho công tác bảo tồn, trùng tu.

- Khả năng khai thác du lịch: Với số lƣợng di tích lịch sử - văn hóa khá lớn đã thể hiện rõ nét những đặc trƣng riêng, hài hòa giữa tính bản sắc và truyền thống.

25

Một số di tích có tính độc đáo và điển hình đủ sức thu hút khách gần xa. Hệ thống di tích gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và một số danh nhân là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch văn hóa có giá trị nhân văn to lớn.

Một số di tích lịch sử - văn hóa nổi bật có khả năng khai thác phát triển du lịch:

* Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn liền với thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây còn lưu giữ những kỷ niệm thủa nhỏ của Bác Hồ và những kỷ vật của gia đình. Nơi đây là tổng thể của các di tích khác nhƣ cụm di tích Hoàng Trù (quê ngoại, nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngôi nhà cụ Hoàng Đường, khu mộ bà Hoàng Thị Loan,…). Khu di tích đãđược Nhà nước xếp hạng Di tích đặc biệt quốc gia.

* Thành cổ Nghệ An: được xây dựng năm 1804 dưới triều Gia Long, đến năm 1831 đƣợc xây dựng bằng đá có 3 cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu. Đây là chứng tích ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử trong các triều đại nhà Nguyễn và lịch sử chống Pháp của nhân dân Nghệ An.

* Làng Vạc: Di chỉ khảo cổ học thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn. Làng Vạc đƣợc biết đến từ đầu những năm 70. Trong hơn 10 năm qua các nhà khảo cổ học đã thu thập đƣợc hàng trăm, hàng ngàn hiện vật văn hóa tiêu biểu cho thời kỳ Đông Sơn, cách đây chừng khoảng 2500 – 2000 năm trước với trình độ hoàn mỹ của nghề đúc đồng.

* Khu di tích Mai Hắc Đế: thuộc địa phận huyện Nam Đàn, nằm trong quần thể du lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục công trình tiêu biểu đó là đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.

* Đền Cuông – An Dương Vương: cách thành phố Vinh chừng 30km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi).

Đây là nơi thờ An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Ngày 15 tháng 02 Âm lịch hàng năm là ngày lễ hội đền Cuông đƣợc nhân dân tổ chức trọng thể.

B. Lễ hội

Nghệ An là mảnh đất văn vật, là nghĩa khí đất thiêng của Đại Việt xƣa, hơn nữa lại là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc. Lễ hội Nghệ An mang những nét đặc trƣng cho truyền thống văn hóa nền lúa nước, gắn liền với mùa màng là một trong những nơi lưu giữ được những kho tàng của văn hóa dân tộc, có tính hấp dẫn đối với du khách đến tham quan nghiên cứu.

Các lễ hội trong năm thường diễn ra vào tháng giêng, tháng hai, tháng ba hoặc tháng năm, tháng bảy âm lịch. Quy mô của mỗi lễ hội chỉ diễn ra trong xã hoặc huyện, kéo dài từ 1 đến 5 ngày, tối đa cũng chỉ 10 ngày. Nhìn chung, lễ hội ở Nghệ An có quy

26

mô nhỏ hơn so với với các lễ hội lớn của cả nước như: hội chùa Hương, Đền Hùng, hội chùa Thầy…

Những lễ hội thường diễn ra ở nơi có các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với đền thờ các dòng họ nhƣ hội đền Cuông (Diễn Châu), hội đền thờ Thái phó Nguyễn Cảnh Hoan (Đô Lương); hoặc ven sông, núi, nơi có những cảnh quan tự nhiên đẹp như: Hội hang Bua (Quỳ Châu), hội đua thuyền (Cửa Lò)… Đặc điểm này cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch tại mỗi địa điểm ở trong tỉnh.

Bảng 1.8. Danh mục các lễ hội tỉnh Nghệ An

Stt Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Nội dung 1 Lễ hội đền

Chín Gian 29/03 – 31/03 Huyện Quế

Phong Cầu cho mƣa thuận gió hòa 2 Lễ hội hang

Bua 21/01 – 23/01 Âm lịch

Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An.

3

Lễ hội uống nước nhớ nguồn

27/07 Dương

lịch Huyện Anh

Sơn Dâng hương và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Việt Lào.

4 Lễ hội làng Vạc

07 – 09/02 Âm

lịch TX. Thái Hòa

Dân làng lại tổ chức lễ hội để nhớ ơn thân sông, thần núi đã mang lại cuộc sống ấm no.

5 Lễ hội đền

Bạch Mã 09 – 10/02 Âm

lịch Huyện Thanh

Chương

Tưởng nhớ công ơn của vị tướng Phan Đà - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc vào thế kỷ XV.

6 Lễ hội đền

Quả Sơn 20/01 Âm lịch Huyện Đô Lương

Tưởng nhớ và tri ân Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Vua Lý Công Uẩn. Ông là người có công lao to lớn trong việc giữ vững đƣợc bờ cõi, phát triển sản xuất ở vùng biên ải Hoan Châu.

7 Lễ hội Làng Sen

Tổ chức hàng năm nhân dịp sinh nhật Bác 19/05

Huyện Nam Đàn

Tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

8 Lễ hội vua Mai

13/01 – 15/01 Âm lịch

Huyện Nam

Đàn Tưởng nhớ vua Mai Thúc Loan 9 Lễ hội đền

Cờn 21/01 Âm lịch

Xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu

Cầu mong một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản.

10 Lễ hội Cầu Ngƣ

06 – 07/01 Âm lịch

Xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu

Cầu mong một năm mƣa thuận, gió hòa, đánh bắt đƣợc nhiều hải sản.

11 Lễ hội đền Cuông

14/02 – 16/02

Âm lịch Xã Diễn Trung, huyện

Tưởng nhớ Thục An Dương Vương, Cầu phúc, cầu tài.

27 Diễn Châu

12 Lễ hội đền Nguyễn Xí

28/01 – 01/02 Âm lịch

Xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc

Lễ hội là dịp để con cháu và nhân dân tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao của thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí, thể hiện sự gắn kết giữa văn hoá dòng họ và văn hoá làng xã.

13 Lễ hội đền ông Hoàng Mười

08 – 10/10 Âm lịch

Xã Hƣng Thịnh, huyện Hƣng Nguyên

Lễ hội là dịp để con cháu và nhân dân tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao của người anh hùng dân tộc quan Hoàng Mười

14 Lễ hội đền

Thanh Liệt 06 /02 – 07/02 Âm lịch

Làng Thanh Liệt, xã Hƣng Lam, Hƣng Nguyên

Đây là lễ hội cầu ngƣ của dân làng Thanh Liệt, cầu mƣa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, làm ăn gặp nhiều may mắn, sống yên vui, hạnh phúc

15. Lễ hội đền

Hồng Sơn 20/08 Âm lịch Phường Hồng Sơn, TP Vinh

Đền Hồng Sơn trước đây là võ miếu Linh Từ, đƣợc xây dựng vào thời Nguyễn để thờ phụng Quan Vân Trường - vị tướng tài ba trung nghĩa thời Tam Quốc. Việt Nam là một dân tộc có tinh thần thƣợng võ, trọng đạo lý, nghĩa tín nên đã thờ ông với tư cách người đứng đầu hàng võ quan thời bấy giờ. Và tiếp đó một vị tướng thời nhà Trần được phụng thờ tại đây để xứng danh là một võ miếu đó là Trần Hƣng Đạo.

16. Lễ hội đền Vạn Lộc

15-16/01 Âm lịch; đƣợc tổ chức 3 năm một lần

TX. Cửa Lò

Tưởng nhớ công ơn Thái uý Quận công Nguyễn Sƣ Hồi cùng các vị thần đƣợc thờ trong đền và cầu sóng yên, biển lặng, mùa màng bội thu.

Nhằm ôn lại không khí hào hùng một thuở, đồng thời là nhịp cầu gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai.

17. Lễ hội du lịch Cửa Lò

30/04 và 01/05 Dương lịch hàng năm

TX. Cửa Lò

Khai mạc mùa du lịch biển Cửa Lò, quảng bá rộng rãi hình ảnh Cửa Lò

tới du khách trong và ngoài nước.

Nguồn: [43]

C. Dân tộc

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 26 dân tộc ít người chiếm khoảng 2% tổng dân số của tỉnh. Những dân tộc ít người bao gồm người Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông (Mèo), ƠĐu, Chứt, người Lào, người Hoa…Chủ yếu sống ở vùng núi và núi cao.

Nghề sống chính của các dân tộc ít người là trồng lúa nương và lúa nước, trồng cây dƣợc liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.

+ Dân tộc Thái: chiếm 72% dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh, tập trung

28

chủ yếu ở huyện Con Cuông và vùng Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái có cầu nước trời, hội rượu cần, múa xòe vòng tròn, ném còn, giã cốm trong cối hình thuyền. Các lễ hội này thường diễn ra vào mùa xuân và tháng 3. Dân tộc Thái có các sản phẩm dệt thủ công và thêu tay nhƣ chiếc khăn đội đầu gọi là khăn piêu, các cạp váy, các túi đeo vai dệt hoặc thêu các hoa văn, đồ đan lát nhƣ giỏ đựng cơm, đựng chăn màn.

Sản phẩm đặc trưng nhất của người Thái vùng Nghệ An là dệt thổ cẩm và dệt vải trắng sọc đạt trình độ cao, hoa văn sinh động và tinh xảo.

+ Dân tộc Mán Thanh có lễ hội đặc trƣng là lễ hội Xăng khan, ngoài ra cũng có những lễ hội và văn hóa nhƣ dân tộc Thái.

+ Dân tộc Thổ (còn gọi là người Mường) cư trú chủ yếu ở huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn; một số ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu. Có lễ hội chơi xuân sắc bùa vào dịp tết Nguyên Đán, tục đánh trống đồng, múa sạp tổ chức trong lễ hội, lễ cưới và mừng ngày mùa. Loại này cũng có cả trong dân tộc Thái, hát đối đáp giữa nam và nữ thanh niên, thường tổ chức vào những đêm trắng sáng xung quanh vò rượu cần.Văn hóa phẩm của dân tộc Thổ Nghệ An nổi tiếng về các đồ dệt thủ công có nhiều hoa văn độc đáo nhƣ các mặt chăn, cạp váy, các đồ đan lát.

+ Dân tộc H’Mông: Sống chủ yếu ở vùng núi cao thuộc huyện Kỳ Sơn, sát biên giới với Lào. Về mùa xuân, người H’Mông thường tổ chức hội chơi núi, gọi là hội Sài Sán. Ở đây đồng bào thi hát, thi múa khèn, thi cƣỡi ngựa, thi bắt nỏ và thi ném còn (gọi là quả Pa Pao). Những tấm chăn, cái địu, váy áo, mũ trẻ con của người H’Mông là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc làm rất công phu.

+ Dân tộc Khơ Mú: cư trú tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Họ có lễ hội đặc sắc là lễ cầu mùa (lễ mừng mùa Măng mọc), đồng bào dân tộc thường múa các điệu múa cầu mƣa và hát các bài hát cầu mƣa.

+ Dân tộc ƠĐu: cư trú lẻ tẻ ở các xã thuộc huyện Tương Dương. Lễ hội đặc sắc nhất là lễ mừng Sấm ra. Trong lễ này, đồng bào nhảy múa ca hát những bài ca điệu múa liên quan đến tục thờ thần mặt trời, một tục lệ cổ của cƣ dân vùng Đông Nam Á.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Nghệ An một địa hình hội đủ các đặc điểm, từ núi cao, trung du, cho đến đồng bằng. Sự sinh sống và phát triển của các dân tộc ít người với nhiều giá trị văn hoá mang bản sắc riêng, cùng với sự giao lưu, đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hoá đầy cuốn hút. Trong đó, du lịch cộng đồng đƣợc xem là một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những lợi thế sẵn có, ngoài việc biến nó thành điểm nhấn cho du lịch Nghệ An, đó còn là một cơ hội lớn để giao lưu, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc ở Nghệ An. Hơn hết, nó còn là một giải pháp giúp xoá đói, giảm nghèo. Bởi thực chất, du lịch cộng đồng là một hình thức để

29

xã hội hoá du lịch, mỗi người dân đều có thể làm du lịch dựa trên những giá trị, bản sắc văn hoá nơi cộng đồng mình sinh sống.

D. Các loại tài nguyên nhân văn khác - Các làng nghề:

Lịch sử phát triển văn hóa, kinh tế của Nghệ An luôn gắn với lịch sử phát triển làng nghề. Ở đây bảo lưu nhiều tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm mang bản sắc riêng của dân tộc Nghệ An.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có những nghề truyền thống chủ yếu:

+ Nghề dệt may thổ cẩm: chủ yếu là dệt vải, may trang phục đồng bào dân tộc, túi xách… làm quà lưu niệm tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây Nghệ An.

Quỳ Châu là làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng và lớn nhất của tỉnh hiện nay với nhiều sản phẩm đặc sắc, hoa văn tinh tế có giá trị văn hóa và cả kinh tế.

+ Nghề làm tương: được sản xuất từ lâu đời tại huyện Nam Đàn. Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, tương Nam Đàn vẫn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ.

+ Làng nghề gốm cổ Trù Sơn (huyện Đô Lương): Gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ đƣợc những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Không chỉ vì nó đƣợc làm thủ công mà ở đây trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản, không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Để có được loại đất ưng ý để về làm gốm, người Trù Sơn phải xuống Nghi Văn (Nghi Lộc) và lên tận Sơn Thành (Yên Thành), những nơi đó mới có loại đất sét có màu đỏ, dẻo và đẹp, thích hợp cho việc làm gốm.

+ Làng nghề đóng thuyền: Nghệ An có nhiều cơ sở và làng truyền thống đóng tàu thuyền: Trung Kiên, Áng Độ (Nghi Lộc), Lộc Châu, Vạn Lộc (Cửa Lò), Châu Hưng, Do Lễ (Hưng Nguyên), An Bình, Phú Nghĩa, Văn Thai (Quỳnh Lưu), Thanh Bích, Trang Thung (Diễn Châu).

Phần lớn nguồn nguyên liệu được khai thác từ địa phương. Công nghệ và quy trình sản xuất vẫn mang nhiều nét thủ công, thô sơ, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác. Các sản phẩm thủ công trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu nhƣ còn sản xuất mang tính tự phát, chƣa quan tâm nhiều đến thị hiếu của khách, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm chƣa đƣợc chú trọng.

- Đặc sản địa phương, món ăn dân tộc:

+ Cháo lươn: Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ" với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng. Du khách dù là người Nam hay người Bắc, người xứ Nghệ hay ở vùng quê xa có dịp dừng chân cũng không thể kìm lòng trước bát cháo lươn thơm lừng, sánh mịn, có màu hơi nâu xám điểm những mảnh

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)