2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác nhân trồng Dong riềng;
- Tác nhân thu gom củ, bột, miến Dong;
- Tác nhân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Miến dong;
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chọn xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An làm địa bàn nghiên cứu; tuy nhiên chọn xã Thành Công, huyện Nguyên Bình làm địa bàn nghiên cứu chính do đây là xã hiện canh tác cây dong riềng cũng như chế biến miến lớn nhất tỉnh Cao Bằng;
- Là các xã đã tham gia trồng dong nhiều năm và có diện tích trồng tập trung, sản lượng hàng hóa (Miến dong) lớn của tỉnh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng.
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ miến dong Cao Bằng.
- Phân tích chuỗi giá trị miến dong Cao Bằng.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi giá trị miến dong Cao Bằng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu tài liệu sẵn có
- Thông tin về thực trạng: Thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh về ngành hàng nông sản nói chung và sản phẩm miến dong nói riêng được tiến hành thu thập và nghiên cứu các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh và huyện Nguyên Bình cũng như các số liệu thống kê của các bên liên quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng nông nghiệp huyện,…;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Thông tin về định hướng và tiềm năng: Các tài liệu liên quan đến định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2011-2015 cũng như đề án phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh được nhóm quan tâm phân tích để xác định các giải pháp chiến lược phát triển chuỗi giá trị miến dong của tỉnh.
* Khảo sát tại hiện trường
Địa bàn khảo sát: Chọn xã Thành Công, huyện Nguyên Bình làm địa bàn khảo sát chính tại thực địa do đây là xã hiện canh tác cây dong riềng cũng như chế biến miến lớn nhất tỉnh Cao Bằng. Và tại đây có “thương hiệu” miến Phia Đén được người tiêu dung trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Địa bàn này được tập trung dành để khảo sát các đối tượng canh tác, chế biến bột, miến và cung cấp dịch vụ đầu vào.
Ngoài ra, tại thị trấn Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng được lựa chọn để khảo sát các đối tượng thu gom miến, bán miến và tiêu dùng.
Đối tượng khảo sát: Để đảm bảo có được thông tin đa dạng từ các nhóm tác nhân khác nhau, quá trình nghiên cứu cần trao đổi trực tiếp với các tác nhân sau:
Nhóm sản xuất: Chọn phỏng vấn 30 hộ trồng dong thôn Phia Đén, Bản Đổng và Cốc Phường xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và 20 hộ trồng dong tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, Cao Bằng.
Nhóm chế biến: Người chế biến bột thôn Phía Đén, Bản Đổng và Cốc Phường; người chế biến miến thôn Phia Đén xã Thành Công và thôn Án Lại, xã Nguyễn Huệ, Hoà An.
Nhóm thu gom: Người thu gom củ và bột dong đến từ Ba Bể, Bắc Kạn;
HTX miến dong Sơn Đông Nguyên Bình. Người thu gom miến tại thị trấn Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng.
Nhóm bán hàng: Người bán hang tại thị trấn Nguyên Bình, thành phố Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Nhóm tiêu dùng: Người tiêu dùng tại thị trấn Nguyên Bình, thành phố Cao Bằng.
Nhóm cung cấp dịch vụ đầu vào: Cửa hàng thuốc BVTV xã Thành Công, Trạm KN và BVTV huyện Nguyên Bình. Cơ sở cơ khí và máy nông nghiệp huyện Nguyên Bình.
Công cụ khảo sát: Biểu mẫu thu thập thông tin thống kê được thiết kế để thu thập các thông tin về diện tích canh tác, sản lượng, số người tham gia trồng trọt, chế biến…và bảng hỏi bán cấu trúc hướng dẫn thu thập thông tin thông qua họp nhóm hoặc trao đổi cá nhân cũng được sử dụng.
2.4. Các thông tin cần thu thập
2.4.1. Các thông tin chung: Địa điểm, số năm hoạt động, các loại (dịch vụ) đầu vào cho sản xuất và các mặt hàng kinh doanh khác.
2.4.2. Nhập hàng và xuất hàng
- Khối lượng và các loại đầu vào (cho sản xuất) bán trong 1 tháng, trong 1 năm.
- Các loại vật tư sản xuất: củ giống và giá bán, các loại thuốc BVTV, phân bón (vô cơ, hữu cơ v.v.)
- Tính thời vụ của việc tiêu thụ các đầu vào cho sản xuất.
- Người cung cấp dịch vụ (Cty mẹ/đại lý) và địa chỉ.
- Người mua dịch vụ và địa chỉ
- Giá bán buôn, bán lẻ các loại vật tư, nguyên liệu cho sản xuất?
2.4.3. Xu thế
- Xu thế tiêu thụ các loại vật liệu sản xuất: củ giống, các loại phân bón, thuốc BVTV (trong thời gian 3 năm qua) và lý do chính.
- Đánh giá xu thế tiêu thụ các đầu vào này và giá cả (trong vòng 3 năm tới) và lý do chính.
2.4.4. Trao đổi (mua bán)
- Các điều kiện trao đổi/mua bán các dịch vụ đầu vào: ví dụ, bằng tiền mặt, trả chậm, trao đổi hàng hoá v.v
- Các dịch vụ kèm theo (tập huấn, thông tin thị trường v.v.).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.4.5. Chính sách và các qui định liên quan: Chính sách và qui định liên quan ảnh hưởng tới việc kinh doanh các dịch vụ đầu vào (đăng ký, thuế, trợ giúp tài chính, quản lý chất lượng v.v.)
2.4.6. Thách thức và cơ hội
- Những khó khăn chính đối với việc phát triển kinh doanh dịch vụ đầu vào.
- Giải pháp cho những vấn đề này.
- Cơ hội chính giúp phát triển kinh doanh dịch vụ đầu vào.
- Các yếu tố giúp tăng cường sự phát triển này.
- Những kiến nghị giúp tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ đầu vào cho người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 3