Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông (Trang 58 - 62)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán

1.4.1. Quá trình rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo” [45].

Rèn luyện KN sẽ dẫn đến sự thay đổi bên trong con người. Mỗi lần luyện tập mới đều đƣợc hỗ trợ bởi sự kiểm soát và sự điều chỉnh của ý thức, nó thể hiện ở chỗ không chỉ nắm vững các phương pháp mà còn ở chỗ nắm vững nhiệm vụ của hành động, thường dẫn đến thay đổi cách nhìn vấn đề, cách thức GQVĐ và phương pháp điều chỉnh hành động.

Theo các tác giả K.K. Platonov và G.G. Golubev (dẫn theo Nguyễn Nhƣ An) [2, tr.26] thì khi huấn luyện bất cứ một hoạt động, hành động mới nào thì trước hết ta cần xác định mục đích, sau đó phải thông hiểu việc thực hiện hoạt động đó nhƣ thế nào, theo một trình tự hợp lý ra sao, cần trang bị cho người ta cả kỹ thuật tiến hành hành động nữa.

Căn cứ vào quy luật tâm lý của quá trình hình thành KN, tác giả Nguyễn Như An [1] đã đưa ra 6 bước rèn luyện KN sư phạm nói chung và KN dạy học nói riêng nhƣ sau:

- Bước 1: GV hướng dẫn lý thuyết về thực hiện KN dạy học. Giúp SV hiểu mục đích của từng KN, nắm đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng, cách thức thực hiện và trình tự các thao tác tiến hành. Bước 1 gắn chặt và xen kẽ với bước 2.

- Bước 2: GV thao tác mẫu, SV quan sát thao tác mẫu.

- Bước 3: SV đặt kế hoạch thực hiện, dựa theo mẫu.

- Bước 4: SV thực hành theo mẫu.

- Bước 5: SV thao tác sáng tạo dựa trên cơ sở nắm vững mẫu.

- Bước 6: SV tự đánh giá.

Đối với SV ĐHSP ngành Toán, chúng tôi triển khai quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán nhƣ sau:

(1). Xác định chuẩn đầu ra về KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông cho SV ĐHSP ngành Toán.

Chuẩn đầu ra đƣợc xác định trên cơ sở nghiên cứu Chuẩn của Bộ GD&ĐT về KN ứng dụng CNTT trong dạy học, mục tiêu, chương trình đào tạo ở trường Sư phạm, kết hợp với kết quả điều tra, quan sát phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở trường THPT.

(2). Biên tập các mô đun kiến thức cơ bản mà SV ĐHSP ngành Toán cần tích lũy để ứng dụng CNTT trong dạy học.

Mỗi KN ứng dụng CNTT trong dạy học đều đòi hỏi SV phải có những kiến thức nền tảng nhất định. Nhiệm vụ của bước này là xác định nội dung các mô đun tương ứng với từng hình thức, cấp độ ứng dụng CNTT trong dạy học Toán. Nội dung mô đun đƣợc bao gồm: Kiến thức cơ bản, hệ thống ví dụ minh họa và các tình huống thực để người học vận dụng.

Ví dụ 1.17: Để rèn luyện KN sử dụng phần mềm trong tính toán cho SV thì trước tiên người GV cần cho SV tiếp cận với phần mềm để biết được các chức năng cơ bản của phần mềm, tiếp theo là biết sử dụng các chức năng của phần mềm để tính toán và nâng cao là có thể sử dụng ngôn ngữ của phần mềm để lập trình giải toán. Nhƣ vậy cần biên tập nội dung kiến thức trang bị cho SV nhƣ sau (thành các mô đun nhỏ).

- Mô đun 1: Tìm hiểu các giao diện, các thao tác quản lý tệp, hệ thống menu,... Đối với một số phần mềm không hỗ trợ giao diện tiếng Việt, chúng tôi cung cấp tài liệu hướng dẫn về các chức năng của phần mềm bằng tiếng Việt cho SV tự tìm hiểu trước.

- Mô đun 2: Tìm hiểu công cụ (chức năng) tính toán cơ bản của phần mềm (Thanh công cụ).

- Mô đun 3: Sử dụng các chức năng tính toán (câu lệnh, tham số, cú pháp,...).

- Mô đun 4: Thiết lập các macro, thiết lập các lệnh ghép.

- Mô đun 5: Các cấu trúc, lập trình đơn giản.

(3). Tổ chức bồi dƣỡng (trang bị) KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán thông qua một số học phần nhƣ “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP”.

Nhiệm vụ bước này:

- Nghiên cứu chương trình, nội dung giảng dạy của một số học phần “PPDH môn Toán”, “Rèn luyện NVSP” để lồng ghép sử dụng CNTT trong quá trình dạy các học phần này nhằm giúp SV hình dung một cách trực quan việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở một số ví dụ, tình huống cụ thể.

- Hướng dẫn SV làm chủ các chức năng của phần mềm và biết khai thác các phần mềm này trong dạy học.

- Trong quá trình giảng dạy đƣa ra các tình huống, các bài tập phù hợp với việc ứng dụng CNTT trong dạy học để SV thể hiện, rèn luyện KN.

(4). Tổ chức rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán thông qua hoạt động kiến tập sƣ phạm và TTSP.

- Kiến tập sƣ phạm: Quan sát, thảo luận về cách thức, BP mà GV phổ thông đã sử dụng, phân tích điểm hay để SV học tập và những vấn đề cần rút kinh nghiệm (nếu có); sau đó các nhóm soạn một vài giáo án có ứng dụng CNTT để tiếp cận và nâng dần KN.

- TTSP: Trong chương trình thực tập SV chọn ra những tiết dạy, những nội dung trong một bài soạn, tập giảng, rút kinh nghiệm với bạn bè về giờ dạy cụ thể đó, sau đó hoàn thiện, dạy thật, nghe GV phổ thông góp ý về hoàn thiện,....

(5). Đánh giá kết quả bồi dƣỡng KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP ngành Toán.

Trên cơ sở kết quả SV tự đánh giá, đánh giá của GV Toán ở trường THPT và giảng viên bộ môn PPDH Toán ở trường Đại học, giảng viên trao đổi với SV để SV nhận thấy rõ những điểm đã đạt đƣợc, những điểm còn hạn chế, lạm dụng CNTT để rút kinh nghiệm cho những lần giảng dạy sau này.

1.4.2. Đánh giá kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán

Việc đánh giá các KN nói chung rất phức tạp. Nhìn chung, người ta phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp từ định tính đến định lượng, kết hợp quan sát, dùng bảng hỏi và đánh giá sản phẩm cuối cùng.

Các tác giả K.K. Platonov và G.G. Golubev (dẫn theo Nguyễn Nhƣ An) [2, tr.28-29] đã đƣa ra thang đo 5 mức phát triển KN nhƣ sau:

- Giai đoạn 1: Có KN sơ đẳng. Học viên ý thức đƣợc mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có.

Hành động đƣợc thực hiện theo cách “thử và sai” có kế hoạch.

- Giai đoạn 2: Ở mức độ biết cách làm nhưng không đầy đủ. Người học có hiểu biết về các phương thức thực hiện hành động, sử dụng được những kĩ xảo đã có nhƣng không phải đã sử dụng đƣợc những kĩ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này.

- Giai đoạn 3: Đã có những KN chung nhƣng còn mang tính chất riêng lẻ.

Người học có hàng loạt KN phát triển cao nhưng còn mang tính chất riêng lẻ. Các KN này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau.

- Giai đoạn 4: Có những KN phát triển cao. Người học sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có. Ý thức đƣợc không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn có tay nghề. Ở giai đoạn này người học sử dụng một cách thành thạo, sáng tạo, đầy triển vọng các KN khác nhau.

Dựa trên thang đo này, tác giả Phan Thanh Long [39, tr.46] khi nghiên cứu rèn luyện KN dạy học cho SV Sƣ phạm đã đƣa ra 5 mức độ của quá trình hình thành KN từ thấp đến cao là: chƣa biết làm, làm khi đƣợc khi không, làm đƣợc nhưng chưa thuần thục, làm tương đối thuần thục và làm thuần thục.

Tác giả Ngô Văn Hoan [23] khi bàn về hình thành KN nghề điện tử dân dụng đã đưa ra 3 mức độ phát triển KN: mức 1 là người học hình thành những hình ảnh tích hợp và biểu tƣợng sơ bộ về toàn bộ hành động; mức 2 là có khả năng triển khai hành động bằng thao tác cụ thể, tuy nhiên thao tác còn thiếu chính xác, nhiều động thác thừa, logic các thao tác còn chƣa chặt chẽ và hệ thống; mức 3 là các thao tác trở nên thành thục, loại bỏ đƣợc những động tác thừa.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, để đánh giá đƣợc mức độ tiến bộ KN của SV, chúng tôi cũng sử dụng phối hợp nhiều phương pháp: phương pháp điều tra

bằng bảng hỏi, phương pháp đánh giá sản phẩm của người học theo bảng điểm đã đƣợc lƣợng hóa. Vì theo quan điểm Tâm lí học đã khẳng định, trình độ KN của con người được biểu hiện cụ thể ở sản phẩm hoạt động của họ. Vì vậy, các sản phẩm này là biểu hiện sinh động nhất năng lực nghề nghiệp đã có ở mỗi SV.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc rèn luyện KN dạy học cho SV nói chung, KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán nói riêng trong trường Đại học, chúng tôi nhận thấy KN dạy học trong trường Sư phạm chủ yếu tập trung cho giai đoạn 1, 2, 3; còn giai đoạn 4 và giai đoạn 5 thì SV sẽ đƣợc bồi dƣỡng và tự rèn luyện sau khi ra giảng dạy ở trường phổ thông. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu làm luận án, các BP của chúng tôi đưa ra tương ứng với ba giai đoạn đầu, tập trung vào 5 KN và việc đánh giá kết quả rèn luyện sẽ căn cứ chủ yếu vào các biểu hiện, cấp độ của mỗi KN (đã trình bày ở mục 1.3.2).

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)