Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1.2.1. Kĩ năng dạy học
1.2.1.1. Quan niệm về kĩ năng
KN là một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu từ trước đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về KN, tựu chung lại có hai hướng tiếp cận sau đây:
Hướng thứ nhất: Coi KN nghiêng về mặt kĩ thuật của hành động. Tiếp cận theo hướng này có các tác giả như: A.A. Xmiecnop, A.N. Leonchev, X.I.
Rubinsten, B.M. Chieplop (1975) [82], A.V. Kruchetxki (1981) [31], A.V.
Pêtrôpxki (1982) [44], Trần Trọng Thủy (1992) [62], A.G. Côvaliov (1994) [11], B.Ph. Lomov (2000) [38], N.D. Levitov (1971) [37], P.A. Rudich (1980) [54], A.V.
Kruchetxki (1981) [31], Hargie O.D.W. (1986) [92], X.I. Kixegof (1976) [30], Trần Hữu Luyến (2008) [41].
Hướng thứ hai: Coi KN nghiêng về biểu hiện năng lực của con người. Đại diện cho hướng này có các tác giả như: K.K. Platônov, Xavier Roegiers (1996) [53], A.V. Petrôpxki (1982) [44], I.F. Kharlamop (1978) [28], Đặng Thành Hƣng (2004) [26], Nguyễn Quang Uẩn (2005) [75], Vũ Dũng (2000) [15], Trần Quốc Thành (1992) [60], Hoàng Thị Anh (1992) [4].
Theo chúng tôi, các quan niệm về KN trong hai hướng trên không mâu thuẫn nhau, sự khác biệt là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của KN cũng như những đặc tính của chúng. Mặt khác, ở con người khi KN của một hoạt động nào đó, đặc biệt là hoạt động nghề nghiệp bắt đầu hình thành, khi đó cần xem xét KN ở mặt kỹ thuật của các thao tác của hành động hay hoạt động. Còn khi KN đã hình thành ổn định, con người biết sử dụng nó một cách sáng tạo trong các hoàn cảnh khác nhau, khi đó KN đƣợc xem xét nhƣ một năng lực, một vốn quý của con người. Vì vậy, nếu nghiên cứu sự hình thành và phát triển KN cần quan tâm đến cả mặt kỹ thuật cũng nhƣ kết quả của thao tác, hành động hay hoạt động.
Từ những nghiên cứu về KN, chúng tôi hiểu một cách khái quát về KN nhƣ sau: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế nhất định.
Với định nghĩa này, chúng tôi nhận thấy việc hình thành và phát triển các KN chỉ có thể đạt đƣợc thông qua các hoạt động rèn luyện có mục đích cụ thể, phù hợp với KN đó. Việc hình thành và phát triển các KN là một quá trình chứ không phải là một số bước đơn lẻ; hình thành và phát triển KN bao gồm cả hướng dẫn cũng nhƣ cơ hội thực hành để vận dụng.
1.2.1.2. Quan niệm về kĩ năng dạy học
Một trong những mục tiêu đào tạo của các trường Đại học có đào tạo SV sư phạm là đào tạo các SV này trở thành GV tương lai có năng lực chuyên môn vững vàng, năng lực sƣ phạm và KN sƣ phạm tốt. KN dạy học là bộ phận của KN sƣ
phạm và nằm trong nhóm các KN chuyên biệt của người GV.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra quan niệm về KN dạy học nhƣ Xavier Roegiers [53], Nguyễn Nhƣ An [2], Trần Anh Tuấn [72], Phan Thanh Long [39], nhƣng các tác giả này đều thống nhất KN dạy học có các đặc điểm sau:
+ KN dạy học là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững. Nó biểu hiện mặt kĩ thuật của hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy. Có KN dạy học nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó.
+ KN dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động giảng dạy và học tập và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập.
+ KN dạy học là một hệ thống bao hàm trong nó những KN dạy học chuyên biệt. KN dạy học là một hệ thống mở, mang tính phức tạp nhiều tầng bậc và mang tính phát triển. Trong đó có những KN dạy học cơ bản.
+ Đặc trƣng của KN dạy học cơ bản là chúng có liên hệ mật thiết với chất lƣợng và kết quả dạy học; có những hình thái phát triển liên tục trong thời gian giảng dạy ở nhà trường; có tính khả thi, thiết thực đối với người dạy trong điều kiện dạy học hiện nay.
Như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, người GV cần có những KN dạy học cơ bản. Nhƣng để hình thành đƣợc KN dạy học cần phải trải qua quá trình hình thành động cơ hoạt động dạy học đến tích lũy hệ thống tri thức và rèn luyện KN trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi thì: KN dạy học là sự thực hiện thành thạo hệ thống các thao tác phức tạp của hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những kiến thức sư phạm, kinh nghiệm sư phạm đã có của người dạy nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học [5] đã đƣợc Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 gồm 6 tiêu chuẩn (với 25 tiêu chí), trong mỗi tiêu chí có 4 mức điểm giúp GV tự đanh giá về phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp của bản thân. Trong tiêu chuẩn 3 đề cập về năng lực dạy học, tiêu chuẩn này gồm các tiêu chí đánh giá từ tiêu chí 8 đến tiêu chí 15 cụ thể có: Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học; Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học; Tiêu chí 10.
Đảm bảo chương trình môn học; Tiêu chí 11. Vận dụng các PPDH; Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học; Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập; Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học; Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Tương ứng với mỗi tiêu chí lại xây dựng các mức điểm theo từng tiêu chí.
Trong đó, vấn đề về ứng dụng CNTT trong dạy học đƣợc cụ thể ở mức 4 điểm của tiêu chí 11 nhƣ sau “4 điểm. Phối hợp một cách thành thục, sáng tạo các PPDH đặc thù của môn học, ứng dụng CNTT vào dạy học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển KN tự học của HS”. Để người GV có thể ứng dụng CNTT vào dạy học thì đòi hỏi họ phải có các KN cơ bản nhƣ: KN sử dụng bộ phần mềm trợ giúp công việc văn phòng, các KN khai thác và sử dụng internet trong việc tổ chức dạy học, KN sử dụng và khai thác các PMDH trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, biết ứng dụng CNTT khi giao tiếp chuyên môn và biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các bài giảng điện tử phục vụ cho việc dạy học.
Nhƣ vậy, KN ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong các KN cốt lõi của Chuẩn nghề nghiệp của người GV.
1.2.1.3. Quan niệm về kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [76], CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình xử lí thông tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kĩ thuật hiện đại chủ yếu là các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người.
Theo Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 08 năm 1993 thì “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Luật CNTT [48] giải thích: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Thuật ngữ CNTT còn bao hàm nội dung truyền thông trong đó, vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ CNTT thay cho cả thuật ngữ CNTT&TT.
Tóm lại, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong dạy học với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học.
Kết hợp quan niệm KN và quan niệm ứng dụng CNTT trong dạy học ta có quan niệm: KN ứng dụng CNTT trong dạy học là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó đến mức độ thành thạo việc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong dạy học, đảm bảo cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao.