Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của đất nước. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 333 km, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang. Theo chiều Bắc - Nam có chiều dài là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm), theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 6.724,62 km2 chiếm 2,12% diện tích cả nước, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên giới Trung Quốc có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, hình thành 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vùng chính: Vùng miền Đông có nhiều núi đá, vùng miền Tây núi đất xen núi đá, vùng miền Tây Nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
*) Địa hình: Cao Bằng là tỉnh có địa hình dốc cao, được chia thành ba tiểu vùng trong đó mỗi vùng có những đặc điểm riêng khá đặc trưng khác nhau như:
- Miền địa hình Caster (Tiểu vùng núi đá) chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hoà, Hà Quảng, Thông Nông...
- Miền địa hình núi cao chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây của tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An) và một phần diện tích phía nam huyện Hoà An. Miền địa hình núi cao có hai hệ thống núi quan trọng là hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình và Ngân Sơn - Thạch An. Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, với các đỉnh cao tiêu biểu là Phja Dạ (1.980 m so với mực nước biển), Phia Đén (1.428 m) và Phia Oắc (1.931 m);
- Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ các hệ thống núi cao với những kích thước lớn, lớn nhỏ với nhiều kiểu hình thái khác nhau. Tiểu vùng núi đất, gồm các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng... Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh nằm trùng với phần phía Bắc của lòng máng Cao Lạng, dài gần 30 km.
Với đặc điểm địa hình nêu trên phần lớn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp bởi các yếu tố như: do địa hình núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp nên diện tích đất canh tác nông nghiệp thường nhỏ hẹp, không tập trung; đất nương rẫy có độ dốc lớn nên thường khô hạn, đất bị rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng gây khó canh tác; đất dốc dễ bị lũ ống, lũ quét hoặc ngập úng cục bộ về mùa mưa... Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp và làm giảm đáng kể sản lượng cây trồng cạn, nhất là những loại cây canh tác trên đất soi bãi, đất nương rẫy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
*) Khí hậu: Do vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa nóng) và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa lạnh).
Bảng 3.1: Một số yếu tố khí tượng đặc trưng năm tại một số vùng thuộc tỉnh Cao Bằng (2014 và 2015)
Yếu tố KT 2014 2015
1. Nhiệt độ TB năm (oC) 21,2 21,6
- Thị xã 22 22,8
- Bảo Lạc 21,4 22,1
- Nguyên Bình 20,8 20,4
- Trùng Khánh 20,5 21,1
2. Số giờ nắng (h) 1.335,2 1.540,6
- Thị xã 1.293,1 1.670,6
- Bảo Lạc 1.347,8 1.514,3
- Nguyên Bình 1.333,1 1.485,2
- Trùng Khánh 1.366,9 1.492,1
3. Lượng mưa (mm) 1.869,6 1.523,4
- Thị xã 1.648,9 1.390,4
- Bảo Lạc 1.548,8 978,6
- Nguyên Bình 2.352,3 1.918,7
- Trùng Khánh 1.928,5 1.805,9
4. Độ ẩm (%) 83,9 81,9
- Thị xã 83,5 85,0
- Bảo Lạc 84,5 82,4
- Nguyên Bình 85,0 82,0
- Trùng Khánh 82,6 78,0
[Nguồn: Trạm Khí tượng thành phố Cao Bằng năm 2015]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Theo dõi một số yếu tố khí tượng tại 4 điểm gồm: thị xã Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, huyện Nguyên Bình và huyện Trùng Khánh trong 2 năm 2014 - 2015 cho thấy, nhìn chung nền nhiệt trung bình năm mặc dù chênh lệch không đáng kể nhưng có xu hướng tăng lên ở năm sau (21,20C lên 21,60C).
Số giờ nắng tăng lên rõ rệt, từ 1.335,2 giờ lên 1.540,6 giờ, trong khi đó lượng mưa và độ ẩm giảm, lần lượt là 1.869,6 mm xuống còn 1.523,4 mm và từ 83,9 % xuống còn 81,9 % (số liệu bảng 1). Từ kết quả đánh giá các yếu tố khí tượng như nêu trên cho thấy thời tiết và khí hậu tại vùng miền núi tỉnh Cao Bằng đang ngày diễn biến theo hướng khô nóng, nền nhiệt có xu hướng tăng lên đồng thời lượng mưa và độ ẩm giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nhất là cây trồng cạn tại vùng miền núi của tỉnh.
Huyện Nguyên Bình nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh 45 km, dọc theo huyện có quốc lộ 34 đi qua trung tâm huyện đến huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm sang huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 83,979 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 7%, đất lâm nghiệp chiếm 76%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở; Dân số của huyện trên 39 nghìn người, gồm các dân tộc: H'Mông, Dao chiếm 58%; Tày, Nùng chiếm 36%; còn lại là các dân tộc khác; mật độ dân số trung bình là 46 người/km2. Huyện có 20 đơn vị hành chính (18 xã, 2 thị trấn; tổng số xóm là: 207 xóm), trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn. Theo kiến tạo địa hình, huyện chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng núi đất có 11 xã, thị trấn; vùng núi đá có 9 xã, thị trấn.