CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CÂU CÓ CHỨA CÚ BỊ BAO TỪ VIỆT SANG ANH VÀ TỪ ANH SANG VIỆT
3.4. Chuyển dịch CBB làm bổ ngữ
3.4.1. Dịch Việt – Anh (tV1 → tA2)
Trong câu tiếng Việt, bổ ngữ chịu sự tác động của vị từ về mặt nghĩa, nhưng trong câu tiếng Anh, vị từ quy định cấu trúc của bổ ngữ, tùy theo từng vị từ mà bổ ngữ có những cấu trúc khác nhau. Chính vì vậy, CBB làm bổ ngữ tV1 có thể chuyển dịch sang nhiều cấu trúc bổ ngữ tA2 khác nhau.
Trong câu tV1, CBB làm bổ ngữ của vị từ nói năng và vị từ tri giác nhận thức thường được bắt đầu bằng kết từ rằng, là khi diễn đạt câu trần thuật khẳng định
hoặc phủ định. Tuy nhiên kết từ rằng, là có thể lược bỏ mà không làm thay đổi nghĩa và cấu trúc câu. Khi CBB làm bổ ngữ diễn đạt câu hỏi thì có từ nghi vấn đặt ở đầu CBB hay cuối CBB tùy theo loại từ nghi vấn.
- Mỗi lần chị Ba về nhà, thấy con hăm hở với xấp tiền vừa thu được, má // nói với chị rằng tụi nhỏ / trọ đông, bà / cũng vui vui. (22, 2)
- Cúc // hiểu tại sao anh / không đợi Cúc mỗi bận đi về. (22, 2) (Từ nghi vấn tại sao đặt trước CBB.)
- Tôi // hỏi có ai / bị chết đuối không. (8, 35) (CBB đặt giữa cụm từ nghi vấn có … không.)
*** Kết từ rằng, là thường được dịch sang tiếng Anh bằng tác tử phụ ngữ hóa that.
- Ở với ông ngoại, thằng bé sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ. Nhưng hễ rời ra là nó trốn về. Thằng bé // tuyên bố với các bà ở xưởng đóng thuyền rằng nó / còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh. (29, 280)
→ The boy was happier with his grandfather than he was with his parents. But when he had the chance, he // had run back to the coast, telling the workers at the boat yard that as long as he / was here, he / would make sure his mother was not beaten. (28, 250)
- Chắc cô con gái // giải thích với họ là phim này / quay về cho mẹ xem.
(27, 178)
→ The daughter // must have explained to them that the video clips / were intended for her mother. (27, 179)
*** Kết từ là trong CBB làm bổ ngữ có thể không dịch khi chuyển sang tiếng Anh.
- Tại sao mọi người // lại bảo là anh / đã chết rồi? (27, 166)
→ Why does everybody // tell me ỉ you / are dead? (27, 167)
*** Trong CBB bổ ngữ diễn đạt câu hỏi lựa chọn, dạng ‘có phải … hay không’, ‘có
… hay là’ được sử dụng từ tương đương trong tiếng Anh là if hoặc whether
- Anh ta // tò mò nhìn Mi bằng đôi mắt xanh lơ của người phương Bắc, chắc đang tự hỏi cô này / nói thật hay nói dối. (29, 150)
→ He looked at her curiously with the blue eyes of the North, as if he // were asking himself if she / was telling the truth or not. (28, 130)
- Ông Hạo // hỏi cô / có ngại không thì ở lại đây. (29, 179)
→ He (Hạo) // asked her if she / would mind staying there in his house. (28, 170)
- Tuyền // không chắc cô / đã có đứa bé trong bụng hay chưa nhưng tình cảm dành cho nó đã bắt đầu phai nhạt. (27, 40)
→ Tuyền // was not sure whether the baby / had formed inside her, but her love for it was already fading. (27, 41)
- Bây giờ thì Tuyền // không chắc mình / có còn yêu đứa bé hay không.
(27, 40)
→ Now she // was not sure whether she / would still love it. (27, 41)
*** CBB làm bổ ngữ có từ nghi vấn được chuyển dịch sang tiếng Anh tùy theo nghĩa của từ nghi vấn.
- Giờ thấy cử chỉ khác lạ của khách, sư thầy // đâm ra phân vân không hiểu ông ta / sao cứ đứng như pho tượng án giữa cổng chùa như thế. (29, 555)
→ Now, observing his strang behaviour, she // felt uneasy, not knowing why he / kept standing there like a statue, occupying the entire entrance to the pagoda. (28, 510)
- Sao này tôi // mới biết ông già / cũng tinh ý gớm. Ông // bảo lúc ấy ông / đếm được trong đầu tôi nghĩ những mưu mẹo gì. (29, 119)
→ Later, I // came to recognize how wise he / was. He // could see what / was happening to me. (28, 102)
- Bà // cũng chẳng nhớ mình / đã nói dối con chuyện gì. Bà nhìn con gái dò hỏi. (27, 180)
→ She // could not remember which lie she / had told her, so she could only gaze uncertainly at her daughter (27, 181).
- Tôi // HỎI bà cụ / thăm ai (27, 62).
→ I // once asked her whom she / visited (27, 63).
3.4.1.1. tV1: C- V [Vt nói năng - B(CBB)] → tA2: C- V [Vt nói năng - B(CBB)]
Trong tiếng Việt và tiếng Anh, cấu trúc câu có vị từ nói năng tương đương nhau C – V [Vt nói năng – B(CBB)], với CBB làm bổ ngữ là nội dung câu dẫn gián tiếp, nên CBB làm bổ ngữ của vị từ nói năng trong câu tV1 có thể được chuyển dịch sang CBB làm bổ ngữ trong câu tA2.
- Chủ ngữ câu tV1 → Chủ ngữ câu tA2
- Vị từ câu tV1 (nói năng) → Vị từ câu tA2 (nói năng) - CBB làm bổ ngữ câu tV1 → CBB làm bổ ngữ câu tA2
<36> Xét câu ‘Lúc chiều, bà cụ // BẢO năm nay gió / về muộn.’ (27, 58), có CBB làm bổ ngữ diễn đạt nội dung câu nói ‘năm nay gió / về muộn’.
Bảng 22:
tV1 tA2
Lúc chiều, bà cụ // BẢO năm nay gió / về muộn. (27, 58)
One afternoon, she // TOLD me that the winds announcing the new season / had
not yet returned. (27, 59)
- Chủ ngữ câu tV1 ‘bà cụ’ → Chủ ngữ câu tA2 ‘she’
- Vị từ câu tV1 (nói năng) ‘BẢO’ → Vị từ câu tA2 (nói năng) ‘TOLD’
- CBB làm bổ ngữ câu tV1 ‘năm nay gió / về muộn’ → CBB làm bổ ngữ câu tA2 ‘that the winds announcing the new season / had not yet returned’
- Câu tV1 ‘Lúc chiều, bà cụ // BẢO năm nay gió / về muộn.’ được chuyển dịch sang câu tA2 ‘One afternoon, she // TOLD me that the winds announcing the new season / had not yet returned.’ với cùng cấu trúc câu C – V [Vt nói năng – B(CBB)].
<37> Tôi // HỎI bà cụ / thăm ai (27, 62)
→ I // once ASKED her whom she / visited. (27, 63)
<38> Bà cụ // BẢO bà / mua lại nhà này của một ông giáo già cô độc. (27, 70)
→ The old woman // TOLD me that she / had bought the house from a lonely old teacher. (27, 71)
<39> Họ // HỎI sao tôi / biết quê họ với lại quen nhiều người thế. (29, 119)
→ They // did ASK me how I / came to know so much about their native province and about so many people. (28, 101)
<40> Người ta // BẢO anh / chỉ sống được một năm rưỡi nữa. (29, 189)
→ I am told that I will only live for another one and half year.
(28, 180)
3.4.1.2. tV1: C- V [Vt nhận thức - B(CBB)] → tA2: C- V [Vt nhận thức - B(CBB)]
Trong tiếng Việt và tiếng Anh, cấu trúc câu có vị từ vị từ nhận thức tương đương nhau C – V [Vt nhận thức – B(CBB)], nên CBB làm bổ ngữ của vị từ nhận thức trong câu tV1 có thể được chuyển dịch sang CBB làm bổ ngữ trong câu tA2.
- Chủ ngữ câu tV1 → Chủ ngữ câu tA2
- Vị từ câu tV1 (nhận thức) → Vị từ câu tA2 (nhận thức) - CBB làm bổ ngữ câu tV1 → CBB làm bổ ngữ câu tA2
<41> Xét câu ‘Chị // NHẬN RA mình / đã mất đi cái vẻ lộng lẫy thời con gái.’ (29, 52), có CBB làm bổ ngữ ‘mình / đã mất đi cái vẻ lộng lẫy thời con gái.’
Bảng 23:
tV1 tA2
Chị // NHẬN RA mình / đã mất đi cái vẻ lộng lẫy thời con gái. (29, 52)
She // REALIZED that she / had lost the magnificence of her youth. (28, 38) - Chủ ngữ câu tV1 ‘Chị’ → Chủ ngữ câu tA2 ‘She’
- Vị từ câu tV1‘NHẬN RA’ → Vị từ câu tA2 ‘REALIZED’
- CBB làm bổ ngữ câu tV1 ‘mình / đã mất đi cái vẻ lộng lẫy thời con gái’ → CBB làm bổ ngữ câu tA2 ‘she / had lost the magnificence of her youth’
- Câu tV1 ‘Chị // NHẬN RA mình / đã mất đi cái vẻ lộng lẫy thời con gái. (29, 52)’ được chuyển dịch sang câu tA2 ‘She // REALIZED that she / had lost the magnificence of her youth.’ (28, 38), với cùng cấu trúc tương đương
C – V [Vt nói năng / nhận thức – B(CBB)]
<42> Xét câu ‘Tôi // lấy làm TIẾC là họ / đã biết nhau.’ (29, 149), có CBB làm bổ ngữ ‘họ / đã biết nhau’
Bảng 24:
tV1 tA2
Tôi // LẤY LÀM TIẾC là họ / đã biết nhau. (29, 149)
I // REGRETTED that they / had come to know each other.
- Chủ ngữ câu tV1 ‘Tôi’ → Chủ ngữ câu tA2 ‘I’
- Vị từ câu tV1‘LẤY LÀM TIẾC’ → Vị từ câu tA2
‘REGRETTED’
- CBB làm bổ ngữ câu tV1 ‘họ / đã biết nhau’ → CBB làm bổ ngữ câu tA2 ‘they / had come to know each other’
- Câu tV1 ‘Tôi // LẤY LÀM TIẾC là họ / đã biết nhau’
được chuyển dịch sang câu tA2 ‘I // REGRETTED that they / had come to know each other.’ với cùng cấu trúc tương đương C – V [Vt nhận thức – B(CBB)]
<43> Duyên // NHẬN RA chị / đã khác xưa nhiều rồi. (29, 52)
→ She // (Duyên) REALIZED that she / had changed a lot through the passage of time. (28, 37)
<44> Từ khi có trí khôn, cô gái // đã BIẾT là người ta / nói dối như là nghệ thuật sống. (27, 180)
→ The girl // HAD KNOWN since she was a teenager that telling lies / was part of the art of life (27, 181)
<45> Tôi // không TIN chiêm bao / phản ánh đúng sự thật. (29, 124)
→ I // never BELIEVE that dreams / reflects the real world.
(28, 106)
<46> Tuyền // cũng NHỚ là mình / chưa bao giờ lo cho Khang. (27, 40)
→ She // (Tuyen) also REMEMBERED that she / had never been concerned about Khang. (27, 41)
<47> Bây giờ tôi // mới HIỂU cơn mưa giông mù mịt / đang sắp ập xuống đầu con cò tội nghiệp của tôi. (29, 168)
→ By now, I // UNDERSTAND what dark storm / is about to descend on my poor little baby stork. (28, 159)
<48> Hay anh // đã ĐOÁN được sáng sớm mai tôi / đi. (29, 169)
→ Has he GUESSED that early tomorrow morning I will leave? (28, 160)
<49> Cho đến hôm nay, sau bốn năm làm việc và là bạn thân thiết, tôi // mới PHÁT HIỆN RA cô ấy / duyên dáng, đáng yêu đến thế (29, 144).
→ After working with her and being her good friend for four years, only now did I // REALIZE how charming and lovely she / was (28, 125).
*** Trong trường hợp vị từ NHẬN THẤY, THẤY khi dịch sang tiếng Anh có nghĩa tương đương vị từ FIND thì CBB làm bổ ngữ tV1 không thể chuyển thành CBB làm bổ ngữ tA2 vì trong tiếng Anh vị từ chính của câu quy định dạng thức của các vị từ phụ.
Câu tA2 sẽ có cấu trúc S – FIND – O – Present Participle.
- Chủ ngữ câu tV1 → Chủ ngữ câu tA2
- Vị từ tV1 ‘CẢM THẤY / THẤY’ → Vị từ tA2 ‘FIND’
- Chủ ngữ CBB làm bổ ngữ tV1 → Bổ ngữ của câu tA2 - Vị từ của CBB làm bổ ngữ tV1 → Hiện tại phân từ (Present Participle) tA2
<50> Xét câu ‘Dạo này Duyên // bỗng THẤY mình / hay soi gương.’ (29, 51) với CBB làm bổ ngữ ‘mình / hay soi gương’
Bảng 25:
tV1 tA2
Dạo này Duyên // bỗng THẤY mình / hay soi gương. (29, 51)
Duyên suddenly FOUND herself looking in the mirror. (28, 36)
- Chủ ngữ câu tV1 ‘Duyên’→ Chủ ngữ câu tA2 ‘Duyên’
- Vị từ tV1 ‘THẤY’ → Vị từ tA2 ‘FOUND’ (chia ở thì Quá khứ đơn)
- Chủ ngữ CBB làm bổ ngữ tV1 ‘mình’→ Bổ ngữ của câu tA2 ‘herself’
- Vị từ của CBB làm bổ ngữ tV1 ‘so gương’→ Hiện tại phân từ (Present Participle) tA2 ‘looking in the mirror’
<51> Tuyền // CẢM THẤY mình / quan trọng hẳn và tự nhiên thành mỏng manh. (27, 38)
→ Tuyen FOUND herself feeling very important and, therefore, rather fragile (27, 39).
<52> Một hôm Bé Hai // đến sớm THẤY con Vá / nằm dang xa chỗ sợi thừng buộc cổ. Sợi thừng đã bị răng nó cắn một nhát đứt gọn như dao cạo. (27, 112)
→ One day Little Hai // came early and FOUND Vá lying away from the rope that she had cut with her own teeth (27, 113).
*** Trong trường hợp chuyển sang tiếng Anh với các vị từ có nghĩa tương đương là những vị từ nhận thức như SEE (thấy), HEAR (nghe), FEELING (cảm thấy), WATCH (nhìn), NOTICE (chú ý thấy thấy), SMELL (ngửi), TASTE (nếm), thì câu tV1 có CBB làm bổ ngữ được chuyển sang câu tA2 theo cấu trúc C – V(Vt – B – Ngữ hiện tại phân từ hoặc Vị từ nguyên mẫu)
- Chủ ngữ của câu tV1 → Chủ ngữ của câu tA2
- Vị từ nhận thức của câu tV1 → Vị từ nhận thức của câu tA2
- Chủ ngữ của CBB làm bổ ngữ tV1 → Bổ ngữ của câu tA2 - Vị từ của CBB làm bổ ngữ tV1 → Ngữ hiện tại phân từ tA2 (sự việc kéo dài, nhấn mạnh tính liên tục), hoặc vị từ nguyên mẫu (sự việc chung chung, không nhấn mạnh tính liên tục).
<53> Xét câu ‘Tôi // THẤY Bình / nhìn Mi.’ (29, 140), có CBB làm bổ ngữ
‘Bình / nhìn Mi.’
Bảng 26:
tV1 tA2
Tôi // THẤY Bình / nhìn Mi. (29, 140) I // NOTICED Bình looking at Mi. (28,121) - Chủ ngữ của câu tV1 ‘Tôi’ → Chủ ngữ của câu tA2 ‘I’
- Vị từ nhận thức của câu tV1 ‘THẤY’ → Vị từ nhận thức của câu tA2 ‘NOTICE’
- Chủ ngữ của CBB làm bổ ngữ tV1 ‘Bình’ → Bổ ngữ của câu tA2 ‘Bình’
- Vị từ của CBB làm bổ ngữ tV1 ‘nhìn Mi’→ Ngữ hiện tại phân từ tA2 ‘looking at Mi’ (nhấn mạnh tính kéo dài và liên tục)
- Câu tV1 ‘Tôi // THẤY Bình / nhìn Mi.’ theo cấu trúc C – V[Vt nhận thức – B(CBB)] được chuyển dịch sang câu tA2 ‘I NOTICED Bình looking at Mi.’ theo cấu trúc C – V(Vt – B – Ngữ hiện tại phân từ).
<54> Phút ấy tôi // mới kịp THẤY lòng / dâng lên một nỗi gì tê tái (27, 154).
→ Only then did I // FEEL something painful rising inside my heart (27, 155).
<55> Trong mơ Vi THẤY gương mặt một người đàn ông đang cúi xuống (29, 238).
→ In her dream, Vi SEES a familiar face bending down over her (28, 218).
<56> Lúc này Vi mới NHẬN RA tiếng mưa rơi rào rộ, tiếng quạt số thấp chạy êm êm đều đều (29, 240).
→ Outside, she (Vi) HEARS the rain falling heavily, the sound mixing with the even beating of the fan (28, 219).
<57> Xét câu ‘Tôi // chưa bao giờ THẤY bà cụ / mang quà bánh hay đem quần áo gì vào cho đứa cháu đang sinh nở.’ (27, 62), với CBB làm bổ ngữ ‘bà cụ / mang quà bánh hay đem quần áo gì vào cho đứa cháu đang sinh nở’ (63)
Bảng 27:
tV1 tA2 Tôi // chưa bao giờ THẤY bà cụ / mang
quà bánh hay đem quần áo gì vào cho đứa cháu đang sinh nở. (27, 62)
I // never SAW her take any biscuits to give the niece, or any clothes for her to wear during her stay at the hospital after giving birh to her baby. (27, 63)
- Chủ ngữ của câu tV1 ‘Tôi’ → Chủ ngữ của câu tA2 ‘I’
- Vị từ nhận thức của câu tV1 ‘THẤY’ → Vị từ nhận thức của câu tA2 ‘SAW’
- Chủ ngữ của CBB làm bổ ngữ tV1 ‘bà cụ’ → Bổ ngữ của câu tA2 ‘her’
- Vị từ của CBB làm bổ ngữ tV1 ‘mang’→ Vị từ nguyên mẫu tA2 ‘take’
- Câu tV1 ‘Tôi // chưa bao giờ THẤY bà cụ / mang quà bánh hay đem quần áo gì vào cho đứa cháu đang sinh nở..’ theo cấu trúc C – V[Vt nhận thức – B(CBB)] được chuyển dịch sang câu tA2 ‘I // never SAW her take any biscuits to give the niece, or any clothes for her to wear during her stay at the hospital after giving birh to her baby.’ theo cấu trúc C – V(Vt – B – Vị từ nguyên mẫu)
3.4.1.3. tV1: C – V [Vt LÀ – B(CBB)] → tA2: C – Be – B [danh ngữ - Đ(CBB)]
Trong câu tiếng Việt, bổ ngữ của vị từ LÀ có thể là một CBB, khi chuyển dịch sang câu tA2 bổ ngữ có thể viết dưới dạng một danh ngữ có CBB làm định ngữ.
- Chủ ngữ câu tV1 → Chủ ngữ câu tA2
- Vị từ LÀ câu tV1 → Vị từ BE tA2 (Vị từ chia theo thì, thể của câu và ngôi, số của chủ ngữ)
- CBB làm bổ ngữ câu tV1 → Bổ ngữ câu tA2 theo câu trúc B[danh ngữ - Đ(CBB)]: Chủ ngữ của CBB làm bổ ngữ tV1→ dt/dn trung tâm tA2;
Vị ngữ của CBB làm bổ ngữ tV1→ Đại từ quan hệ làm chủ ngữ - Vị từ tA2
<58> Xét câu ‘Cha đứa nhỏ LÀ một người đàn ông / mang quân hàm thiếu tá.’ (29, 58), có CBB làm bổ ngữ ‘một người đàn ông / mang quân hàm thiếu tá’
Bảng 28:
tV1 tA2
Cha đứa nhỏ // LÀ một người đàn ông / mang quân hàm thiếu tá. (29, 58)
The child’s father // WAS a man who / bore the rank of major. (28, 43)
- Chủ ngữ câu tV1 ‘Cha đứa nhỏ’ → Chủ ngữ câu tA2
‘The child’s father’
- Vị từ LÀ câu tV1 → Vị từ WAS tA2
- CBB làm bổ ngữ câu tV1 ‘một người đàn ông / mang quân
hàm thiếu tá’→ Bổ ngữ câu tA2 theo câu trúc B[danh ngữ - Đ(CBB)] ‘a man who bore the rank of major’
- Câu tV1 ‘Cha đứa nhỏ // LÀ một người đàn ông / mang quân hàm thiếu tá.’ theo cấu trúc C – V [Vt LÀ – B(CBB)] chuyển sang câu tA2 ‘The child’s father // WAS a man who / bore the rank of major.’ theo cấu trúc C – Be – B [danh ngữ - Đ(CBB)]
<59> Duyên // LÀ người / ít soi gương, so với hai con. (29, 50)
→ Duyên // WAS the one who looked in the mirror the least, compared to her two children. (28, 36)
3.4.1.4. tV2: C – V [Vt tình thái – B(CBB)] → tA2: C – V(Vt chính – B – giới từ TO – Vt phụ) hoặc C – V(Vt chính – giới từ TO – Vt phụ)
Trong câu tiếng Việt, sau vị từ tình thái luôn là một vị từ hay một CBB. CBB có thể làm bổ ngữ cho các vị từ tình thái biểu thị thái độ chủ quan của người phát biểu như MONG, MUỐN, CẦU CHÚC, ƯỚC … theo cấu trúc C – V [Vt tình thái – B(CBB)]. Trong khi đó, trong câu tiếng Anh sau vị từ tình thái luôn luôn là một vị từ, nên khi chuyển dịch từ câu tV1 có CBB làm bổ ngữ của vị từ tình thái sang câu tA2 phải tùy theo nghĩa của vị từ tV1 để chọn vị từ và cấu trúc phù hợp cho câu tA2.
- Chủ ngữ câu tV1 → Chủ ngữ câu tA2
- Vị từ tình thái tV1 → Vị từ chính tA2 có nghĩa tương đương
- Chủ ngữ của CBB tV1 → Bổ ngữ của câu tA2
- Vị từ của CBB tV1→ Vị từ phụ tA2 (dạng thức của vị từ phụ do vị từ chính quy định)
<60> Xét câu ‘Anh // có MUỐN em / kể chuyện chồng em cho anh nghe không?’ (29, 144), có CBB làm bổ ngữ của vị từ tình thái MUỐN.
Bảng 29:
tV1 tA2
Anh // có MUỐN em / kể chuyện chồng Do you // WANT me to tell you about my