Giải pháp về quản trị

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 93 - 100)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.10.5. Giải pháp về quản trị

Xây dựng bộ tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình quản lí chất lượng để đảm bảo đầu ra có chất lượng tương đương nhau và có thể kiểm định. Cùng với đó là xây dựng nhãn mác với các thông tin rõ ràng về sản phẩm trên bao bì; Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu tập thể cho Miến Dong Cao Bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chính quyền cấp tỉnh, huyện cần quy hoạch cụ thể, định hướng phát triển vùng nguyên liệu; xây dựng các chính sách kêu gọi đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và các nhà máy, xưởng chế biến tập trung….

Xây dựng đề án phát triển tổng thể Chuỗi giá trị Miến dong Cao Bằng, giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối điều phối các hoạt động liên quan đến phát triển ngành hàng Miến dong, trong đó có sự tham gia của Sở y tế, Sở công thương, Sở tài nguyên môi trường, Sở Khoa học công nghệ và UBND huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Các dịch vụ cung cấp đầu vào

Các dịch vụ cung cấp đầu vào cho Chuỗi giá trị miến dong còn rất nhiều hạn chế. Dịch vụ cung cấp phân bón và thuốc BVTV không sẵn có tại hầu hết các xã và chỉ được bán tại các phiên chợ do các nhà cung cấp từ nơi khác mang đến với số lượng hạn chế đã làm cho thiếu hụt về số lượng và không đảm bảo thời điểm canh tác. Dịch vụ về khoa học kỹ thuật ở cả cấp huyện, xã còn hạn chế cả về nhân lực, phương pháp và trình độ chuyên môn nên không có sự hỗ trợ hiệu quả cho người dân. Bên cạnh đó người dân chưa tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất và người chế biến gặp khó khăn do trên địa bàn chưa có các dịch vụ cung cấp công cụ, máy móc chuyên dụng hỗ trợ chế biến nên năng suất lao động thấp và sẽ khó để mở rộng chế biến trên qui mô lớn hơn.

1.2. Canh tác và chế biến

Người canh tác dong riềng không gặp khó khăn gì về cây giống nhưng lại gặp khó khăn trong việc mua phân bón, thuốc BVTV, vôi bột do chưa có các đại lý, cửa hàng phục vụ tại chỗ mà phụ thuộc vào các phiên chợ. Bên cạnh đó nhiều hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo, chưa áp dụng đúng quy trình trồng và chăm sóc nên hay gặp rủi ro bệnh dịch cũng như năng suất thấp. Do vậy những hộ gia đình nghèo, người không có đầu tư và không áp dụng quy trình kỹ thuật, không hưởng được giá trị kinh tế cao từ việc canh tác dong riềng như các hộ gia đình khá hơn có đầu tư và áp dụng quy trình kỹ thuật đầy đủ.

Số cơ sở chế biến còn rất hạn chế và vẫn còn mang tính nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu. Các cơ sở chế biến tập trung chủ yếu ở xã Thành Công và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, nhiều nhất là tại thôn Phia Đén xã Thành Công, nơi có “thương hiệu” miến của Tỉnh được biết đến nhiều nhất. Nhìn chung năng lực chế biến của các cơ sở tại chỗ còn hạn chế nên chỉ tiêu thụ được một phần nhỏ lượng củ dong được sản xuất trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hầu hết các cơ sở chế biến và bán hàng theo hướng thủ công, truyền thống nên lượng sản phẩm được quan tâm đóng gói, có nguồn gốc xuất xứ còn rất khiêm tốn. Mặc dù chất lượng tương đương nhưng các sản phẩm được đóng gói, có nguồn gốc được bán với giá cao hơn 10-15.000 đồng/kg. Bên cạnh đó phương thức chế biến thủ công được đánh giá có chất lượng tốt hơn phương thức sản xuất áp dụng công nghệ cao và có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiêu thụ của miến “truyền thống - chế biến thủ công” và miến “hiện đại - chế biến trên dây chuyền công nghệ”.

1.3. Thu mua và phân phối

Tác nhân thu gom đến từ Ba Bể, Bắc Kạn đóng vai trò quyết định đối với tiêu thu củ dong tươi và bột dong của Cao Bằng, trong khi đó các tác nhân thu gom từ thành phố Cao Bằng đóng vai trò quyết định với miến thành phẩm.

Mặc dù cùng một sản phẩm nhưng gia cả thu mua phụ thuộc nhiều vào thời điểm trong năm. Thông thường vào những tháng thu hoạch giá cả thấp hơn so với những tháng giáp tết, nhất là với miến thành pẩm.

Người thu gom và doanh nghiệp gặp một số bất lợi khi thu gom hàng do một số người sản xuất không trung thực trong quản lý chất lượng sản phẩm; và một số đã phá vỡ cam kết trong mối liên kết với doanh nghiệp đầu tư. Trong khi đó, người sản xuất lại bị các chủ thu mua củ ép giá vào dịp mùa vụ lượng sản phẩm dồi dào và cần tiêu thụ nhanh.

1.4. Bán hàng và tiêu dùng

Đến nay chưa có một đại lý chính thức nào phân phối, bán miến dong Cao Bằng mà tất cả sản phẩm vẫn được luôn chuyển một cách phi chính thức qua các tư thương trong tỉnh.

Có sự chênh lệch đáng kể về giá giữa miến được đóng gói và miến trần không được đóng gói mặc dù cơ sở chế biến khẳng định chất lượng miến là như nhau. Điều đó cho thấy độ tin cậy vào chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Miến được tiêu thụ chủ yếu tại Thành phố Cao Bằng nhưng người sử dụng sản phẩm này nhiều nhất lại là những người sống ở ngoài tỉnh, các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng…do những người địa phương gửi và khách đi du lịch mua về làm quà biếu.

Người tiêu dùng bị nhiễu loạn thông tin về sản phẩm do số lượng lớn miến không được đóng gói hoặc số được đóng gói cũng chưa có thông thin về chất lượng. khoảng trống này dã bị người bán hàng lợi dụng để đánh đồng tất cả các sản phẩm đều là miến Phia Đén trong khi thực tế có một số lượng lớn được sản xuất tại Án Lại (Cao Bằng), Bắc Kạn nhưng lại được định giá thấp hơn miến Phía Đén.

1.5. Chi phí và lợi nhuận

Tổng chi phí cho sản xuất 1 kg củ dong tươi theo đúng quy trình kỹ thuật mất khoảng 1.000 đồng, 01 kg bột khoảng 10.500 đồng và một kg miến là 30.000 đồng; và lợi nhuận tương ứng cho người trồng trọt, chế biến tương ứng là 500, 7.000 và 20.000 đồng/kg. Qua mỗi công đoạn chế biến thì giá trị gia tăng và lợi nhuận càng cao và người vừa trồng trọt vừa chế biến bột và miến thu được giá trị gia tăng và lợi nhuận cao nhất sau đó là nhóm thu mua, phân phối và bán lẻ; trong khi người nghèo (các gia đình chỉ bán củ tươi và một số lượng bột có hạn) là những người có giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp nhất và cũng chịu nhiều rủi ro nhất do luôn thụ động và phụ thuộc vào nhóm thu gom.

1.6. Liên kết

Các mối liên kết ngang do thiết lập không phải do nhu cầu thực tế của người sản xuất mà do sức ép của các cơ quan hành chính là chủ yếu do vậy chúng rất lỏng lẽo, mang tính hình thức để nhận được các hỗ trợ từ dự án hơn là việc họ tự nguyện liên kết để tăng sức mạnh cạnh tranh trong sản sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó các mối liên kết dọc giữa các tác nhân gần chưa có, kể cả mối liến kết giữa người sản xuất và người thu gom.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1.7. Quản trị

Việc điều phối phát triển chuỗi giá trị Miến dong được ngầm định trong chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, do chưa có một chiến lược hay kế hoạch phát triển tổng thể nên chuỗi giá trị miến dong của tỉnh vẫn đang phát triển một cách tự phát và chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát.

2. Đề nghị

- Tăng cường hỗ trợ người sản xuất, nhất là các hộ nghèo về vốn đầu tư sản xuất thông qua hình thức mua chung đầu vào trả chậm, bán chung đầu ra để tránh bị ép giá; vay vốn với lãi xuất ưu đãi để mua máy móc… Đồng thời thiết lập hệ thống cung cấp đầu vào tại chỗ để người sản xuất dễ tiếp cận trong suốt chu kỳ sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tập huấn, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, quy trình sản xuất cũng như nâng cao nhận thức về sản xuất đúng quy trình nhằm tránh gặp phải những rủi ro có thể kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro khó kiểm soát.

- Xây dựng mối liên kết ngang giữa nững người sản xuất nhằm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tăng cường khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong mua chung đầu vào và bán chung đầu ra đồng thời tăng cường giá trị tín chấp đối với các nhà thu gom và cung cấp đầu vào. Bên cạnh đó cũng cần chính thức hóa mối liên kết dọc giữa người sản xuất - chế biến - thu gom, phân phối, giữa người thu gom, phân phối và bán hàng để đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giá trị gia tăng và lợi nhuân giữa các tác nhân và phát triển thị trường một cách bền vững.

- Củng cố năng lực cho các dịch vụ hỗ trợ thông qua nâng cao năng lực và trao quyền chủ động hơn về tài chính cho các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện (Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, Trạm Trồng trọt và BVTV) cũng như hỗ trợ các tư thương nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến (máy móc) và dịch vụ hỗ trợ (in bao bì nhãn măc, quảng bá, thương hiệu…).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tăng cường năng lực quản trị thông qua việc xây dựng các chính sách phát triển đồng bộ ngành hàng Miến dong, bao gồm cả chiến lược phát triển tổng thể, chính sách hỗ trợ cho mỗi nhóm tác nhân cũng như xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm và phát triển, quảng bá thương hiệu.

- Cơ cấu lại lại sản xuất nông nghiệp theo hướng mở rộng quy mô sản xuất Dong riềng và giảm quy mô sản xuất mặt hàng có giá trị kinh tinh thấp vì câu Dong riềng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngô, …qua đó tạo điều kiện cho nhiều gia đình nghèo được tham gia hơn vào sản xuất sản phẩm đem lại thu nhập cao, nhanh và bền vững này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)