Về nội dung bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

2.2.2.1. 9 bài trong tài liệu: “Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn

Trong phạm vi thời gian học tập không dài, mỗi bài được học tập trong một buổi, song chương trình đã đề cập tới toàn diện những vấn đề từ trang bị

lý luận đến thực tiễn cho Đảng viên mới. Học viên được nắm cơ bản kiến thức về Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ nghĩa xã hội và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những nội dung về

phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;

quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 2011-2020; quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về tăng cương quốc phòng, an ninh, triển khai các hoạt

41

động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; về tổ chức cơ sở của Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; trách nhiệm của người đảng viên và tinh thần không ngừng phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở kiến thức lý luận, Đảng viên mới liên hệ với thực tiễn công tác để đề ra nhiệm vụ học tập, rèn luyện, cống hiến của bản thân.

Tuy nhiên, nội dung học tập trong tài liệu còn một số bất cập, cụ thể

như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII được tổ chức thành công từ tháng 01/2016, Đại hội đã đưa ra nhiều văn bản, nghị quyết mới. Trong khi đó hệ

thống tài liệu, giáo trình vẫn sử dụng hệ thống, văn bản, nghị quyết cũ do Đại hội XI ban hành, khiến việc giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên còn bất cập, đòi hỏi giảng viên phải mất nhiều thời gian, tích cực, chủ động cập nhật các văn bản, kiến thức mới phù hợp với thực tiễn, cùng với đó học viên chưa có tài liệu mới để tham khảo vẫn sử dụng tài liệu cũ từ năm 2011 nên việc theo dõi tiếp thu kiến thức của Đảng viên mới kết quả còn hạn chế.

Cụ thể:

Bài 1: Chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta.

Nhìn chung, đây là bài có khối lượng nội dung kiến thức lớn, thời gian học tập 1 buổi là khó khăn cho giảng viên và học viên, hơn nữa kết cấu một số phần về khối lượng kiến thức chưa thật phù hợp với năng lực, trình độ học viên là Đảng viên mới.

Phần I đặt vấn đề chủ nghĩa Mác – Lênin là thành tựu trí tuệ của loài người và chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ ba bộ phận triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin và chủ

nghĩa xã hội khoa học, được biên soạn khá dài, khi trình bày sẽ mất nhiều thời

42

gian, trong khi đó phần II, phần III biên soạn quá ngắn gọn nhưng khi trình bày thực tế lại cần dành nhiều thời gian hơn.

Bài 2: Chủ nghĩa xã hội và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam.

Nhìn chung đây là bài với nội dung kiến thức nhiều, giảng viên gặp khó khăn khi truyền đạt trong thời gian 1 buổi. Phần III được trình bày có nội dung: Phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội trong văn kiện Đại hội VII của Đảng. Phần này có ý nghĩa đặt vấn đề để làm cơ sở phân tích sâu hơn ở phần phương hướng cơ bản đi lên chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), do vậy nội dung như trong tài liệu hiện nay là hơi dàn trải.

Bài 3: Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bài có khối lượng kiến thức không nhiều, do đó giảng viên giảng trong 1 buổi có thuận lợi hơn. Hiện nay cả nước đang triển khai thi hành Hiến pháp mới, đã được sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng nội dung giảng dạy theo tài liệu chưa được bổ sung những điểm mới trong Hiến pháp về vấn đề dân chủ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Bài 4: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đây cũng là bài có khối lượng kiến thức không nhiều, việc truyền giảng các nội dung trong một buổi có thuận lợi hơn so với bài 1. Nội dung của bài chưa có sự cập nhật bổ sung kiến thức mới, những điểm mới được nhấn mạnh quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền, về bản chất và các nhiệm vụ

xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài 5: Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

43

Nhìn chung đây là bài có nội dung kiến thức nhiều, giảng viên gặp khó khăn khi truyền đạt trong thời gian 1 buổi. Phần III có nội dung nói về một số

chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Đây là những nội dung được đặt ra năm 2011, từ năm 2011 đến nay (2017), do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, một số chỉ tiêu chúng ta chưa đạt được, một số chỉ tiêu đặt ra trong năm 2016, 2017 có những điều chỉnh mới cho phù hợp thực tế, song nội dung bài học chưa được cập nhật bổ sung những thông tin mới.

Bài 6: Phát triển Giáo dục và Đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đây là bài có khối lượng nội dung kiến thức lớn, giảng viên trình bày trong 1 buổi sẽ gặp những khó khăn. Về nội dung kiến thức, hiện nay Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về

“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, song tài liệu học tập phần tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm tới, chưa kịp cập nhật những nội dung mới và cụ thể ở Nghị quyết 29 Hội nghị

Trung ương 8 (khóa XI), và Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XII.

Bài 7: Tăng cường quốc phòng, an ninh, triển khai các hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Về nội dung kiến thức, tài liệu được biên soạn năm 2011. Hiện nay Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Nghị quyết đã

đánh giá tình hình quốc tế, khu vực, trong nước với những tác động tới lĩnh vực an ninh, quốc phòng; những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp bảo

44

vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời trong những năm qua, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã đạt được rất nhiều thành tựu. Song nội dung học tập ở bài này chưa có sự cập nhật bổ sung những kiến thức mới sinh động trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và kết quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong 5 năm qua.

Bài 8 và Bài 9: Nội dung kiến thức phù hợp, thuận lợi cho giảng viên giảng dạy và tiếp thu kiến thức của học viên.

Bài 10: 8 chương trình của Thành uỷ Hà nội khoá XVI, Nghị quyết Đảng bộ

huyện Mỹ Đức khoá XXIII.

Đây là một bài có nhiều nội dung quan trọng gắn liền với thực tiễn công tác của học viên. Do thời gian lên lớp chỉ có 5 tiết, giảng viên chỉ trình bày và giới thiệu được một số điểm khái quát chưa đi sâu đi sát đi cụ thể vào từng nội dung. Vì vậy, học viên khó có thể nắm vững về nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể của Đảng bộ Thành phố Hà Nội cũng như Đảng bộ huyện Mỹ Đức và

trách nhiệm của mỗi Đảng viên trong thời gian tới. Đồng thời việc hạn chế về

thời gian cũng là một bất cập lớn đối với việc thu thập thông tin phản hồi từ

phía học viên về những khó khăn trong mỗi lĩnh vực công tác của mình.

Tóm lại, trong chương trình 10 bài bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, cơ bản các nội dung bài học đã đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của chương trình, song để

thực sự đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cao của đối tượng học viên là Đảng viên mới trong toàn huyện, đòi hỏi Trung tâm phải tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp kịp thời trong việc xây dựng nội dung chương trình.

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)