ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 92 - 99)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

* Giải pháp về cơ chế chính sách

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành Du lịch;

- Triển khai các cơ chế chính sách nhằm thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tƣ vấn, dịch vụ hỗ trợ các hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch; chú trọng phối hợp liên ngành, trước hết là giữa các ngành văn hóa, thể thao và du lịch; phối hợp giữa ngành du lịch với các thành

84

phố, các huyện ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch và đề cao vai trò tham gia của cộng đồng vào nỗ lực ứng phó với BĐKH của lĩnh vực thuộc chức năng quản lý về du lịch.

* Các giải pháp phi công trình

- Điều chỉnh quy hoạch du lịch, nhất là ở dải ven biển cho phù hợp với xu thế tác động của BĐKH và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Cảnh báo các khu vực hoạt động du lịch có nguy cơ bị đe dọa do nước biển dâng, sạt lở, trượt lở do bão, lũ. Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành du lịch đối với từng khu vực lãnh thổ.

- Duy trì, bảo tồn và phát triển hoạt động du lịch sinh thái, tập trung vào các vùng đất ngập nước (các bãi biển, khu bảo tồn biển, rạn san hô…).Tại các vùng núi, xây dựng các điểm, các tuyến du lịch sinh thái, nhất là tại vườn quốc gia Pù Mát, các khu bảo tồn (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt) và khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An.

- Cải thiện việc cung cấp các thông tin về tình hình khí hậu, thời tiết, diễn biến của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan cho ngành du lịch nhằm hạn chế những rủi ro, sự cố trong hoạt động du lịch (nắng nóng, bão, mƣa lớn…).

- Xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy lồng ghép kiến thức, kỹ năng ứng phó với BĐKH cho các trường đào tạo nhân viên du lịch.

- Nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường sống cho phù hợp với xu thế phát triển du lịch hiện đại và để thu hút nhiều du khách có chất lƣợng cao đến các điểm du lịch của tỉnh, thực hiện việc tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; nước; sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế; sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; vận động phát triển mô hình 3R;

nghiên cứu, đẩy mạnh việc dán "nhãn sinh thái" cho các sản phẩm du lịch của địa phương.

- Truyền thông nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho cán bộ, viên chức, nhân viên các cơ sở hoạt động du lịch (từ cán bộ quản lý đến nhân viên, tài xế, hướng dẫn viên,...) - Phát triển đa dạng các loại hình du lịch; các tour thay thế khi có sự cố biến đổi bất thường về thời tiết; các loại hình du lịch mới, khám phá mùa mưa bão,...

- Nghiên cứu phát triển các phương tiện giao thông phục vụ du lịch phù hợp trong mùa mƣa bão.

- Tăng cường khả năng bảo vệ tài nguyên du lịch, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH và NBD đối với các hệ thống hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng du

85

lịch.

- Nâng cao năng lực thích ứng đặc biệt là các hoạt động thích ứng với các sự cố liên quan đến khí hậu, thời tiết, thiên tai trong các hoạt động lữ hành.

* Các giải pháp công trình

- Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành du lịch, nhất là ở những vùng có nguy cơ, rủi ro cao (xây dựng cao trình nhà tránh được nước lũ, cải tạo xây dựng đường giao thông thuận lợi đến các khu du lịch, dịch vụ...).

- Áp dụng khoa học công nghệ để khôi phục và bảo vệ các thảm thực vật, bảo tồn các di tích và công trình văn hóa, thể thao và du lịch; tìm hiểu các biện pháp thích hợp nhằm tích cực khắc phục trước các thách thức do BĐKH.

- Lựa chọn các giải pháp công trình phù hợp để bảo vệ bờ biển và bãi biển.

- Lựa chọn các giải pháp phòng tránh ngập và thiên tai đối với tất cả các công trình cơ sở hạ tầng du lịch, các khu văn hóa - nghệ thuật phục vụ du lịch nằm trong vùng bị ngập.

* Các giải pháp về tài chính

- Tăng nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành du lịch trong khuôn khổ Kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Chủ động tìm kiếm, thu hút, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn tài trợ về tài chính và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong quá trình triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực du lịch;

- Đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Du lịch từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động vận động, song phương và đa phương.

86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ̣

1. Tỉnh Nghệ An có những tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch, vì vậy du lịch Nghệ An đang dần trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng và giải trí lớn của cả nước. Cơ sở hạ tầng du lịch không ngừng phát triển và được nâng cấp mạnh mẽ, các sản phẩm du lịch, bao gồm dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú nên lƣợng khách du lịch đến Nghệ An gia tăng mạnh, doanh thu du lịch tăng không ngừng tăng lên theo các năm.

2. Trong bối cảnh BĐKH, thiên tai và hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm đã và đang tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thiên tai đã gây ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kỹ thuật, đến cơ sở hạ tầng du lịch (xuống cấp hoặc mất đi), kéo theo hạn chế khả năng tiếp cận các điểm du lịch cũng nhƣ gây nguy hiểm cho khách du lịch. Bên cạnh đó, BĐKH và sự gia tăng mạnh mẽ tần suất, cường độ của các thiên tai đã gây ảnh hưởng lớn đến các giá trị tài nguyên du lịch.

Từ những tác động trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch hiện nay cũng như khả năng phát triển trong tương lai.

3. Mức độ tổn thương của ngành du lịch tỉnh Nghệ An phụ thuộc khá chặt chẽ vào cả 3 biến thành phần, trong đó biến phơi nhiễm có vai trò lớn nhất, tiếp đến là biến năng lực thích ứng và nhỏ hơn cả là biến mức độ nhạy cảm.

+ Các yếu tố phơi nhiễm đã gây tác động đến ngành du lịch Nghệ Anở mức trung bình tại các huyện, thành phố, thị xã nằm ở vùng ven biển và gần biển. Ở các huyện thuộc vùng đồi núi xa biển, các yếu tố phơi nhiễm chỉ gây ảnh hưởng đến ngành du lịch ở mức độ thấp.

+ Tính nhạy cảm của ngành du lịch bị ảnh hưởng của các yếu tố phơi nhiễm chủ yếu ở mức thấp. Riêng tại TP. Vinh và TX. Cửa Lò mức độ nhạy cảm của ngành du lịch trước những tác động của BĐKH và thiên tai ở mức cao.

+ Năng lực thích ứng của ngành du lịch trước tác động của BĐKH và thiên tai tại tỉnh Nghệ An đƣợc đánh giá chung ở mức thấp tại tất cả các huyện ở vùng đồi núi xa biển. Các huyện ven biển có năng lực thích ứng ở mức trung bình. Riêng tại TX. Cửa Lò

và TP. Vinh có năng lực thích ứng của ngành du lịch ở mức cao.

+ Mức độ tổn thương tổng hợp của ngành du lịch tỉnh Nghệ An do BĐKH và thiên tai đƣợc đánh giá chủ yếu ở mức trung bình (16/20 huyện), chỉ có 4/20 huyện mức độ tổn thương được đánh giá ở mức thấp.

87

4. Luận văn đã đề xuất nhóm các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với ngành du lịch tỉnh Nghệ An, bao gồm: các giải pháp về cơ chế chính sách, các giải pháp phi công trình và công trình, các giải pháp về tài chính. Trong nhóm các giải pháp này, các giải pháp cụ thể tập trung vào các giải pháp phi công trình, bao gồm: tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức, giáo dục, tuyên truyền, điều chỉnh các kế hoạch chính sách đang thực hiện.

Các giải pháp công trình tập trung vào tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành du lịch để giảm thiểu rủi ro do thiên tai và BĐKH, khôi phục và bảo vệ các di tích, công trình văn hóa và các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên.

KIẾN NGHỊ

1. Do tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí chịu ảnh hưởng lớn và trực tiếp của BĐKH, đặc biệt là của thiên tai nên để phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần xem xét, cân nhắc đầu tƣ các giải pháp phòng chống thiên tai, thích ứng với ngập lụt, hạn chế phát triển du lịch ở các vùng có nguy cơ ngập.

2. Đối với phát triển hệ thống các điểm, tuyến du lịch cần bổ sung tiêu chí về môi trường, các hiện tượng khí hậu cực đoan, nước biển dâng để làm cơ sở đánh giá, kiểm soát sự biến động giá trị tài nguyên trong bối cảnh BĐKH và NBD, đồng thời cần xây dựng hệ thống cảnh báo tác động để hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng viê ̣t

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008). Tài liệu hội thảo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện nước ta gia nhập WTO.

4. Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và

Xã hội (2016). Website: http://esrt.vn/?portalid=1&tabid=493

5. Thanh Giang (2009). Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch Việt Nam. Website: http://www.vacne.org.vn

6. H.H (2005).Du lịch Việt Nam đang trên đường hội nhập. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3, tr.39.

7. Nguyễn Duy Liêm (2013). Bài giảng:Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai. Trường Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Luật du lịch Việt Nam (2007). Nxb Tƣ Pháp.

9. Vũ Thị Nga (2015). Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Nghệ An.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An. Báo cáo tổng kết hàng năm (2012-2014) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An.

11. Phan Văn Tân (2014). Bài giảng:Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Lê Văn Thăng, Nguyễn Đình Huy, Hồ Ngọc Anh Tuấn (2012). Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng trũng thấp tỉnh Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu hội nghị khoa học, tr.57.

13. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Lê Thông (1997).Giáo trình nhập môn địa lí nhân văn. Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Thống (2016). Bài giảng:Phương pháp định lượng trong quản lý: Chương 10: Phương pháp AHP. Trường Đại học Bách khoa, Tp. Hồ Chí Minh.

16. Hà Thị Thuần (2012). Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2010.Trường

89

Đại học sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.

17. Hoàng Lưu Thu Thủy (2015). Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế - xã

hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ. MS BĐKH - 24 thuộc Chương trình KHCN - BĐKH 11/15. Báo cáo tổng hợp, bản đánh máy. Viện Địa lý.

18. UBND tỉnh Nghệ An. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiến cứu nạn các năm 2006-2012.

19. UBND tỉnh Nghệ An (2007). Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.

20. UBND tỉnh Nghệ An (2014). Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 -2014; Mục tiêu,nhiệm vụ phát triển đến năm 2020.

Website: http://nghean.gov.vn.

21. UBND tỉnh Nghệ An (2015). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020

22. UNFCCC (2007). Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng trước các thay đổi của khí hậu

23. Văn phòng Biến đổi khí hậu Đà Nẵng (CCCO), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng và Ts. Võ Văn Minh (2013). Đánh giá tính dễ bị tổn thương do Biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng.

24. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục du lịch (2000).Quy hoạch tổng thể

phát tri ển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

25. Hoàng Vĩnh (2015). Nghệ An: Độ che phủ rừng đạt gần 60%. Website:

http://www.baonghean.vn

Tiếng anh

26. Arief Anshory Yusuf and Herwina Francisco (2009). Climate change vulnerability Maping for Southeast Asia. Economy Environment Program for Southeast Asia (EEIPEA)

27. David Brunckhorst et al (2011). Hunter and Ceutral Coast New South Walls- Vulnernability to climate change impacts. Institute for Rural. Futures, University of New England

28. Divya Neohan and Shirish Siha (2009). Vulnerability Assessment of People Livelihoods and Ecosystems in Ganga Basin. WWF India

29. Hamilton, J.M. and M.A. Lau (2004). The role of climate information in tourism

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)