Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông (Trang 24 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Bên cạnh việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp GV trung học thì Bộ nội vụ cũng ban hành Thông tƣ liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 09 năm 2015 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THPT công lập [7]. Thông tƣ quy định GV THPT hạng I, II, III đều phải có trình độ tin học đạt chuẩn KN sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn KN sử dụng CNTT [8]. Thông tƣ này quy định chuẩn KN sử dụng CNTT bao gồm 06 mô đun về chuẩn KN sử dụng CNTT cơ bản và 09 mô đun về chuẩn KN sử dụng CNTT nâng cao. Cụ thể:

(1). Chuẩn KN sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:

a) Mô đun KN 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản.

b) Mô đun KN 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản.

c) Mô đun KN 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản.

d) Mô đun KN 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản.

đ) Mô đun KN 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản.

e) Mô đun KN 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản.

(2). Chuẩn KN sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:

a) Mô đun KN 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao.

b) Mô đun KN 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao.

c) Mô đun KN 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao.

d) Mô đun KN 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

đ) Mô đun KN 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều.

e) Mô đun KN 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh.

g) Mô đun KN 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử.

h) Mô đun KN 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin.

i) Mô đun KN 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.

Trong Báo cáo tổng kết đề tài “Biên soạn chương trình và chuẩn kiến thức, KN về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) cho SV sư phạm” năm 2013 của Nguyễn Anh Dũng [14] đã công bố một số kết quả nghiên cứu sau:

Nghiên cứu cơ sở lí luận về tiếp cận xây dựng chuẩn năng lực đầu ra về CNTT&TT của SV sƣ phạm, tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thiết kế chuẩn năng lực CNTT&TT trong dạy học của người GV; thực tiễn ứng dụng CNTT&TT của GV phổ thông, thực tiễn đào tạo về CNTT&TT ở sƣ phạm, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng về CNTT&TT của SV sƣ phạm. Đề xuất chuẩn đào tạo CNTT&TT cho SV sư phạm, đề xuất chương trình khung đào tạo về CNTT&TT cho SV sư phạm. Cụ thể:

- Chuẩn gồm các tiêu chí về Tin học cơ sở và chuẩn về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học; bao gồm 10 tiêu chí, với mỗi tiêu chí đều xác định 3 mức thực hiện:

mức 1 (tối thiểu), mức 2 (khá), mức 3 (tốt).

- Chương trình khung thiết kế theo các mô đun, mô đun có các phần cứng bắt buộc cho tất cả các chuyên ngành, từng khối ngành; có phần mềm dành cho từng chuyên ngành lựa chọn phù hợp; gồm khối Tin học cơ sở và Tin học chuyên ngành.

Gần đây có đề án của Đại học Thái Nguyên [12] quy định “Chuẩn trình độ CNTT cán bộ công chức, giảng viên và SV Đại học Thái Nguyên (giai đoạn 2013- 2015)” nhằm mục tiêu:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện lộ trình chuẩn hóa về CNTT theo chuẩn quốc tế cho cán bộ, công chức và giảng viên của Đại học Thái Nguyên, nhằm nâng cao trình độ và KN khai thác, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và đổi mới PPDH.

- Đề xuất giải pháp, lộ trình áp chuẩn đầu ra môn tin học đại cương cho SV các trường không đào tạo CNTT của Đại học Thái Nguyên, tiếp cận với chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo cam kết chất lượng SV ra trường và đáp ứng đòi hỏi của các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo.

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam cũng có nhiều kết quả nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học. Phổ biến là hướng nghiên cứu khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy các bộ môn. Bên cạnh đó là các nghiên cứu thiết kế các phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá, thí nghiệm ảo,… Hướng nghiên cứu lí luận cũng chủ yếu bàn về các vấn đề chung, ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học nhƣ: Nguyễn Bá Kim [29], Đào Thái Lai [33], Nguyễn Tích Lăng (2000) [35], Thái Văn Thành (1999) [59], Lê Hồng Sơn (2002) [55], Nguyễn Sỹ Đức (2001) [13], Lê Công Triêm (2004) [64], Trịnh Thanh Hải (2006) [17], Trần Khánh (2007) [27], Trần Trung (2009) [67], Nguyễn Văn Hồng (2012) [25],...

Năm 2006, Đào Thái Lai [33] đã thực hiện đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá PMDH, xác định yêu cầu về kịch bản sư phạm của PMDH, các bước tổ chức xây dựng PMDH. Đề xuất các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở phổ thông. Đề xuất tiêu chí đánh giá một giờ học có ứng dụng CNTT. Đề xuất một mô hình ứng dụng CNTT tại cơ sở trường học phổ thông.

Tiếp nối hướng nghiên cứu này trong chuyên ngành Lí luận và PPDH môn Toán là luận án của Trịnh Thanh Hải (2006) [17] về đề tài “Ứng dụng CNTT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS” nghiên cứu việc sử dụng phần mềm Cabri Geometry trong dạy học hình học cho HS Trung học cơ sở với những tình huống dạy học cụ thể; luận án của Trần Trung (2009) [67]

về đề tài “Ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dự bị đại học dân tộc” đã nghiên cứu ứng dụng e- learning trong dạy học hình học cho HS; luận án của Nguyễn Văn Hồng (2012) [25]

về đề tài “Ứng dụng một số yếu tố của e-learning trong dạy học Toán lớp 12 góp phần phát triển năng lực tự học cho HS” đã thiết kế một số khóa học phân nhánh môn Toán lớp 12 để hỗ trợ HS tự học,…

Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu bàn về tầm quan trọng của việc đào tạo KN CNTT cho GV. Trần Khánh (2007) [27], cũng đã nêu: Nhìn chung, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục không chỉ phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của cơ sở đào tạo mà còn dựa trên KN cần thiết của người sử dụng – trong trường hợp này là GV. Việc định hướng nội dung đào tạo, bồi dưỡng năng lực sử dụng, ứng dụng CNTT vào dạy học cho GV tiểu học cũng đã đƣợc Ngô Quang Sơn và cộng sự (2005) [56] đề cập đến. Các tác giả đã đề xuất nội dung đào tạo về CNTT cho GV tiểu học ở trường Sư phạm với 4 đơn vị học trình, gồm: giới thiệu và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị công nghệ; hướng dẫn khai thác một số phần mềm liên quan đến chuyên ngành. Tác giả Hoàng Mai Lê (2005) [36] cũng bàn đến thực trạng và việc bồi dƣỡng GV tiểu học về ứng dụng CNTT trong dạy học. Tác giả Mai Văn Trinh (2003) [66], cũng đã bàn đến việc ứng dụng CNTT đổi mới PPDH và đào tạo GV Vật lí. Tác giả cũng đã đề xuất đưa vào chương trình đào tạo GV Vật lí một số học phần liên quan đến CNTT. Theo tác giả, ngoài phần Tin học đại cương đã học thì cần đưa vào thêm một số học phần như: Tin học ứng dụng trong Vật lí (60 tiết); Phát triển PPDH Vật lí với MVT (45 tiết); Tin học văn phòng (60 tiết). Kết hợp với thay đổi chương trình thì tác giả cũng đề nghị phải xây dựng phòng học đa phương tiện.

Trong đào tạo GV dạy học môn Toán, vấn đề khai thác ứng dụng của phần mềm Toán học cũng đƣợc nhóm tác giả Trịnh Thanh Hải và cộng sự [20] công bố giáo trình “Giáo trình ứng dụng tin học trong dạy học Toán”. Nội dung của giáo trình tập trung vào việc hướng dẫn sử dụng và khai thác một số phần mềm trong dạy học Toán ở bậc Đại học và THPT. Nhóm tác giả Hoàng Trọng Thái và cộng sự

[57] đã công bố giáo trình “Giáo trình sử dụng phần mềm Toán học” giới thiệu một số ứng dụng máy tính cùng các thiết bị tin học - điện tử vào dạy học, đồng thời giới thiệu một số phần mềm thông dụng đƣợc dùng trong việc nghiên cứu Toán học và biên soạn bài giảng nhƣ: Maple, Mathcad, Sketchpad dùng trong Đại số, Giải tích và Hình học; PowerPoint trong biên soạn bài giảng,... Nhóm tác giả Trần Trung và cộng sự [69] cũng chỉ ra khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông gồm: Đổi mới PPDH, vận dụng Toán học vào thực tiễn, tạo môi trường dạy học mới giàu thông tin, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Bên cạnh đó, nhóm tác giả Trần Vui và các cộng sự đã xuất bản bộ tài liệu (có kèm CD) về thiết kế các mô hình toán tích cực với phần mềm Geometer’s Sketchpad [77], [78], [79], [80], [81].

Trong đào tạo GV Vật lí, Phạm Xuân Quế (2007) [47] cũng đã viết giáo trình

“Giáo trình Tin học trong dạy học Vật lí”. Giáo trình gồm 2 chương, chương 1: Căn bản về phần mềm PowerPoint và các ứng dụng của nó trong dạy học Vật lí; chương 2: Các ứng dụng của MVT và phần mềm trong dạy học Vật lí. Sau mỗi chương đều có bài tập ôn tập lí thuyết và thực hành. Theo hướng sử dụng Tin học trong dạy học Vật lí tác giả Lê Công Triêm [64] cũng đã viết một tài liệu tham khảo năm 2004.

Nguyễn Trọng Thọ (2002) [61], cũng đã biên soạn cuốn sách “Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học”. Cuốn sách gồm các chương: chương 1: Công nghệ giáo dục (đề cập một cách khái quát về quan hệ giữa giáo dục-công nghệ và ảnh hưởng của CNTT trong dạy và học); các chương 2, 3, 4, 5 giới thiệu về các phần mềm hỗ trợ dạy và học Hóa học (phần mềm viết công thức hóa học, phần mềm biểu diễn phân tử…); chương 6 bàn về khả năng phát triển ứng dụng công nghệ trong dạy học. Như vậy, ở nước ta vấn đề đào tạo GV các KN sử dụng CNTT cũng đã được quan tâm trong dạy học một số chuyên ngành. Nhìn chung, các đề xuất đều mong muốn dành một phần thời luợng đáng kể trong khung chương trình đào tạo GV để đào tạo KN ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn.

Nhƣ vậy: Việc xác định các KN ứng dụng CNTT trong dạy học đã đƣợc nhiều chuyên gia trong nước quan tâm đề cập, tuy nhiên chưa có tác giả đề cập một

cách chi tiết, làm rõ từng biểu hiện của KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở trường THPT.

Vấn đề rèn luyện năng lực sƣ phạm cho SV ngành Toán đã đƣợc nghiên cứu trong một số đề tài luận án như của Nguyễn Dương Hoàng (2009) [24] về đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học bộ môn PPDH Toán theo định hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV” đã làm rõ khái niệm kĩ năng dạy học, KN dạy học Toán và đề xuất hệ thống KN dạy học Toán ở THPT; tác giả đã đề xuất các nội dung tổ chức hoạt động dạy học bộ môn PPDH Toán theo định hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV. Luận án đề ra 5 giải pháp nhằm góp phần tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học bộ môn PPDH Toán theo định hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV.

Luận án của Hoàng Ngọc Anh (2011) với đề tài “Sử dụng đa phương tiện trong môn PPDH Toán ở trường ĐHSP” đã tổng quan về những tác động của đa phương tiện trong dạy học và đề xuất một số BP sử dụng đa phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học môn PPDH Toán ở trường ĐHSP [3].

Luận án của Nguyễn Chiến Thắng (2012) [58] về đề tài “Các BP rèn luyện KN nghề nghiệp cho SV sư phạm ngành Toán thông qua việc dạy học các môn Toán sơ cấp và PPDH Toán ở trường Đại học” đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề về đào tạo SV ngành Sƣ phạm Toán học ở bậc đại học; Đƣa ra một quan niệm về KN nghề nghiệp cần hình thành cho SV ngành Sƣ phạm Toán học; Đề xuất đƣợc các thành phần cơ bản của KN nghề nghiệp cần rèn luyện cho SV ngành Sƣ phạm Toán học thông qua dạy học các môn Toán sơ cấp và PPDH Toán ở bậc đại học; Xây dựng đƣợc 6 BP sƣ phạm rèn luyện KN nghề nghiệp cho SV ngành Sƣ phạm Toán học thông qua dạy học các môn Toán sơ cấp và PPDH Toán ở bậc đại học. Trong đó có BP thứ 3 là: tăng cường giúp SV tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là học cách sử dụng khai thác các phần mềm tin học (Geometer’s Sketchpad, Cabri và Maple) và soạn giáo án điện tử trên PowerPoint nhằm hỗ trợ dạy học hiệu quả môn Toán ở trường phổ thông.

Luận án của Đỗ Thị Trinh (2013) với đề tài “Phát triển năng lực dạy học

Toán cho SV các trường Sư phạm” đƣa ra BP phát triển năng lực vận dụng CNTT&TT trong dạy học thông qua tự học, thảo luận nhóm [65].

Trong nghiên cứu về rèn luyện KN sử dụng CNTT&TT có luận án của Nguyễn Thị Chim Lang (2009) [34] “Rèn luyện KN sử dụng CNTT – truyền thông nhằm phát triển KN học tập của HS cuối cấp tiểu học” đã làm rõ một số vấn đề sau:

Hệ thống hóa cơ sở lí luận việc hình thành KN học tập trong điều kiện ứng dụng CNTT&TT, làm rõ các khái niệm: KN, KN học tập, KN sử dụng CNTT&TT, rèn luyện KN học tập. Xây dựng ba BP rèn luyện các KN sử dụng CNTT&TT cho HS cuối cấp tiểu học.

Năm 2009, luận án của Nguyễn Văn Hiền [22] về đề tài “Hình thành cho SV KN sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy Sinh học” đã hệ thống hóa cơ sở lí luận việc hình thành KN sử dụng CNTT, làm rõ các khái niệm: KN, KN dạy học, CNTT. Xác định đƣợc KN sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy Sinh học gồm 2 nhóm: KN sử dụng một số phần mềm công cụ cần thiết và KN thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT. Xây dựng và sử dụng quy trình hình thành KN sử dụng CNTT cho SV để tổ chức bài dạy Sinh học gồm hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng chương trình tập huấn và giai đoạn sử dụng chương trình tập huấn. Xây dựng đƣợc 5 dạng bài tập hình thành KN sử dụng các phần mềm công cụ và 6 dạng bài tập hình thành các KN thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT. Xây dựng và thực hiện quy trình sử dụng bài tập hình thành KN sử dụng phần mềm công cụ gồm 5 bước.

Tác giả cũng đã đề xuất và thực hiện quy trình sử dụng bài tập hình thành KN thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT gồm 5 bước.

Nhƣ vậy, việc rèn luyện các KN chung trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đƣợc nghiên cứu, triển khai và đã đạt đƣợc một số kết quả tốt, tuy nhiên chƣa có nhiều nghiên cứu sâu về BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán cho SV Sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường Đại học.

Nhận xét:

Từ phân tích tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy: Vai trò và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học

đã đƣợc khẳng định và đã đƣa ra nhiều mô hình, BP ứng dụng CNTT vào dạy học một cách hiệu quả nhƣ: khai thác phần mềm, e-learning, m-learning,…

Mặt khác, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, trong đó một trong các nguyên nhân chính là một bộ phận GV chưa có phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Toán một cách có hiệu quả. Chương trình đào tạo nghề cho SV Sư phạm Toán trong các trường Đại học hiện nay còn mang nặng tính lí luận, ít chú ý tới rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học, do đó khi SV ra trường thường lúng túng trong giảng dạy ở trường phổ thông.

Theo chúng tôi, hiện nay cũng còn một số vấn đề nghiên cứu là mở, nhƣ:

(1). Những mặt trái của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán và cách thức thực hiện còn hạn chế.

(2). Yêu cầu về năng lực của người GV và HS để triển khai dạy và học Toán trong môi trường CNTT.

(3). Xác định rõ các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở trường THPT, từ đó xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đại học hiện nay.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)