2.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin
2.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
Vai trò của giảng viên Nhiệm vụ của SV - Trao đổi với GV Toán ở trường
THPT để xác định rõ nhiệm vụ của từng SV, nhóm SV và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả, KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán của SV.
- Xác định mục tiêu, giao nhiệm vụ rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán cho SV trong quá trình kiến tập, thực tập (thông qua phiếu học tập, hệ thống câu hỏi,…).
- Quan sát, phân tích các giờ dạy mẫu của GV Toán ở trường THPT có ứng dụng CNTT.
- Trao đổi ý tưởng, kịch bản ứng dụng CNTT vào dạy học những nội dung đã chọn với nhóm SV và GV Toán ở trường THPT (GV hướng dẫn thực tập).
- Soạn giáo án dạy học với sự hướng dẫn trực tiếp của GV hướng dẫn.
- Thực hiện các giáo án với đối tƣợng HS thực. Tổ chức phỏng vấn HS, kiểm tra để nắm bắt hiệu quả giờ dạy.
- Rút kinh nghiệm cùng với GV hướng dẫn và các SV cùng nhóm, trong đó phân tích kỹ các tiêu chí đánh giá hiệu quả một giờ dạy có ứng dụng CNTT.
- Chỉ ra các tình huống lạm dụng CNTT để tránh không lặp lại.
b) Các hoạt động trong quá trình thực hiện biện pháp
b1) Hoạt động 1: Giảng viên giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị tiết dạy cụ thể trong chương trình môn Toán ở trường THPT
Giảng viên giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị trong 2 tuần sẽ tìm hiểu và lựa chọn 1 tiết dạy cụ thể trong chương trình môn Toán ở trường THPT và đề xuất thiết kế giáo án điện tử có ứng dụng CNTT để dạy tiết đó. Lưu ý, có kết hợp nghiên cứu kế hoạch tổ chức TTSP của trường Đại học để có thể vận dụng giáo án đã thiết kế
trong đợt TTSP ở trường THPT.
Ví dụ 2.29: Giảng viên giao nhiệm vụ cho từng SV thiết kế “Bài 3. Phương trình đường Elip” (Hình học 10 cơ bản) [51] có ứng dụng CNTT với một số yêu cầu sau:
(1). Sưu tầm một số hình ảnh thực tế có dạng Elip.
(2). Sử dụng phần mềm Toán học để hình thành hình ảnh Elip.
(3). Sử dụng phần mềm trình chiếu để thiết kế một số trang cho bài học.
(4). Sử dụng phần mềm iMindMap để vẽ bản đồ tƣ duy hệ thống hóa kiến thức của bài học.
(Gợi ý kết quả thiết kế ở phụ lục 19).
Gợi ý về sử dụng phần mềm GeoGebra hình thành hình ảnh Elip cho HS như sau:
SGK Hình học 10 đƣa ra khái niệm: “Cho hai điểm cố định F1 và F2, với F1F2 = 2c (c>0). Đường Elip (còn gọi là Elip) là tập hợp các điểm M sao cho MF1 + MF2 = 2a, trong đó a là số cho trước lớn hơn c. Hai điểm F1 và F2 gọi là các tiêu điểm của Elip. Khoảng cách 2c đƣợc gọi là tiêu cự của Elip”.
Để dựng Elip, một vấn đề nghe chừng đơn giản nhƣng chƣa có ngay là tổng khoảng cách MF1 + MF2 không đổi (bằng 2a). Để GQVĐ, người GV đưa ra giải pháp dựng một đoạn thẳng trung gian AB (có độ dài bằng 2a), lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, sau đó gán độ dài đoạn thẳng AC là giá trị MF1, BC là giá trị MF2 và khi đó ta đƣợc: MF1 + MF2 không đổi (bằng 2a).
Tiếp theo, lần lượt dựng đường tròn tâm F1 có bán kính bằng độ dài của đoạn thẳng AC và đường tròn tâm F2 có bán kính bằng độ dài của đoạn thẳng CB. Gọi giao của hai đường tròn vừa dựng (nếu có) là M. Ta có MF1+MF2 = AC + CB = 2a.
Cho thay đổi độ dài MF1, MF2 bằng cách thay đổi vị trí điểm C trên đoạn AB, HS nhận đƣợc hình ảnh trực quan về tập hợp các điểm M, đây chính là hình dạng của Elip (Hình 2.40).
Ví dụ 2.30: Giảng viên giao nhiệm vụ cho SV sử dụng phần mềm để hỗ trợ dạy học nội dung của “Bài 3. Các số đặc trưng của mẫu số liệu” (Đại số 10 nâng cao).
Các số đặc trưng thường được sử dụng là:
- Số trung bình: Số trung bình của mẫu số liệu đƣợc dùng làm đại diện cho các số liệu của mẫu. Nó là một số đặc trƣng quan trọng của mẫu số liệu.
+ Giả sử ta có một mẫu số liệu kích thước N là x x1, ,...,2 xN . Số trung bình (hay số trung bình cộng) của mẫu số liệu này, kí hiệu là x , đƣợc tính bởi công thức:
1 2
1
... N N
i i
x x x
x x
N .
+ Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất:
1 1 2 2
1
... m m 1 m
i i i
n x n x n x
x n x
N N , trong đó ni là tần số của số liệu x ii( 1,2,..., )m ,
1 m i i
n N.
+ Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp thì:
1
1 m
i i i
x n c
N ,
trong đó n ci, i lần lƣợt là tần số, giá trị đại diện của lớp thứ i i( 1,2,..., m),
1 m i i
n N.
Hình 2.40
- Số trung vị: Giả sử ta có một mẫu gồm N số liệu đƣợc sắp xếp theo thứ tự không giảm. Nếu N là một số lẻ thì số liệu đứng thứ 1
2
N gọi là số trung vị.
Trong trường hợp N là một số chẵn, ta lấy trung bình công của hai số đứng thứ 2 N
và 1
2
N làm số trung vị. Số trung vị đƣợc k1i hiệu là Me.
- Mốt: Cho một mẫu số liệu dạng bảng phân bố tần số. Giá trị có tần só lớn nhất đƣợc gọi là mốt của mẫu số liệu và kí hiệu là M0.
- Phương sai và độ lệnh chuẩn: Giả sử ta có một mẫu số liệu kích thước N là
1, ,...,2 N
x x x . Phương sai của mẫu số liệu này, kí hiệu là s2, được tính bởi công
thức sau: 2 2
1
1 ( )
N i i
s x x
N , trong đó x là số trung bình của mẫu số liệu.
Căn bậc hai của phương sai được gọi là độ lệnh chuẩn, kí hiệu là s, s s2 Việc tính các số đặc trƣng không khó tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn và mất nhiều thời gian. Trong các bài toán so sánh, nhận xét về một đặc tính nào đó của bảng số liệu thì việc đƣa ra các số đặc trƣng trong thời gian ngắn là hết sức cần thiết.
Bài toán: Trên hai con đường A và B, trạm kiểm soát đã ghi tốc độ (km/h) của 30 chiếc ô tô (Bảng 2.3 và Bảng 2.4).
Bảng 2.3: Tốc độ (km/h) của 30 chiếc ô tô trên con đường A
60 65 70 68 62 75 80 83 82 69 73 75 85 72 67 88 90 85 72 63 75 76 85 84 70 61 60 65 73 76
Bảng 2.4: Tốc độ (km/h) của 30 chiếc ô tô trên con đường B
76 64 58 82 72 70 68 75 63 67 74 70 79 80 73 75 71 68 72 73 79 80 63 62 71 70 74 69 60 63 Tính số trung bình cộng, số trung vị, phương sai và độ lệnh chuẩn của tốc độ ô tô trên mỗi con đường. Theo em xe chạy trên con đường nào an toàn hơn?
Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ thì GV cùng HS có thể sử dụng phần mềm Excel (phiên bản Office 210) hỗ trợ tính toán nhƣ sau:
Thao tác Kết quả
Với con đường A:
- Nhập các số liệu trong bảng 2.3 vào một cột.
- Thực hiện lệnh Data / Data Analysis / Descriptive Statistics.
- Nhập địa chỉ vùng số liệu vào ô Input Range.
- Chọn nhập địa chỉ vùng xuất kết quả vào ô Output Range.
- Bấm vào hộp kiểm cạnh Summary statistics, rồi bấm OK.
Vậy: x 73, 63(km/h); Me 73(km/h); sx2 77, 34; sx 8, 79(km/h).
Trong đó Mean, Median, Mode, Sample Variation, Deviation: lần lƣợt là số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai, độ lệnh chuẩn.
Với con đường B: HS thao tác tương tự và được kết quả:
70, 7
x (km/h); Me 71(km/h); sx2 39, 53; sx 6,29(km/h).
Nhận xét: Qua so sánh ta thấy tốc độ trung bình của các xe chạy trên con đường B nhỏ hơn tốc độ trung bình của các xe chạy trên con đường A. Mặt khác, phương sai của bảng 2.4 nhỏ hơn phương sai của bảng 2.3 nên các xe chạy trên con đường B với tốc độ đều nhau hơn so với các xe chạy trên con đường A. Có thể kết luận xe chạy trên con đường B an toàn hơn trên con đường A.
b2) Hoạt động 2: Phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả một giờ dạy có ứng dụng CNTT, các tình huống lạm dụng CNTT
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả một giờ dạy có ứng dụng CNTT, GV phổ thông tổ chức cho nhóm SV dự giờ và đối chiếu quá trình lên lớp với từng
tiêu chí để SV nhận thấy những hoạt động ứng dụng CNTT đạt yêu cầu và những chỗ việc ứng dụng CNTT nặng về hình thức, kém hiệu quả.
GV sử dụng các mẫu phiếu đánh giá (Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16) để SV tự đánh giá, SV đánh giá các bạn cùng nhóm và chính GV đánh giá.
b3) Hoạt động 3: Giảng viên kết hợp với GV Toán ở trường THPT trong quá trình SV TTSP
Thông qua GV Toán ở trường THPT:
- SV dự giờ, nhận xét, đánh giá một giờ dạy có ứng dụng CNTT của GV Toán ở trường THPT.
- SV soạn giảng thử 1 tiết dạy có ứng dụng CNTT để nhóm SV trao đổi.
- SV soạn giảng dưới sự hướng dẫn của GV phổ thông, SV giảng thật trên lớp tiết dạy có ứng dụng CNTT, GV THPT nhận xét giờ dạy, SV rút kinh nghiệm.