Chi phí và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 85 - 89)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Chi phí và lợi nhuận

Theo tính toán của các hộ gia đình trồng cây dong riềng thôn Phia Đén xã Thành Công, nếu làm đúng quy trình canh tác thì việc đầu tư để sản xuất được 01 kg củ dong sẽ mất tổng chí phí khoảng 1000 đồng (xem bảng dưới).

Như vậy với giá bán 1500 đồng/kg như năm 2015 thì người trồng dong sẽ lãi được khoảng 500 đồng/kg củ dong tươi; và nếu canh tác 1000 m2 thì các hộ gia đình sẽ thu lợi khoảng 5.000.000 đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.9: Tổng chí phí để sản xuất 1 kg củ dong tươi Stt Mục đầu tư

(1000m2) ĐVT Đơn giá

(1000,đ) Thành tiền 1 Làm đất + trâu 3 công 150.000 450.000

2 Trồng 2 công 150.000 300.000

3 Vun sới 4 công 150.000 600.000

4 Phun thuốc 1 công 150.000 75.000

5 Thu hoạch 50 công 150.000 7.500.000

6 Phân bón lót 75 kg 5.600 420.000

7 Kali 5 kg 50.000 250.000

8 Đạm 15 kg 12.000 180.000

9 Thuốc trừ sâu 3 gói 10.000 30.000

10 Vôi 30 kg 10.000 300.000

Giá SX 10 tấn củ 10.105.000

Giá SX 1 kg củ 1.011

Tuy nhiên không phải hộ gia đình trồng dong nào cũng có năng suất cao như các hộ gia đình có đầu tư đầu vào và sản xuất đúng quy trình kỹ thuật như thôn Phia Đén. Một số hộ gia đình tại thôn Cốc Phường và thôn Bản Đổng cho biết, họ không có vốn để đầu tư đầu vào, cây dong không được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất rất thấp và do vậy lợi nhuận của họ gần như không đáng kể. Cùng với diện tích 1000m2 nhưng nhóm này chỉ thu được 3 tấn củ, và với giá bán 1500 đồng/kg thì họ chỉ thu được tổng 4.500.000 đồng, trong khi đó chi phí cho sản xuất đã mất 3.900.000, đồng lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhuận được 600.000 đồng, chỉ bằng 1/8 lần so với các hộ có đầu tư. Như vậy các hộ gia đình nghèo, không có đầu tư đầu vào để đảm bảo quy trình kỹ thuật vẫn là những người được hưởng lợi ít nhất từ sản xuất cùng một sản phẩm với diện tích như nhau.

Bên cạnh sự khác nhau rõ nét về lợi nhuận từ canh tác và bán củ dong tươi thì còn có sự khác nhau rất lớn giữa các khâu trong quy trình chế biến miến dong. Những hộ vừa canh tác lấy củ, sau đó chế biến luôn cả bột và miến là những người thu được lợi nhuận cao nhất.

Bảng 3.10: GTGT và lợi nhuận theo tác nhân

Tác nhân Tổng chi phí Giá bán GTGT Lợi nhuận Dong củ (Đơn vị lượng: kg, đơn vị tính: đồng)

Sản xuất 1.000 1.500 500

Thu gom 1.650 2.200 700 550

Dong bột (đơn vị: kg, đơn giá: đồng)

Sản xuất 10.565 18.000 7.500 7.435

Thu gom 18.800 22.000 4.000 3.200

7kg củ chế biến được 1 kg bột, do vậy GTGT của củ tươi khi chế biến thành bột là gần gấp đôi và do vậy lợi nhuận cũng gấn gấp đôi (7 kg củ x 1500 đ/kg = 10.500đ; 1 kg bột = 18.000đ => 18.000 - 10.500= 7.500 đ) Miến (đơn vị: kg, đơn giá: đồng)

Sản xuất 30.000 55.000(gói) 50.000 (trần)

25.000 20.000 Thu gom 56.200 (gói)

51.200(Trần)

60.000 (TXCB) 70.000 (HN) 55.000(TXCB) 70.000(HN)

5.000 15.000 5.000 20.000

3.800 13.800 3.800 18.800 Bán hàng 60.300 (gói)

55.300 (trần)

70.000 (gói) 60.000 (trần)

10.000 5.000

9.700 4.700

(Tính theo giá trị trung bình và đơn vị tính đồng Việt Nam và tất cả được tính theo giá sản phẩm được sản xuất ở Phia Đén, xã Thành Công, Nguyên Bình nên các số liệu này có thể không phù hợp với sản phẩm của Tĩnh Túc hay Án Lại; nó cũng không đề cập đến tình trạng lấy Miến trần ở các nơi khác nhau rồi đóng gói nhãn mác Phia Đén để bán trên thị trường).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.10: Cho thấy sau mỗi công đoạn giá trị của chuỗi miến dong có thể tăng gấp đôi. Nếu người trồng Dong đồng thời cũng chế biến bột và làm Miến thì giá trị gia tăng tăng gấp 4 lần (7 kg củ dong (= 10.500) được 1 kg bột (= 18.000); 1 kg bột được 0.8 kg miến (= 44.000- tính theo giá trung bình không không phân biệt Miến đóng gói hay để trần). Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hiện tại chỉ có một số gia đình có khả năng sản xuất từ khâu trồng trọt đến miến thành phẩm; và nhóm này chủ yếu là các hộ gia đình có điều kiện khá giả hơn. Hầu hết các gia đình trồng Dong đều tham gia chế biến bột song họ cũng chỉ chế biến được một lượng nhất định do những khó khăn về nhân công và máy móc, còn lại các gia đình trồng nhiều đều phải bán củ tươi và nhóm bán củ tươi và bán bột lại chủ yếu là các hộ gia đình nghèo. Chỉ so sánh riêng sản lượng miến và bột, cùng với 2000m2 hộ gia đình khá giả có đầu tư và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật có thể thu hoạch được 20 tấn củ và làm ra được 3 tấn bột trong khi gia đình nghèo không có đầu tư và không canh tác theo quy trình kỹ thuật chỉ thu được khoảng 3 - 4 tấn củ với 3 tạ bột.

Như vậy người nghèo là người nhận được ít giá trị gia tăng và lợi nhuận nhất trong chuỗi mặc dù họ cũng phải đầu tư thời gian, công sức tương đương các hộ khá giả trong khâu sản xuất. Ngay trong cùng nhóm sản xuất Miến, những người sản xuất Miến đóng gói có lợi nhuận cao hơn với những người sản xuất miến trần dù các công đoạn chế biến và quy trình kỹ thuật giống nhau, sự khác biệt ở đây chỉ là được đóng trong bao bì có nhãn mác. Sự chênh lệch giữa sản phẩm đóng gói với sản phẩm không đóng gói dao động từ 5.000 - 10.000 đ/kg, đó là một sự gia tăng rất lớn cả về GTGT và lợi nhuận.

Bảng trên cũng cho thấy lợi nhuận của người thu gom/phân phối và bán hàng là khá lớn, nhất là với nhóm thu gom/phân phối Miến thành phẩm trong khi họ không mất nhiều đầu tư cả về thời gian và công sức. Với mức lợi nhuận trung bình khoảng 8000 đ/kg, một người thu gom lớn ở Thành phố Cao Bằng có thể thu lợi nhuận lên đến 160.000.000 đ/năm/20 tấn. Bên cạnh đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

người bán lẻ cũng có lợi nhuận khá lớn và giá trị đó sẽ còn cao hơn rất nhiều nếu họ lấy Miến trần đóng gói làm giả nhãn mác.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị miến dong tại tỉnh cao bằng (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)