Lập kế hoạch bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 67)

Để việc triển khai tổ chức thực hiện bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới được khoa học, nền nếp, hàng năm Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức phối hợp với Ban Tổ chức huyện uỷ, Ban Tuyên giáo huyện uỷ lập kế hoạch mở lớp. Kế hoạch được đặt ra cụ thể mục đích yêu cầu, nội dung bồi dưỡng, thời gian thực hiện và phân công cụ thể cho các đơn vị, bộ phận có trách nhiệm thực hiện, cụ thể:

Số lớp bồi dưỡng: Hàng năm tổ chức 4 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị

cho Đảng viên mới.

56

Thời gian tổ chức: Lớp thứ nhất tổ chức vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Lớp thứ hai tổ chức vào trung tuần tháng 6 hàng năm. Lớp thứ ba tổ

chức tổ chức vào trung tuần tháng 9 hàng năm và lớp thứ 4 tổ chức vào trung tuần tháng 12 hàng năm.

Ban Tuyên giáo huyện uỷ Mỹ Đức: Phối hợp với Trung tâm lập kế

hoạch mở lớp, theo dõi, quản lý lớp học về nội dung chương trình.

Ban Tổ chức huyện uỷ Mỹ Đức: Đầu năm rà soát tình hình Đảng viên mới ở cơ sở, trên cơ sở đó phối hợp với Trung tâm để tổ chức chiêu sinh học viên.

Ban Giám đốc Trung tâm : trực tiếp chủ nhiệm, giảng dạy quản lý lớp học, đánh giá kết quả học tập, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng cho học viên và báo cáo kết quả bồi dưỡng của các lớp.

Bộ phận Giáo vụ và Bộ phận Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm:

Có trách nhiệm bố trí phòng học và các điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức các lớp học. Quản lý lớp học, đồng thời tham mưu giúp Ban Giám đốc ra Quyết định và Cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cho học viên.

Các cấp ủy cơ sở: Chuẩn bị Đảng viên mới tham dự các lớp bồi dưỡng và quản lý việc học tập của đảng viên đơn vị mình.

Các giảng viên mời giảng: Chủ động soạn bài chuẩn bị tốt nội dung lên lớp.

Kế hoạch mở lớp của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Đức được ban hành tới các Ban, Bộ phận, đơn vị từ ngay những ngày tháng đầu của các năm. Trên cơ sở đó, các Ban, Bộ phận, đơn vị chủ động và phối hợp tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch đặt ra.

57

Kết quả khảo sát (bằng phiếu hỏi) với 69 đồng chí là lãnh đạo Ban Tuyên giáo huyện uỷ, lãnh đạo Ban Tổ chức huyện uỷ, lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Bộ phận Giáo vụ và Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm, lãnh đạo cấp uỷ cơ sở và giảng viên mời tham gia giảng dạy tại Trung tâm (xem Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ nhận thức về công tác lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới

TT

Mức độ Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết Thứ

bậc

Nội dung SL TL% SL TL% SL TL%

1 Thống nhất xây dựng kế

hoạch mở lớp đầu năm 59 85.5 10 14.5 0 0 197 2.86 6 2

Rà soát và phân nhóm đảng viên mới theo từng thời điểm

62 89.9 7 10.1 0 0 200 2.90 5

3 Chuẩn bị các nội dung và

tài liệu bồi dưỡng 65 94.2 4 5.8 0 0 203 2.94 3 4

Xác định hình thức bồi dưỡng (tập trung, cuối tuần, buổi tối...)

57 82.6 12 17.4 0 0 195 2.83 7 5 Chuẩn bị các điều kiện

CSVC, báo cáo viên 63 91.3 6 8.7 0 0 201 2.91 4

6 Kế hoạch tài chính 68 98.6 1 1.4 0 0 206 2.99 1 7

Phân công cụ thể trách nhiệm cho các Ban, bộ

phận, đơn vị thực hiện kế

hoạch

66 95.7 3 4.3 0 0 204 2.96 2

Qua phân tích những số liệu trên cho thấy, nhận thức về việc lập kế

hoạch và nhu cầu về các điều kiện mở lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới tại Trung tâm Bồi dưỡng hính trị huyện Mỹ Đức đáp ứng được tình hình thực tiễn ngày càng cao. Các nội dung đưa ra, mức độ nhận thức về “rất cần thiết” và “cần thiết” đều đạt 100%, không có nội dung nào cho rằng “không cần thiết”. Cũng theo phương pháp khảo sát đó cho thấy nhu

X

58

cầu đổi mới các nội dung lập kế hoạch cần được bổ sung và khả năng thực hiện là khá tốt (xem Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện của công tác lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới

TT

Mức độ

Nội dung

Tốt Khá TB

Thứ

bậc SL TL% SL TL% SL TL%

1 Thống nhất xây dựng kế

hoạch mở lớp đầu năm 65 94.2 4 5.8 0 0 203 2.94 2 2 Rà soát và phân nhóm đảng

viên mới theo từng khối 63 91.3 6 8.7 0 0 201 2.91 3 3 Chuẩn bị các nội dung và tài

liệu bồi dưỡng 59 85.5 10 14.5 0 0 197 2.85 5

4

Xác định hình thức bồi dưỡng (tập trung, cuối tuần, buổi tối,...)

54 78.3 15 21.7 0 0 192 2.78 7 5 Chuẩn bị các điều kiện

CSVC, báo cáo viên 62 89.9 7 10.1 0 0 200 2.89 4

6 Kế hoạch tài chính 67 97.1 2 2.9 0 0 205 2.97 1

7

Phân công cụ thể trách nhiệm cho các Ban, bộ

phận, đơn vị thực hiện kế

hoạch

56 81.2 13 18.8 0 0 194 2.81 6

Qua khảo sát ta thấy các nội dung công tác lập kế hoạch đưa ra, số ý kiến cho rằng thực hiện Tốt là rất cao, không có ý kiến nào cho rằng mức độ thực hiện ở mức Trung bình. Điều đặc biệt là ở cả bảng 2.7 và 2.8 đều cho thấy thứ

bậc thực hiện Kế hoạch tài chính là vấn đề cơ bản, hàng đầu cần phải tính tới và có khả năng thực hiện tốt, là điều kiện để thực hiện tốt các nội dung.

Thực trạng trên đã đặt ra cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cần phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra những biện pháp đổi mới việc lập kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới phù hợp đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay.

X

59

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị cho đảng viên mới tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)