Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 3

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông (Trang 147 - 154)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 3

Việc chọn mẫu TNSP đối với nhóm TNSP 3, chúng tôi cũng dựa trên nguyên tắc: SV cùng khóa học, cùng tiến độ tích lũy học phần trong chương trình đào tạo.

Mẫu SV đƣợc chọn cho TNSP là SV ĐHSP ngành Toán thuộc khóa tuyển sinh năm 2012 của Trường Đại học Đồng Tháp.

Chúng tôi tích hợp việc TNSP trong quá trình dạy học các học phần chính khóa và cũng lựa chọn chính các giảng viên dạy chính khóa tổ chức TNSP, gồm:

TT Giảng viên Học phần giảng dạy

1 ThS. Lê Minh Cường Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán

2 TS. Lê Xuân Trường PPDH môn Toán

3 ThS. Võ Xuân Mai Rèn luyện NVSP

Riêng học phần Kiến tập sƣ phạm và TTSP, để quan sát đƣợc các hoạt động của SV, tác giả cùng với giảng viên (giảng viên phụ trách thực tập) của Khoa Sƣ phạm Toán-Tin - Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức theo dõi, ghi chép, phỏng vấn SV, giảng viên và GV hướng dẫn thực tập tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để thu thập thông tin đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán.

3.2.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

* Phân tích về mặt định tính

Chúng tôi quan sát quá trình TNSP, thu đƣợc kết quả sau:

- Về phía giảng viên: Tất cả các giảng viên đều nắm bắt tốt quy trình và cách thức thực hiện các nội dung rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV;

các giảng viên đã tổ chức tốt cho SV các hoạt động trong đó có lồng ghép nội dung ứng dụng CNTT. Các hoạt động rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học đƣợc xen kẽ cho phù hợp với các hoạt động dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu về mục tiêu dạy học của học phần.

- Về phía SV: Nhìn chung SV tích cực trong học tập, SV chịu khó tìm tòi kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học. Qua theo dõi kết quả học tập cho thấy,

tất cả SV đều tích cực theo dõi giảng viên minh họa việc ứng dụng CNTT trong dạy học một số nội dung cụ thể trong dạy học Toán. Bên cạnh đó, SV còn thực hiện đƣợc một số dự án học tập có lồng ghép các nội dung ứng dụng CNTT.

* Phân tích về mặt định lượng

Dựa trên kết quả quan sát và phỏng vấn SV ĐHSP ngành Toán trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc thực hành xây dựng các kịch bản dạy học có ứng dụng CNTT trong các học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán, PPDH môn Toán, Rèn luyện NVSP, đồng thời quan sát và thu thập thông tin từ những buổi hoạt động nhóm của SV trong quá trình tự rèn luyện.

Chúng tôi cũng căn cứ các tiêu chí đánh giá về KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16), chúng tôi thu đƣợc kết quả phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 28 SV thuộc nhóm TNSP 3 nhƣ sau:

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm TNSP 3

KN Các cấp độ KN trước TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

KN 1 2 1 0 0 2 26

KN 2 2 0 0 0 7 21

KN 3 1 0 0 1 9 18

KN 4 1 0 0 3 14 11

KN 5 1 0 0 2 14 12

Qua bảng kết quả trên cho thấy, SV trước TNSP đang là SV năm thứ hai nên chƣa đƣợc học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán”, “Rèn luyện NVSP”. Vì vậy, chỉ có vài SV đạt đƣợc cấp độ 1 của các KN. Sau TNSP, các KN của SV có bước phát triển tăng vọt. Đặc biệt, với KN 1 và KN 2 thì tất cả SV đều đạt cấp độ 2 và cấp độ 3.

3.2.3.3. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán thông qua kết quả theo dõi một số trường hợp điển hình

a. Lựa chọn mẫu

- Quan điểm lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các trường hợp điển hình của SV

để theo dõi sự tiến bộ trong quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán đƣợc dựa vào các tiêu chí đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học (Phụ lục 16). Để có đƣợc các thông tin, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với giảng viên (trong đó có giảng viên là cố vấn học tập) và GV phổ thông hướng dẫn TTSP cho các SV trong nhóm thực nghiệm. Tiến hành quan sát thái độ, hoạt động và kết quả thực hiện KN ứng dụng CNTT dạy học Toán của SV trước khi tham gia vào quá trình TNSP. Kết quả xử lý toàn bộ các thông tin trên sẽ là căn cứ để đề tài lựa chọn đối tƣợng điển hình.

- Kết quả chọn mẫu: Với cách tiếp cận nhƣ trên đề tài đã chọn ra 3 SV ngành Sư phạm Toán học của trường Đại học Đồng Tháp để tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin nhằm đƣa ra những nhận định về quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của mỗi SV. Chúng tôi theo dõi 3 SV ngành Sƣ phạm Toán học thuộc nhóm TNSP 3, thời gian theo dõi từ học kỳ 2 năm học 2013-2014 đến kết thúc năm học 2015-2016.

Bảng 3.4: Thông tin của 3 SV trong nghiên cứu trường hợp

TT Họ và tên Mã số SV Lớp

Kết quả học tập (tính đến

hết học kỳ 1 năm học 2013-

2014) 1 Nguyễn Vĩnh Lộc 0012410169 ĐHSTOAN12 Trung bình

2 Đỗ Thanh Duy 0012410687 ĐHSTOAN12 Khá

3 Đoàn Thị Kiều Ngân 0012411004 ĐHSTOAN12 Giỏi b) Kết quả theo dõi, quan sát và phân tích quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của các SV

Chúng tôi tiến hành theo dõi quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 3 SV trên trong suốt đợt TNSP tại trường Đại học Đồng Tháp và một số trường THPT mà SV đến TTSP thông qua quan sát và phân tích các phiếu đánh

giá (Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15) để nhận xét việc phát triển KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong quá trình TNSP, kết quả nhƣ sau:

- Hoạt động 1: Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong giờ học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP”.

Ở hoạt động này, chúng tôi tổ chức theo nhóm, yêu cầu SV thảo luận và cùng thực hiện nhiệm vụ giảng viên đƣa ra và cố ý bố trí 3 SV đã đƣợc chọn vào 3 nhóm khác nhau.

Kết quả quan sát ở nhóm 1 cho thấy, SV Nguyễn Vĩnh Lộc gần nhƣ ngồi im, thờ ơ trước thảo luận của nhóm. Khi được hỏi nguyên nhân về việc không tham gia hoạt động nhóm, SV Lộc trả lời do chƣa tiếp cận nhiều với máy tính nên việc sử dụng các phần mềm Toán học gặp nhiều khó khăn. Giảng viên đã trao đổi với các thành viên trong nhóm 1 đề nghị các thành viên trao đổi lại với SV Lộc về một số thao tác thực hiện thì SV Lộc hào hứng hơn và bắt đầu tham gia vào quá trình làm việc nhóm, tuy nhiên thái độ vẫn miễn cƣỡng và tham gia theo sự chỉ dẫn của nhóm.

Đối với SV Đỗ Thanh Duy thuộc nhóm 2, trong quá trình sử dụng phần mềm Toán học, ở bước đầu tiên là sử dụng phần mềm Toán học để tính toán, sử dụng phần mềm Toán học để vẽ hình minh họa cho bài toán trên máy tính, SV Duy tỏ ra khá dè dặt để đƣa ra ý kiến cá nhân và thể hiện rõ vẻ không tự tin. Tuy nhiên, sau khi quan sát và nhận thấy biểu hiện hành vi của SV Duy chƣa tốt, giảng viên đã chủ động hướng dẫn cho SV này về các thao tác thực hiện thì đến các hoạt động tiếp theo SV Duy đã khá sôi nổi thảo luận cùng bạn bè trong nhóm và đƣa ra quan điểm cá nhân về sử dụng phần mềm Toán học trong việc tương tác với mô hình bài toán trên máy tính và SV này đã thực hiện đƣợc yêu cầu giảng viên đƣa ra.

Riêng cũng với hoạt động này ở nhóm 3, SV Đoàn Thị Kiều Ngân là người chủ động học hỏi, ham học tập nên ngay từ những hoạt động đầu tiên SV Ngân đã rất chú ý và tập trung cùng với nhóm thực hiện các yêu cầu của giảng viên đƣa ra,...

Trong quá trình làm việc SV Ngân tỏ ra rất tự tin để chia sẻ với các bạn trong nhóm về sử dụng phần mềm để tính toán, mô tả bài toán và thực hiện tương tác với mô

hình bài toán. Tuy nhiên ở hoạt động sử dụng phần mềm để đánh giá kết quả học tập của HS thì SV Ngân cùng cả nhóm tỏ ra lúng túng vì khó khăn trong việc phân tích các kết quả đánh giá HS. Với sự trợ giúp của giảng viên, SV Ngân đã thảo luận tích cực cùng bạn trong nhóm và chủ động sử dụng đƣợc phần mềm hỗ trợ kiểm tra - đánh giá kết quả học tậo của HS. Vì vậy, có thể thấy các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV Ngân đƣợc nâng lên ở mức cao hơn (đặc biệt các KN đạt ở mức 2 và mức 3).

- Hoạt động 2: Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong đợt TTSP tại một số trường THPT

Chúng tôi quan sát quá trình TTSP của SV Nguyễn Vĩnh Lộc tại trường THPT Lấp Vò 2 (Địa chỉ: xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp); SV Đỗ Thanh Duy tại trường THPT Trần Quốc Toản (Địa chỉ: Phường 11, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và SV Đoàn Thị Kiều Ngân tại trường THPT Thiên Hộ Dương (Địa chỉ: Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Tại trường THPT Lấp Vò 2, chúng tôi trao đổi và phỏng vấn với GV hướng dẫn của SV Nguyễn Vĩnh Lộc đƣợc biết SV này cũng tỏ ra tích cực sử dụng phần mềm vào hỗ trợ trình chiếu cho bài giảng, nhƣng chƣa khai thác sử dụng phần mềm Toán học vào các tình huống dạy học điển hình. Do đó, GV phổ thông đã góp ý và hướng dẫn SV Lộc sử dụng thêm phần mềm Toán học trong các tình huống điển hình.

Tại trường THPT Trần Quốc Toản, chúng tôi cũng trao đổi và phỏng vấn GV hướng dẫn của SV Đỗ Thanh Duy cho biết SV này cũng tỏ ra tích cực sử dụng phần mềm vào hỗ trợ trình chiếu cho bài giảng, đồng thời còn khai thác sử dụng phần mềm hỗ trợ cho các tình huống dạy học điển hình, nhƣng SV Duy còn lúng túng trong việc phân tích một số kết quả kiểm tra đánh giá HS. Do đó, GV phổ thông đã góp ý và hướng dẫn SV Duy phân tích một số kết quả bài làm kiểm tra của HS và có một số điều chỉnh nội dung của đề kiểm tra phù hợp với trình độ HS.

Tại trường THPT Thiên Hộ Dương, chúng tôi trực tiếp quan sát và kết hợp phỏng vấn GV hướng dẫn của SV Đoàn Thị Kiều Ngân. Do SV Ngân đã có ý thức và có KN sử dụng phần mềm Toán học vào dạy học Toán khi học các học phần

“Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP”

ở trường Đại học. Chính vì vậy, SV Ngân tỏ ra rất tự tin khi thực hiện hoạt động giảng dạy ở trường phổ thông. SV Ngân tích cực sử dụng phần mềm vào hỗ trợ trình chiếu cho bài giảng, khai thác sử dụng phần mềm hỗ trợ cho các tình huống dạy học điển hình một cách hiệu quả, nhƣng SV Ngân còn lúng túng trong việc phân tích một số kết quả kiểm tra đánh giá HS, em đã chủ động trao đổi xin ý kiến GV hướng dẫn để có một số điều chỉnh trong việc ra đề kiểm tra cho HS.

Sau quá trình TTSP, chúng tôi đã phát phiếu điều tra phỏng vấn 3 SV trên về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học (được tách ra để phân tích từ kết quả khảo sát chung của cả nhóm thực nghiệm tại trường Đại học Đồng Tháp).

Bảng 3.5: Kết quả điều tra SV về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Hoạt động Nội dung điều tra Trả lời của các SV

SV Lộc SV Duy SV Ngân Quá trình rèn

luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV trong giờ học các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”,

“PPDH môn Toán” và

“Rèn luyện NVSP”

Đây là hoạt động cần thiết

đối với SV. Không Bình

thường Có

SV khá hứng thú với hoạt

động này. Không Có Có

SV có thể thực hiện hoạt

động này dễ dàng. Không Không Không

Hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho mỗi SV.

Có Có Có

Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học của

Đây là hình thức học khá thú

vị. Có Có Có

Đây là hình thức quan trọng đánh giá KN ứng dụng CNTT trong dạy học.

Có Có Có

SV trong đợt TTSP tại một số trường THPT

Đây là hoạt động quan trọng cần tập dượt cho SV trước

khi tốt nghiệp. Có Có Có

Thông qua kết quả thu đƣợc ở bảng 3.5, có thể thấy SV đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo GV ngành Toán và tất cả đều cho đây là hoạt động khá thú vị nhằm tăng thêm KN dạy học của SV sau khi tốt nghiệp tại các trường Đại học.

c) Kết quả phân tích sự phát triển các cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học của các SV tham gia quá trình nghiên cứu trường hợp

Qua phân tích các sản phẩm của 3 SV nộp cho giảng viên, GV hướng dẫn TTSP ở trường phổ thông (tách ra từ sản phẩm chung của cả nhóm) gồm các bài giảng có ứng dụng CNTT. Chúng tôi kết hợp kết quả này và kết quả quan sát trực tiếp SV trong các giờ thực hành và thời gian thực tập, thu đƣợc kết quả về sự phát triển các cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học của 3 SV Lộc, Duy, Ngân ở các bảng 3.6, bảng 3.7bảng 3.8.

Bảng 3.6: Kết quả theo dõi đối với SV Nguyễn Vĩnh Lộc

KN Các cấp độ KN trước TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

KN 1 x x

KN 2 x

KN 3 x

KN 4 x

KN 5 x

Bảng 3.7: Kết quả theo dõi đối với SV Đỗ Thanh Duy

KN Các cấp độ KN trước TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

KN 1 x x

KN 2 x x

KN 3 x

KN 4 x

KN 5 x

Bảng 3.8: Kết quả theo dõi đối với SV Đoàn Thị Kiều Ngân

KN Các cấp độ KN trước TNSP Các cấp độ KN sau TNSP Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

KN 1 x x

KN 2 x x

KN 3 x

KN 4 x

KN 5 x x

Qua việc theo dõi này chúng ta thấy sau đợt TNSP, cả 3 SV đều có sự tiến bộ rõ rệt, KN ứng dụng CNTT trong dạy học của các SV này đều đƣợc phát triển lên các mức cao hơn. Quá trình TNSP đã giúp cho việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy đối với SV ngành Toán đƣợc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)