Về việc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Anh

Một phần của tài liệu Đối chiếu cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao trong tiếng việt và tiếng anh (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÚ BỊ BAO

1.1. Các quan điểm trong việc nghiên cứu cú bị bao

1.1.2. Về việc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Anh

Về mặt thuật ngữ, các nhà Anh ngữ học hầu như thống nhất với nhau và cùng dùng tên gọi “Embedded Clause” (CBB). Họ đều cho rằng câu có chứa CBB là câu phức (complex sentence).

Các nhà nghiên cứu Anh ngữ nghiên cứu CBB theo 3 cách tiếp cận chủ yếu: ngữ nghĩa, ngữ pháp chức năng, và ngữ pháp truyền thống.

Anne Seaton [63] xem xét các CBB trong ngữ cảnh. Bà đưa ra các ví dụ về CBB và cho nhận xét. Tác giả liệt kê một số vị từ có bổ ngữ là CBB và các tính từ mà sau nó là CBB.

MAK Halliday có viết hai chương, chương 6 và 7, trong quyển

‘Functional Grammar’ [84] rất chi tiết về CBB, nhưng ông chỉ nghiên cứu chức năng của CBB, và cho rằng những chức năng của CBB là bổ nghĩa, chi tiết hóa, và mở rộng câu.

Trong câu tiếng Anh, CBB chỉ giữ chức năng chủ ngữ, bổ ngữ, và định ngữ. Các nhà nghiên cứu Anh ngữ theo hướng tiếp cận ngữ pháp truyền thống có 3 quan điểm khác nhau:

a/ Cú bị bao có thể giữ chức năng trạng ngữ

Trong khi các nhà Anh ngữ khác cho rằng CBB chỉ có làm chủ ngữ, bổ ngữ, hay định ngữ trong câu thì Jeffrey P. Kaplan [79] cho rằng các CBB có thể kết nối với các cú khác để tạo thành câu phức. (“Embedded clauses can be

conjoined with others to form compound sentences.”), [79, 299-300] và CBB có thể bổ nghĩa cho cụm chủ-vị, ngữ danh từ, ngữ tính từ, ngữ giới từ và ngữ vị từ. [79, 301]

Hai tác giả Ronald Carter và Michael Mc. Carthy [92] cũng có quan điểm về CBB giống như Jeffrey P. Kaplan. Họ cho rằng mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses) có liên từ cũng là CBB [92, 564].

b/ Cú bị bao theo cấu trúc WH-word-EVER + C + V

‘Nominal relative clause’

‘Nominal relative clause’ là CBB làm định ngữ trong danh ngữ bắt đầu bằng các đại từ ở dạng WH-word-EVER (ví dụ như: whoever, whatever, và whichever…)

Các tác giả theo quan điểm này gồm có Anne Seaton, Michael Swan, và Collins Cobuild. Anne Seaton cho ví dụ: Whoever (= The person who) broke into the apartment left the fingerprints everywhere. (Bất kỳ ai đột nhập vào căn hộ cũng phải để lại dấu tay khắp nơi.), và tác giả đề cập đến cú quan hệ đẳng kết (Co-ordinate relative clauses) trong trường hợp phải đặt thêm đại từ quan hệ. [63, 467-477] Cũng cùng quan điểm với Anne Seaton, Michael Swan [86, 493] cho ví dụ:

Take whatever you want và phân tích whatever tương đương với anything that, nên CBB whatever you want là ‘Nominal relative clause’. Collins Cobuild không đồng ý với ý kiến cho rằng những CBB bắt đầu bằng ‘what’ là ‘noun clause’ (CBB có chức năng như một danh ngữ). Cùng quan điểm với Anne Seaton và Michael Swan, ông gọi những CBB dạng này là ‘Nominal relative clause’. Tuy nhiên ông chỉ cho ví dụ và gọi tên nhưng không phân tích thêm.

- What he / really needs // is a cup of tea. (Cái mà anh ta thật sự cần tới là một tách trà.)

- They // did not like what he / wrote. (Họ không thích những gì hắn viết.) [67, 616-617]

c/ Cú bị bao theo cấu trúc WH-word-EVER + C + V được xem như cú danh ngữ (noun clause) làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ

Nhiều nhà nghiên cứu Anh ngữ theo hướng tiếp cận ngữ pháp truyền thống cho rằng CBB có cấu trúc WH-word-EVER + C + V là cú danh ngữ và có thể giữ chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.

Howard Jackson [75] đưa ra ý kiến là trong tiếng Anh khi CBB giữ chức năng chủ ngữ, người ta thường sử dụng chủ ngữ giả IT ở vị trí của chủ ngữ và CBB được đặt ở cuối câu vì tiếng Anh có khuynh hướng đặt những thành phần câu dài, nhiều từ ở cuối câu, theo nguyên tắc ‘trọng hậu’ (“When a that-clause fuctions as subject, it is normally the case that a dummy IT funtions in subject position, and the that-clause is extraposed … English tends to consign long and weighty elements to the end of a clause, according to the principle of end-weight. ”) [75, 35]. Howard Jackson chú trọng đến CBB có vị từ không biến ngôi hơn CBB có vị từ biến ngôi.

Lynn M. Berk [83] cùng quan điểm với nhà nghiên cứu Việt ngữ Lưu Vân Lăng khi nghiên cứu CBB theo tầng, bậc của câu. Lynn xem CBB như một ngữ danh từ và quan tâm đến cấu trúc nội tại của CBB, vị từ của CBB làm bổ ngữ bị chi phối bởi vị từ chính của câu. Tác giả cho rằng có hai loại CBB làm bổ ngữ là ‘factive’ và ‘non-factive’, tùy theo nội dung của CBB.

Trong khi các nhà ngữ pháp tiếng Anh cho rằng đại từ quan hệ (relative pronoun) that không thể được sử dụng trong CBB làm định ngữ không hạn định thì Rodney Huddleston có ý kiến hoàn toàn ngược lại. Ông đưa ra ví dụ: “The

suggestion, that he should resign, was outrageous.” (Lời đề nghị ông ấy nên từ chức đã xúc phạm đến ông ấy), nhưng không giải thích quan điểm của mình [91, 162].

Betty Schrampfer Azar [66] cho khá nhiều ví dụ về CBB làm bổ ngữ, bà liệt kê các vị từ và các cụm từ (common expressions) có bổ ngữ là CBB, bà viết rõ về CBB làm định ngữ của danh ngữ nhưng bà không đề cập đến CBB làm chủ ngữ.

Khi bàn về CBB làm định ngữ tác giả Martin Hewings [85]

khẳng định CBB làm định ngữ không hạn định (non- restrictive relative clause) bổ nghĩa cho một danh từ sở chỉ xác định không được sử dụng thường xuyên trong văn nói hằng ngày, nhưng lại được sử dụng rất nhiều trong văn viết. (“We don’t use non- defining relative clauses or non-restrictive clauses often in everyday speech, but they occur frequently in written English.) [85,142]. Trong khi các tác giả khác ủng hộ việc sử dụng đại từ quan hệ that thay cho who, whom hoặc which để không cần phải phân biệt CBB làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ chỉ người hay chỉ vật thì Martin Hewings khuyên không nên sử dụng that (“It is probably safer not to use it.”) [85, 142]. Tác giả cho rằng nên bỏ tác tử phụ ngữ hóa that trong CBB làm bổ ngữ của một số vị từ chỉ sự phát biểu như ‘agree’ (đồng ý), ‘mention’ (đề cập), ‘notice’ (chú ý), ‘promise’ (hứa),

‘say’ (nói), ‘think’ (nghĩ) nhất là trong cách nói không trang trọng; tuy nhiên, không nên bỏ tác tử phụ ngữ hóa that sau những vị từ như ‘complain’ (phàn nàn), ‘confide’

(tự tin), ‘deny’ (phủ nhận), ‘grumble’ (càu nhàu), ‘speculate’ (suy đoán), ‘warn’ (cảnh báo), sau cách nói trang trọng, sau vị từ ‘answer’ (trả lời), ‘argue’, ‘reply’ (trả lời), và khi CBB làm bổ ngữ không đứng ngay sau vị từ. (“After the more common reporting verbs such as ‘agree’, ‘mention’, ‘notice’, ‘promise’, ‘say’, ‘think’ we often leave out

‘that’ particular in informal speech. However, it is less likely to be left out after less common reporting verbs such as complain, confide, deny, grumble, speculate, warn;

and also in formal writing; and after the verbs ‘answer’, ‘argue’, ‘reply’. We are also

more likely to include it if the that-clause doesn’t immediately follow the verb.) [85, 88].

A.J. Thomson và A.V. Martinet [57] lại cho rằng có 3 loại CBB: hạn định, không hạn định, và liên kết (connective) [57, 69]; và CBB làm định ngữ liên kết chính là CBB làm định ngữ của cả câu. Họ cho ví dụ: ‘They played the drum all night, which annoyed us all.’ [57, 77]. Họ cũng có ý kiến khác với các tác giả khác khi cho rằng what cũng là đại từ quan hệ (relative pronoun). Họ cho ví dụ ‘Tell me what he said’ và phân tích ‘what he said’ là CBB làm định ngữ. Điều này hoàn toàn trái ngược với ý của các nhà ngữ học khác vì họ đều phân tích đó là CBB làm bổ ngữ [57, 73]. Họ viết ‘What he needs is a steady job.’ [57, 77] có CBB ‘What he needs’ làm CBB làm định ngữ và không đồng ý đó là CBB làm chủ ngữ trong câu như các tác giả khác. Họ đặc biệt quan tâm đến CBB làm bổ ngữ trong các cấu trúc It – Be – Tính từ – CBB, It – Be – Danh từ / Danh ngữ – CBB, và Chủ ngữ – Be – Tính từ – CBB [57, 261]. Họ liệt kê một số vị từ có bổ ngữ là CBB. [57, 262]

So với các tác giả khác thì Roderick A. Jacobs [95] viết về CBB chi tiết hơn. Ông xem CBB như một thành tố của vị ngữ giữ chức năng bổ ngữ, dùng sơ đồ cây (tree diagram) để phân tích câu chứa CBB có cấu trúc ‘IT-Clefts’ và

‘WH-Clefts’ [95, 178], hai cấu trúc nhấn mạnh chủ ngữ, bổ ngữ, hoặc trạng ngữ. Ông đưa các cách biến đổi cấu trúc câu có chứa CBB, và phân tích các tác tử phụ ngữ hóa (complemenntizers) được sử dụng để phân biệt cú độc lập và CBB trong câu tiếng Anh. Ông nghiên cứu các CBB có vị từ chính không được chia (non-finite embedded clauses). Sau khi xem xét các mối quan hệ ngữ pháp nội tại của các CBB, ông cho rằng vị từ của CBB tiếng Anh thường là vị từ tình thái (modal verbs) hoặc các vị từ thường (ordinary verbs) được chia theo thì hiện tại hoặc quá khứ. [95, 61]. Jacobs cũng phân tích khi sử dụng CBB trong câu tiếng Anh cần phải có Filler ‘IT’ làm ‘extraposition

subject’ (chủ ngữ giả) vì tiếng Anh là ngôn ngữ thiên chủ ngữ và khẳng định rằng không phải ngôn ngữ nào cũng có Filler ‘IT’.

Trên đây là ý kiến của một số tác giả có nghiên cứu đến vấn đề CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh mà chúng tôi đã khảo sát được. Cho dù ý kiến của họ còn đôi chỗ khác nhau, nhưng đóng góp của họ trong quá trình nghiên cứu cú pháp tiếng Việt và tiếng Anh là rất lớn.

Một phần của tài liệu Đối chiếu cấu trúc ngữ pháp của cú bị bao trong tiếng việt và tiếng anh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)