Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Ta ́c nhân thu gom và phân phối
Có 3 loại hình thu gom chính là: Thu gom củ dong tươi, thu gom bột và thu gom miến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Có 3 tác nhân thu gom khác nhau là:
1) Người thu gom củ dong từ Nguyên Bình (HTX Sơn Đông) và người thu gom từ Ba Bể để bán lại cho nhà máy Nhất Thiện, Ba Bể, Bắc Kạn;
2) Người thu gom bột tại địa phương để chế biến miến tại chỗ và người thu gom bột từ Ba Bể để bán cho các cơ sở sản xuất miến tại Bắc Kạn;
3) Người thu gom Miến từ Thành phố Cao Bằng và Thị trấn Nguyên Bình.
Khoảng ẵ lượng củ dong tươi được cỏc hộ gia đỡnh trồng dong chế biến bột tại chỗ; phần còn lại, 40% được bán cho người thu gom đến tử Ba Bể, Bắc Kạn và 10% bán cho HTX Sơn Đông. Người thu gom Ba Bể sau đó về cũng bán lại cho Nhà máy miến dong Nhất Thiện tại Ba Bể, Bắc Kạn. Không chỉ thu gom củ dong tươi, người thu gom Ba Bể còn thu gom gần như toàn bộ số bột dong trên địa bàn Nguyên Bình và sau đó bán lại toàn bộ cho các hộ, cơ sở chế biến miến.
Sơ đồ 3.5: Dòng luôn chuyển khối lượng củ dong tươi và bột dong Cao Bằng
60%
100%
Người sản xuất Miến tại chỗ
Người sản xuất Miến ở Bắc Kạn, Cao Bằng
HTX Miến Dong Sơn Đông, Nguyên Bình Nhà máy Miến Dong Nhất
thiện, Ba Bể, Bắc Kạn Người chế biến bột tại chỗ
Người thu gom bột Dong Ba Bể Người
trồng Dong
40%
40%
10%
50%
Người thu gom củ Dong Ba Bể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Mặc dù là đối tác tiêu thụ sản phẩm chính cho các hộ canh tác và chế biến bột song người thu gom củ và bột cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ do người sản xuất gây ra. Đó là tình trạng người bán củ dong cố tình để lẫn nhiều đất, không làm sạch củ nhằm tăng trọng lượng; hay một số hộ gia đình cố tình pha bột đá vào bột dong, phơi bột chưa khô hẳn… để tăng trọng lượng, bột bị sạn do củ Dong không được làm sạch trước khi chế biến bột hoặc gặp phải sự phá vỡ hợp đồng/cam kết mặc dù đã nhận hỗ trợ đầu vào.
Khoảng 80% miến thành phẩm của các cơ sở sản xuất tại chỗ được thu mua bởi người thu gom ở Thành phố Cao Bằng; 15% được thu gom bởi người thu gom tại huyện Nguyên Bình và 5% tổng lượng miến được sản xuất tại Nguyên Bình được bán trực tiếp ra thị trường. HTX Sơn Đông không cho biết họ tiêu thụ bằng cách nào, chỉ có biết toàn bộ miến của họ được bán tại Cao Bằng.
Sơ đồ 3.6: Dòng luôn chuyển khối lượng miến đến các tác nhân thu gom tại Cao Bằng
80%
100%
80%
15%
100%
Người thu gom miến TP CB
Người thu gom miến TT NB
Người bán lẻ TP
CB 95%
60%
100%
Người sản xuất Miến tại
chỗ
Người sản xuất Miến ở CB, Bắc Kạn
HTX Miến Dong Sơn Đông, NB 40%
Người chế biến bột tại chỗ
Người thu gom bột Dong Ba Bể
Người trồng Dong
30%
10%
Người thu gom củ Dong Ba Bể 60%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Khác với người thu gom củ và bột, người thu gom Miến cho biết họ không gặp bất cứ khó khăn nào mặc dù các giao dịch mua bán hoàn toàn dựa trên mối quan hệ quen biết, uy tín và thông qua các cam kết không chính thức (trao đổi miệng); tuy vậy họ sẵn sàng ứng trước cho các cơ sở sản xuất miến số tiền ứng trước lên đến 50 triệu đồng mà không cần lãi xuất cũng như giấy tờ gì. Các hợp đồng mua bán dựa trên mối quan hệ kinh tế phi chính thức nên cũng không có cơ quan nào đứng ra bảo lãnh cho bên bán hoặc bên mua; và do vậy nếu bên bán và bên mua nảy sinh mâu thuẫn thì sẽ không có cơ sở nào để các cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
- Giá thu gom: Với các nhà thu gom khác nhau thì giá cả cũng khác nhau và nhà thu gom ở Ba Bể, Bắc Kạn thường mua với giá cao hơn nhà thu gom địa phương (củ: 1.700d/kg so với 1.500 đ/kg và bột 19 - 20.000d/kg so với 17 - 18.000d/kg). Bên cạnh đó giá cả cũng tùy thuộc theo mùa, vào mùa thu hoạch giá thường thấp hơn so với các thời điểm khác trong năm, và trong năm các tháng cuối năm bào giờ giá cũng cao hơn cả.
* Những luồng thông tin khác nhau về chênh lệch về giá mua củ và bột Dong:
Một số người trồng Dong cho rằng mình bị ép giá vì luôn phải bán với giá rẻ hơn so với một số hộ khác; và do không biết bán cho ai nên vẫn phải bán và họ thường bán cho người thu mua từ Ba Bể vì được giá cao hơn sơ với bán cho HTX Sơn Đông.
HTX Sơn Đông cho biết họ không ép giá người trồng Dong vì họ đã có hợp đồng và cung cấp phân bón trợ giá, hướng dẫn kỹ thuật do vậy họ muốn thu mua với mức giá hợp lý (thấp hơn giá người thu gom tự do) nhưng ổn định để đôi bên cùng có lợi một cách lâu dài; tuy nhiên người trồng Dong đã không giữ đúng cam kết khi thấy người thu gom tự do mua giá cao hơn; và hệ quả là họ không thu được hàng tương ứng với đầu tư/cam kết ban đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Người thu gom Ba Bể cho biết họ mua của một số người với giá thấp hơn (cả bột và củ) bởi vì người bán đã không trung thực như: không làm sạch đất khi bán củ, trộn bột đá vào bột miến…
- Khả năng tiêu thụ: Tất cả các tác nhân thu gom đều khẳng định hiện tại họ không gặp khó khăn gì trong việc tiêu thụ sản phẩm, và vẫn có khả năng tiêu thụ nhiều hơn nữa nếu có nguồn hàng cung cấp. Chủ thu gom Miến ở Thành phố Cao Bằng và Thị trấn Nguyên Bình khẳng định, họ có thể mua gấp đôi nếu có nguồn hàng cung cấp, nhất là vào dịp cuối năm. Hiện nay họ đang phải tích trữ hàng để cuối năm bán nhằm thu lợi nhuận cao hơn do thời gian này nguồn hàng luôn không đáp ứng được nhu cầu thị trường.