Phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thương

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN BẰNG CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG

2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.2.2. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thương

V = 1/3 (E + S + 1 - AC) (3) Trong đó:

V: chỉ số tổn thương tổng hợp;

E: chỉ số phơi nhiễm, chỉ số E càng cao thì mức độ tác động càng mạnh;

S: chỉ số nhạy cảm, chỉ số S càng cao mức độ nhạy cảm càng lớn;

AC: chỉ số khả năng thích ứng, chỉ số AC càng cao thì khả năng thích ứng càng lớn.

Thang đánh giá mức độ tổn thương được xác định trong khoảng từ 0 đến 1, chỉ ra mức độ tổn thương theo 3 cấp: thấp – trung bình – cao hoặc 4 cấp: từ thấp – trung bình – cao – rất cao. Tuy nhiên đối với một khu vực khác nhau, dựa vào chỉ số tổn thương cụ thể tại khu vực đó, thang đánh giá có thể chia theo các cấp khác nhau.

2.2.2. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thương

Trọng số là đại lƣợng cho biết độ tin cậy hay để so sánh tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho tính toán hay một nghiên cứu nào đó. Trọng số thường có giá trị từ 0-1 và đƣợc tính bằng những cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh và mục đích sử dụng khác nhau. Trong luận văn học viên cao học sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính trọng số của các chỉ thị tổn thương đối với ngành du lịch ở tỉnh Nghệ An.

Phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process - AHP) được phát triển bởi Saaty (1980) là một trong những cách tiếp cận đánh giá đa tiêu chí (MCA) linh hoạt và dễ dàng nhất. Phương pháp AHP bắt nguồn từ lý thuyết đo lường mức độ quan trọng dựa trên cơ sở toán học và tâm lý học.

AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của nhà ra quyết định. AHP cho phép người ra quyết định tập hợp kiến thức của các chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp đƣợc các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic.

AHP kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người: về định tính và định lượng.

54

+ Định tính qua sự sắp xếp thứ bậc,

+ Định lượng qua sự mô tả các đánh giá và sự ưa thích dưới dạng các con số.

Phương pháp AHP dựa trên 4 nguyên tắc: Phân tích, so sánh, tổng hợp và đo lường sự không nhất quán [7, 15, 39].

● Nguyên tắc phân tích

- Xác định mục tiêu, tiêu chí, phương án và các thành phần khác có liên quan đến vấn đề ra quyết định.

- Sắp xếp chúng theo cấu trúc thứ bậc.

● Nguyên tắc so sánh

- Xác định mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chí chính và tiêu chí phụ trong mỗi cấp bằng cách so sánh cặp.

- Xác định mức độ quan trọng tương đối của các phương án ứng với các tiêu chí liên quan đến cấp phương án được thể hiện trên sơ đồ thứ bậc bằng cách so sánh cặp.

Để thể hiện mức độ quan trọng trong so sánh cặp, phương pháp AHP dùng thang đánh giá bằng một con số duy nhất trong khoảng từ 1 đến 9. Ý nghĩa của từng con số đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mức độ quan trọng trong so sánh cặp theo AHP

Mức độ quan trọng Định nghĩa Giải thích

1 Quan trọng bằng nhau Hai thành phần có tính chất bằng nhau 3 Quan trọng vừa phải Kinh nghiệm và nhận định hơi

nghiêng về cái này hơn cái kia 5 Quan trọng mạnh Kinh nghiệm và nhận định nghiêng

mạnh về cái này hơn cái kia

7 Quan trọng rất mạnh Một thành phần đƣợc ƣu tiên rất mạnh hơn cái kia và đƣợc biểu lộ

55

trong thực hành

9 Quan trọng tuyệt đối Sự quan trọng của thành phần này hơn cái kia ở mức cao nhất

2,4,6,8 Mức trung gian giữa các mức

trên Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định

Nghịch đảo

Nếu thành phần i đƣợc gán giá trị khác 0 khi so sánh với thành phần j, thì j sẽ có giá trị nghịch đảo khi so sánh với i

So sánh đƣợc thực hiện bằng cách chọn thành phần nhỏ hơn làm đơn vị ƣớc lƣợng thành phần lớn hơn khi có nhiều đơn vị

Kết quả của các so sánh cặp là lập ra đƣợc các ma trận ở các cấp khác nhau: ma trận so sánh cặp của các tiêu chí chính, ma trận so sánh cặp của các tiêu chí phụ và ma trận so sánh cặp của các phương án ứng với các tiêu chí liên quan được thể hiện trên sơ đồ thứ bậc.

● Nguyên tắc tổng hợp

Tổng hợp là quá trình tính toán độ ƣu tiên từ các ma trận so sánh cặp, từ đó tính toán trọng số của các phương án. Các bước tính toán như sau:

 Dựa vào các ma trận so sánh cặp tính toán đƣợc: vector độ ƣu tiên của các tiêu chí chính; vector độ ưu tiên của các tiêu chí phụ; vetor độ ưu tiên của các phương án ứng với mỗi tiêu chí liên quan đƣợc thể hiện trên sơ đồ thứ bậc.

Để xác định vector độ ưu tiên của các tiêu chí và phương án sử dụng phương pháp chuẩn hóa ma trận, bao gồm các bước sau:

- Tính tổng giá trị từng cột của ma trận so sánh cặp

- Chia từng thành phần trong ma trận so sánh cặp với tổng cột tương ứng (kết quả đƣợc ma trận so sánh cặp chuẩn hóa)

- Tính tổng từng hàng của ma trận chuẩn hóa

- Chia tổng từng hàng cho tổng của tất cả các hàng được vector độ ưu tiên tương ứng cho các tiêu chí.

 Xác định vector độ ưu tiên tổng hợp của các tiêu chí liên quan với cấp phương án bằng cách: lấy độ ƣu tiên của 1 tiêu chí ở cấp trên nhân với độ ƣu tiên của tiêu chí ở cấp thấp hơn trong nhóm tiêu chí đó đƣợc độ ƣu tiên tổng hợp của tiêu chí cấp thấp hơn đó. Lặp lại bước làm tương tự như vậy cho đến tiêu chí liên quan đến cấp phương án thu được độ ưu tiên tổng hợp của tiêu chí liên quan đến cấp phương án. Tập hợp của các độ ưu tiên tổng hợp của các tiêu chí liên quan đến cấp phương án sẽ có được vector độ ưu tiên tổng hợp đối với các tiêu chí có liên quan với cấp phương án.

 Tập hợp tất cả các vector độ ưu tiên của các phương án ứng với các tiêu chí liên quan đƣợc thể hiện trên sơ đồ thứ bậc lập thành ma trận tiêu chí.

56

 Nhân ma trận tiêu chí với vector độ ƣu tiên tổng hợp của các tiêu chí liên quan với cấp phương án nhận được trọng số của các phương án.

● Nguyên tắc đo lường sự không nhất quán

Khi xác định mỗi một vector độ ưu tiên của các tiêu chí hoặc phương án đều cần phải xác định tỷ số nhất quán.

Trong các bài toán thực tế, không phải lúc nào cũng có thể xây dựng đƣợc quan hệ bắc cầu khi so sánh từng cặp.

Ví dụ, phương án A có thể tốt hơn B, B có thể tốt hơn C nhưng không phải lúc nào A cũng tốt hơn C. Hiện tƣợng này gọi là sự không nhất quán. Sự không nhất quán là điều thực tế nhƣng mức độ không nhất quán không nên quá nhiều vì khi đó nó thể hiện sự đánh giá không chính xác.

Phương pháp AHP cung cấp cách đo lường toán học để xác định mức độ không nhất quán của các nhận định thông qua tỉ số nhất quán (CR).

- Nếu giá trị CR nhỏ hơn hoặc bằng 10%, nghĩa là có thể chấp nhận đƣợc,

- Ngược lại nếu giá trị này lớn hơn 10%, cần phải thẩm định lại các bước trước đó.

Quá trình ước lượng tỉ số nhất quán bao gồm các bước sau:

- Xác định vector tổng trọng số bằng cách nhân ma trận so sánh cặp ban đầu với ma trận trọng số của các tiêu chí

- Xác định vector nhất quán bằng cách chia vector tổng trọng số cho trọng số của các tiêu chí đã được xác định trước đó

- Tính giá trị riêng lớn nhất (λmax) bằng cách lấy giá trị trung bình của vector nhất quán

- Tính chỉ số nhất quán (CI), chỉ số đo lường mức độ chệch hướng nhất quán, được xác định theo công thức:

CI = λmax −𝑛

𝑛−1

Trong đó, λmax là giá trị trung bình của vector nhất quán, và n là số tiêu chí.

+ Nhận định càng nhất quán, giá trị tính toán λmax càng gần n.

+ Nếu một ma trận so sánh cặp không có bất kì sự không nhất quán nào, thì λmax = n.

- Cuối cùng, tỉ số nhất quán (CR) đƣợc tính theo công thức:

CR = 𝐶𝐼

𝑅𝐼

Trong đó, RI là chỉ số ngẫu nhiên, hay giá trị trung bình của CI khi nhận định so sánh ngẫu nhiên, phụ thuộc vào số tiêu chí đƣợc so sánh.

- Bảng tra giá trị RI theo số lƣợng tiêu chí khác nhau nhƣ sau:

57

N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

RI 0 0 0.58 0.9 1.12 1.24 1.32 1.45 1.49 1.51 2.2.3. Phương pháp thành lập các bản đồ tổn thương

Theo lý thuyết, để thành lập bản đồ mức độ tổn thương tổng hợp sử dụng công cụ GIS chồng xếp bản đồ các biến thành phần gồm: bản đồ mức độ phơi nhiễm, bản đồ mức độ nhạy cảm và bản đồ năng lực thích ứng. Tuy nhiên, tại tỉnh Nghệ An, mức độ tổn thương được đánh giá theo các đơn vị hành chính cấp huyện, nên các bản đồ mức độ tổn thương thành phần cũng như bản đồ mức độ tổn thương tổng hợp được thành lập bằng cách thể hiện cấp đánh giá mức độ tổn thương của các chỉ số E, S, AC và chỉ số tổng hợp V của từng huyện trong vùng gồm 3 cấp: thấp, trung bình và cao.

Trên bản đồ các cấp mức độ đƣợc thể hiện bằng các thang màu khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)