Phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 116 - 129)

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của biện pháp quản lý

đã đề xuất

TT Biện pháp Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết Thứ

bậc SL TL% SL TL% SL TL%

1 Biện pháp 1 69 100.0 0 0.0 0 0.0 207 3.00 1 2 Biện pháp 2 61 88.4 8 11.6 0 0.0 199 2.88 3 3 Biện pháp 3 63 91.3 6 8.7 0 0.0 201 2.91 2 4 Biện pháp 4 54 78.2 15 21.8 0 0.0 192 2.78 5 5 Biện pháp 5 49 71.0 20 29.0 0 0.0 187 2.71 6 6 Biện pháp 6 56 81.0 13 19.0 0 0.0 194 2.81 4

X

109

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

TT

Mức độ

Biện pháp

Rất khả thi Khả thi Không

khả thi Thứ

bậc

SL TL% SL TL% SL TL%

1 Biện pháp 1 57 82.6 10 14.5 2 2.9 193 2.80 1 2 Biện pháp 2 52 75.4 12 17.4 5 7.2 185 2.68 4 3 Biện pháp 3 54 78.3 12 17.4 3 4.3 189 2.74 2 4 Biện pháp 4 50 72.5 15 21.7 4 5.8 184 2.67 5 5 Biện pháp 5 49 71.0 12 17.4 8 11.6 179 2.59 6 6 Biện pháp 6 51 73.9 16 23.2 2 2.9 187 2.71 3

Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý

X

3,00

2,88 2,91

2,78

2,71 2,8 2,81

2,68

2,74

2,67

2,59

2,71

2,30 2,40 2,50 2,60 2,70 2,80 2,90 3,00 3,10

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6

Tính cần thiết Tính khả thi

110 Nhận xét:

Qua khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.1) ta thấy 100% các ý kiến đánh giá tính “rất cần thiết” và “cần thiết” của các biện pháp, trên 90% ý kiến đánh giá tính “rất khả thi” và “khả thi” của các biện pháp. Trong đó, các biện pháp cơ bản tương đồng về thứ bậc mức cần thiết và mức khả thi. Kết quả đánh giá các biện pháp về mức cần thiết và mức khả thi đã phản ánh chân thực tính thực tiễn khách quan về quá trình nhận thức và thực tế thực hiện các biện pháp. Các biện pháp đảm bảo theo 5 nguyên tắc đề

ra các biện pháp, đặc biệt là nguyên tắc “tính thực tiễn”, phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của Ban Giám đốc Trung tâm.

Như vậy, các biện pháp đưa ra là phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

111

Tiểu kết chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận về biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị

cho Đảng viên mới, phân tích thực trạng về quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội để nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới đạt được kết quả thiết thực, tác giả đã xây dựng 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đưa ra phù hợp với thực tiễn hoạt động quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Các biện pháp đưa ra nằm trong tổng thể thống nhất, không tách rời nhau, cần thực hiện toàn diện các biện pháp. Trong từng thời điểm cần lựa chọn và thực hiện những biện pháp nào trước, có trọng tâm, những biện pháp nào đồng thời có tác động bổ trợ để đạt kết quả cao nhất.

112

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng đảng của các cấp ủy Đảng. Đối với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, không chỉ là công tác đào tạo – bồi dưỡng hàng năm mà đây còn được coi là hoạt động góp phần đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì mục tiêu phát triển quê hương ngày càng văn minh, hiện đại. Trước tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương cơ bản ổn định và đang có những bước phát triển tích cực, song vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn thách thức, tác động trực tiếp tới nhận thức tư tưởng của mỗi thành viên trong xã hội; bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ

Đức, thành phố Hà Nội tiếp tục được đề cao và chú trọng chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Trong những năm qua, Ban Giám đốc Trung tâm đã bằng nhiều biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới và đạt được những kết quả nổi bật, tuy nhiên thực trạng cho thấy bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới và biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới của Trung tâm còn có những hạn chế nhất định, cần tiếp tục có những biện pháp phù hợp tình hình thực tế đem lại hiệu quả thiết thực.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:

Biện pháp 1: Quán triệt quan điểm đổi mới trong bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới đối với các Ban, các Bộ phận, các cấp uỷ cơ sở.

113

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổng thể và phù hợp đối với việc bồi dưỡng lý luận chính chính trị cho Đảng viên mới.

Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính chính trị cho Đảng viên mới.

Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng lý luận chính chính trị cho Đảng viên mới.

Biện pháp 5: Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng trong bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới.

Biện pháp 6: Quản lý tốt các lực lượng và các điều kiện cho công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đưa ra là phù hợp với thực tiễn, có thể sử dụng trong công tác quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị

cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và đem lại kết quả thiết thực.

2. Khuyến nghị

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới nói chung, quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội nói riêng đạt được kết quả thiết thực, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

2.1. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương

- Nội dung chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới cần được cập nhật bổ sung thêm những kiến thức mới minh hoạ những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Biên soạn lại tài liệu mới để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, bổ sung.

114

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Đối với huyện uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức

- Huyện uỷ có văn bản chỉ đạo đến các cấp uỷ trực thuộc về tiếp tục đổi mới bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, trong đó nhấn mạnh bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó các cấp uỷ trực thuộc liên hệ vận dụng đổi mới biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới thuộc Đảng bộ, chi bộ mình.

- HĐND, Uỷ ban nhân dân huyện duyệt chi tăng ngân sách cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức để có điều kiện tổ chức đổi mới biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới nhất là việc mở

thêm 2 lớp/năm so với trước đây.

2.3. Đối với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức

- Ban Giám đốc cần chú trọng hơn nữa việc “Tăng cường đổi mới biện pháp quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới trong giai đoạn hiện nay” và tham mưu với Ban Thường vụ huyện uỷ xây dựng chương trình hành động cho toàn Đảng bộ huyện thực hiện.

- Ban Giám đốc Trung tâm quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để

các Ban phối hợp, các Bộ phận tham mưu và các cấp uỷ cơ sở tham gia quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới đạt hiệu quả.

- Các Ban phối hợp, các Bộ phận tiếp thu ý kiến phản ánh của các cấp uỷ cơ sở, tích cực tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm có trọng tâm, trọng điểm và đạt kết quả cao.

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Lương Gia Ban (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý

luận, Tạp chí Triết học, (1), tr.25-28.

3. Ban Bí Thư Trung ương Đảng (2008), Quyết định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/2008 về chức năng , nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 về ban hành quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Hướng dẫn số 14-HD/BTGTW ngày 08/9/2011 về thực hiện chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu Bồi dưỡng lý luận chính trị

dành cho Đảng viên mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Hướng dẫn nhiệm vụcông tác giáo dục lý luận chính trị thành phố Hà Nội các năm 2015, 2016.

8. Nguyễn Đức Bình (1999), Xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, Tạp chí giáo dục lý luận chính trị, (2), Phân viện Hà Nội, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.10-17.

9. Lê Bỉnh (2004), Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, Tạp chí Lý luận chính trị, (3).

116

10. Bùi Đình Bôn (2013), Nâng cao năng lực trí tuệ và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ lý luận đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng-lý luận ở

nước ta hiện nay, Tạp chí báo cáo viên, số 08.

11. Lê Văn Cương (2005), Nhận dạng về các hoạt động chống phá Việt Nam trên mặt trận chính trị của các thế lực thù địch, trong sách “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch”, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Hà Nội.

12. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

13. Đặng Vũ Cường (2014), Biện pháp quản lý giáo dục lý luận chính trị

cho đảng viên mới của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Chính trị (1999), Quy định số 54- QĐ/TW ngày 12/5/1999 về chế độ học tập lý luận trong Đảng.

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Các nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Khoa Điềm (2004), Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả

công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới, Tạp chí thông tin công tác tư tưởng lý luận, (1), tr.2-4.

117

20. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện nghiên cứu Hồ Chí

Minh và các lãnh tụ của Đảng (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Huyện uỷ Mỹ Đức, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng trong 2 năm (2015, 2016).

23. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Mai Hữu Khuê (1993), Tâm lý học quản lý Nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Khoa Minh (2003),V.I.Lênin về công tác tư tưởng và lý luận,, trong sách “Một số vấn đề chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28. Tống Đức Thảo (2013), Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận về

quyền con người-một số vấn đề phương pháp luận, Tạp chí Báo cáo viên, số 10.

29. Đỗ Thị Thìn (2008), Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện tại tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

30. Đặng Đình Thoan (2013), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Hà nội.

118

31. Nguyễn Đình Trãi (2001), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các trường Chính trị tỉnh, Luận án tiến sỹ

triết học, Hà Nội

32. Nguyễn Phú Trọng (1999), Tạo bước chuyển biến mới trong việc học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên, Tạp chí Cộng sản.

33. Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Mỹ Đức, Các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai các lớp học bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới của Trung tâm BDCT huyện Mỹ Đức, từ năm 2015 đến nay.

34. Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Mỹ Đức, Báo cáo tổng kết các lớp học bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm, trong 2 năm (2015 - 2016).

35. Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 8, Nxb Tiến bộ, Matsxcova.

119 PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Phiếu khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà nội (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Ban Tuyên Giáo huyện Mỹ Đức, Ban Tổ chức huyện Mỹ Đức, lãnh đạo cấp uỷ

cơ sở, giảng viên mời giảng)

Để có thể đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới xin ông (bà) cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây (đánh dấu X vào ô phù hợp):

Câu 1. Ông/bà hãy đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của công tác Lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội?

Nội dung

Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

RCT CT KCT Tốt Khá TB

1. Thống nhất xây dựng kế hoạch mở lớp đầu năm

2. Rà soát và phân nhóm đảng viên mới theo từng thời điểm

3. Chuẩn bị các nội dung và tài liệu bồi dưỡng

4. Xác định hình thức bồi dưỡng (tập trung, cuối tuần, buổi tối,...)

5. Chuẩn bị các điều kiện CSVC, báo cáo viên

6. Kế hoạch tài chính

7. Phân công cụ thể trách nhiệm cho các Ban, Bộ phận, đơn vị thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 116 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)