Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 41 - 45)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam

Tại Việt Nam việc áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị đã được các tổ chức (GTZ, SNV, ACI) nghiên cứu trên các đối tượng cây luồng ở Thanh Hoá, cây vải Thanh Hà - Hải Dương, ngành cói của tỉnh Ninh Bình, cá Ba Sa Việt Nam, lúa gạo Việt Nam [9]. Phương pháp chuỗi giá trị cũng đã được áp dụng trong việc nghiên cứu việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,…Việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng sẽ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn Việt Nam là thành viên của WTO.

Các tổ chức ACI, DFID, ADB đã tổ chức tuần lễ “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo”[9] đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam. Như: “Chuỗi giá trị ngành lúa gạo Việt Nam:

Triển vọng tham gia của người nghèo” với hai mục tiêu chính là: thứ nhất, tiến hành phân tích chức năng của thị trường và người nghèo có thể nhận được lợi ích gì từ thị trường? thứ hai, là xây dựng năng lực cho phát triển thị trường vì người nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, xây dựng hệ thống và tăng cường thảo luận chính sách. Họ đã đưa ra được các chuỗi giá trị khác nhau, các kênh tiêu thụ khác nhau như: kênh tiêu thụ có liên kết, kênh tiêu thụ dựa vào thị trường, các kênh tiêu thụ khác như hợp tác xã, mức độ giao dịch trong các chuỗi giá trị, so sánh các chuỗi giá trị. Các kết luận về chi phí, lợi nhuận, những kết luận về các trở ngại, những định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hướng chiến lược cho chuỗi giá trị như: tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm,… Như vậy, những “mối quan hệ” ở đây được nhắc đến như những vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong nghiên cứu này, nó đã vượt qua giới hạn của một sản phẩm nhất định và đi vào giải quyết các mối quan hệ trao đổi thông tin, những quan hệ phi giá cả giữa các bên tham gia.

Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long của trường Đại học Cần Thơ đã công bố kết quả bước đầu “Phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL”.

Qua đây, có thể thấy rõ thêm nguyên nhân của những khó khăn đối với con cá tra hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu nằm trong “Dự án phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông” với sự tài trợ của nước ngoài, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và chính sách can thiệp để đảm bảo phát triển bền vững[10].

Nghiên cứu được ủy nhiệm bởi Chương trình phát triển MPI-GTZ SME được sự hợp tác của Sở khoa học & công nghệ Đăk lăk, Trung tâm ứng dụng khoa học &

công nghệ, Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên, Hội Nông dân Đăk Lăk, Trung tâm khuyến Nông Đăk Lăk.

Phân tích chuỗi giá trị bơ trái” tạo hiểu biết chung giữa các loại bơ và phát triển một chương trình can thiệp dựa trên thị trường vì sự phát triển ngành bơ có khả năng cạnh tranh hơn và thành công hơn, nhằm tạo cho các tác nhân trong chuỗi giá trị bơ đều được hưởng lợi.

Nghiên cứu “Tác động của chuỗi giá trị cây hoa hồng đến sự phát triển kinh tế ở miền Bắc Việt Nam” đã có cái nhìn tổng thể và đánh giá tác động của các chuỗi giá trị khác nhau đối với cây hoa hồng. Họ nghiên cứu đến việc tiêu thụ hoa hồng và thị phần, khả năng sinh lời, vấn đề về tạo việc làm, lãi ròng và tác động giảm nghèo của cây hoa hồng cũng như các rào cản đối với việc tham gia chuỗi giá trị hoa hồng. Từ đó, họ đã có những kết luận chính xác về các lĩnh vực nghiên cứu trên, như về các rào cản đối với việc tham gia chuỗi giá trị hoa hồng thì những người nông dân nghèo chỉ có thể vượt qua bước khởi đầu nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

họ được cấp tín dụng, vì trồng hoa hồng đòi hỏi nhiều vốn hơn, đặc biệt năm đầu tiên rất khó khăn vì phải đầu tư cây giống và đào giếng nếu như nguồn nước không đảm bảo. Tại Mê Linh (Vĩnh Phúc), đầu tư năm đầu tiên khoảng 4 triệu VND/sào. Đối với nông dân người dân tộc thiểu số ở Sa Pa, vấn đề này có thể khác. Tại Sa Pa, một rào cản khác lại là sự cần thiết phải có mối quan hệ với những người kinh doanh ở Hà Nội, vì hiện tại chưa có nhà kinh doanh nào tự đến Sa Pa,…

Trong năm 2005 đã có một dự án “Tạo điều kiện cho người nghèo vùng cao hội nhập vào chuỗi giá trị cây luồng: Cải thiện chiến lược cho các nhóm sản xuất địa phương”. Họ đã có những cách tiếp cận, nghiên cứu như: tiếp cận với các phân đoạn thị trường giá trị gia tăng mở rộng, sự cần thiết phải tăng tính cạnh tranh trong các phân đoạn thị trường giá trị gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vùng cao hội nhập vào chuỗi giá trị cây luồng, nâng cao chiến lược cho nhóm những người sản xuất địa phương và hội nhập theo chiều dọc của người trồng Luồng vào chuỗi giá trị luồng ván sàn,… và đã có những kết luận mang tính tổng thể của những vấn đề liên quan trong chuỗi giá trị cây Luồng, tạo điều kiện cho việc phát triển chuỗi giá trị một cách bền vững, hiệu quả.

Dự án “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đối với cây thanh long” (Bod Webster, VCCI) đã nói rất nhiều về chuỗi giá trị cây thanh long.

Như mục tiêu của dự án, ứng dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đạt chứng nhận EUREGAP, tiếp cận thị trường xuất khẩu giá trị cao hơn, xây dựng năng lực - bền vững, chứng minh/duy trì tính bền vững của trái cây và rau. Họ đã xây dựng được chuỗi giá trị cây thanh long và đã chứng minh được vai trò của việc nghiên cứu chuỗi giá trị khác nhiều so với kinh tế học thông thường, xây dựng được mối quan hệ tác động giữa các tác nhân trong chuỗi. Với nhiều hoạt động khác nhau để thoả mãn mục đích như: Tăng khả năng nhận thức về lợi ích của GAP, nông dân có được chứng nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

EUREGAP, bán sản phẩm đến thị trường giá trị cao hơn, thiết lập các tiêu chuẩn phân loại toàn quốc. Dự án đã cho thấy giá trị gia tăng của các tác nhân nằm ở chuỗi giá trị nào, nghiên cứu cũng đã vượt qua giới hạn của một sản phẩm cụ thể.

Khi nghiên cứu chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam, Công ty tư vấn nông sản quốc tế đã đưa ra nhận xét “Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam là một chuỗi giá trị hết sức phức tạp. Mặc dù chỉ có 3 hoạt động chính - sản xuất chè lá, chế biến và bán chè khô - song số lượng các tác nhân tham gia vào mỗi một quá trình lại rất khác biệt, về quy mô và về chủ thể. Nhìn chung, chuỗi giá trị chè gồm các mối quan hệ tương tác, tham gia của các tác nhân khác nhau, từ người sản xuất, thương nhân/người thu gom chè lá tới người chế biến, nhà xuất khẩu, thương nhân chè khô, người bán lẻ và người tiêu dùng”.

Một nghiên cứu chuỗi giá trị ngành thanh long ở Bình Thuận của Công ty Axis Research (2005) đã chỉ ra rằng giữa người sản xuất và người thu mua thanh long chỉ quan hệ với nhau thông qua hợp đồng miệng trong việc mua bán sản phẩm. Vì vậy không có sự ràng buộc nào trong việc đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)