Điều kiện kinh tế - Xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 52 - 55)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng

3.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội

Cao Bằng là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 12 huyện và 01 thành phố với 199 xã, phường, thị trấn, trong đó có 46 xã, thị trấn biên giới. Dân số toàn tỉnh trên 52 vạn người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ hơn 94%, đông nhất là dân tộc Tày (40,97%), Nùng (31,07%), còn lại là các dân tộc khác Dao (10,08%), Mông (10,13%), Kinh ( 5,76% ), Sán Chỉ (1,39%), Lô Lô 0,47%,...; có 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

huyện (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Thông Nông, Hạ Lang) trong danh sách 62 huyện nghèo của cả nước được hỗ trợ nguồn vốn 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; nhiều xã nằm trong chương trình 135 về hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bảng 3.2: Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng

ĐVT: %

STT Diễn giải Tỷ lệ đạt

1 Xã có đường ô tô đến trung tâm xã 100

2 Xã có điểm bưu điện văn hóa xã 77

3 Số xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế 40

4 Số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia 79

5 Số bác sỹ/ vạn dân 10,2

6 Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ 85

7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 20 8 Tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt

hợp vệ sinh

85

9 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 16,2

10 Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo 84,2

[Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVIII]

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 97,48% xã có điện lưới đến trung tâm, gần 79% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, trên 77% xã có bưu điện văn hóa xã, hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa đều có mạng truyền dẫn cáp quang, phủ sóng điện thoại di động; tỷ lệ bác sỹ/vạn dân năm 2015 là 10,2 bác sỹ; 85% trạm y tế xã có bác sỹ; số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 40%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 20%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 85%.

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh cao, thời điểm năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 16,2%, (theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo là 42,25 %).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đặc điểm lao động địa phương, phần lớn chưa được qua đào tạo, chủ yếu lao động phổ thông hoặc nghề giản đơn chiếm 84,2 %. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn khá hạn chế. Tỷ lệ được đào tạo từ sơ cấp - trung cấp chuyên nghiệp nghề chỉ có 11,3 %, cao đẳng và đại học là 4,5 %. Vì vậy việc tiếp cận và triển khai tiến bộ kỹ thuật mới gặp nhiều khó khăn.

Sơ cấp - TCCN nghề 11,3 %

Cao đẳng, đại học 4,5 %

Chưa qua đào tạo 84,2 %

Đồ thị 3.1: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

Phân bố lao động tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nông - lâm - thủy sản với 78,6 %, trong lĩnh vực dịch vụ thương mại là 14,7 % và thấp nhất là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 6,7 % (đồ thị 2). So với vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước thì cơ cấu lao động của tỉnh Cao Bằng trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản cao hơn trong khi đó ở các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thấp hơn. Như vậy cho thấy nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ ngành nông nghiệp, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là từ trồng trọt do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đó giá trị còn thấp. Thu nhập thấp được xem là yếu tố ảnh hượng đến việc mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh.

78,6%

6,7% 9,9%

14,7%

75,0%

15,1%

51,9%

21,5%

26,5%

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

70,0%

80,0%

90,0%

Nông, lâm và thủy sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Cao Bằng TD và MNPB Cả nước

Đồ thị 3.2: Phân bố lao động các ngành tại Cao Bằng, vùng TDMNPB và cả nước

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)