CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.2. Quản lý thu BHXH bắt buộc
1.2.2. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc
1.2.2.1. Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc
Trong hoạt động BHXH có hai nhóm đối tƣợng đó là đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc và đối tượng thụ hưởng BHXH. Trong Luận văn này nghiên cứu về quản lý thu nên chỉ đề cập đến đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc gồm NLĐ và người SDLĐ, khi tham gia BHXH thì cả NLĐ và người SDLĐ đều phải đóng phí BHXH. Vì vậy để đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, cơ quan BHXH phải nắm chắc đƣợc số lƣợng lao động, số đơn vị tham gia BHXH và những biến động trên địa bàn mình quản lý.
NLĐ tham gia BHXH là công dân Việt Nam, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ công chức cấp xã;
- NLĐ làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
NLĐ, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo Hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Người quản lý DN hưởng tiền lương, tiền công thuộc các các chức danh quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Danh nghiệp, gồm: Chủ sở hữu, Giám đốc DN tƣ nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh khác do Điều lệ công ty quy định;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các DN thuộc lực lƣợng vũ trang;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, Công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; học sinh Cơ yếu hưởng phụ cấp được đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý;
15
- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa được nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng với DN Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài;
- Phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc;
- NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chƣa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các loại hợp đồng:
+ Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, DN hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nước ngoài, DN đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và DN đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng cá nhân.
Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
1.2.2.2. Quản lý mức tiền lương tiền công đóng BHXH bắt buộc:
Tiền lương do Nhà nước quy định
- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định như trên bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công.
Tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định
- NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động.
16
- NLĐ có tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.
+ Đối với ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước không công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng thì áp dụng tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với ngoại tệ đó áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.
+ Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước chưa công bố thì đƣợc lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.
- NLĐ là người quản lý DN thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ công ty quy định.
- Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc quy định ở trên không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương thối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại thì cộng thêm 5%.
Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc do đơn vị quyết định nếu cao hơn 20 tháng tiền lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
1.2.2.3. Quản lý mức đóng, phương thức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng
Hiện nay mức đóng BHXH bằng 26% mức tiền lương, tiền công, trong đó:
NLĐ 8%, người SDLĐ 18% (3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để kịp thời chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. Hàng quý hoặc hàng tháng, đơn vị quyết toán với cơ quan BHXH, trường
17
hợp số tiền đƣợc quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì đơn vị phải đóng số chênh lệch thừa vào tháng tiếp theo tháng quyết toán cho quỹ BHXH.
Phương thức đóng
Đóng theo tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; đồng thời trích từ tiền lương tháng của từng NLĐ chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Trường hợp đã quá thời hạn đóng theo quy định mà đơn vị chưa đóng hoặc đóng thiếu thì ngoài việc phải đóng số tiền chƣa đóng, chậm đóng, đơn vị còn phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chƣa đóng, chậm đóng theo quy định.
Tính lãi chậm đóng và lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN
Đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN chậm so với thời hạn từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH, BHYT, BHTN chƣa đóng trừ số tiền 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH được giữ lại trong kỳ.
Phương thức tính lãi: vào ngày đầu hàng tháng, căn cứ số tiền chậm đóng phải chịu tính lãi chậm đóng phát sinh đến cuối tháng trước. Cơ quan BHXH tính số tiền lãi chậm đóng đƣa vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị.
Tại điều 56, Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, quy định về công thức tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN nhƣ sau:
Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) * k Trong đó:
Lcdi: Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tính tại tháng i.
Pcdi: Số tiền chƣa đóng phải tính lãi tại tháng i, đƣợc xác định bằng tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN cuối tháng trước mang sang tính lãi trừ (-) số phải đóng phát sinh trong tháng trước liền kề tháng tính lãi i.
Lcdi-1: Lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
k: Lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): đối với BHXH và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tƣ quỹ BHXH hàng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.
18 1.2.2.4. Quản lý tiền thu BHXH
Hình thức đóng tiền: đơn vị đóng tiền BHXH bắt buộc bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Chuyển khoản: đơn vị chuyển tiền đóng BHXH bắt buộc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng.
Tiền mặt: đơn vị nộp trực tiếp tiền đóng BHXH bắt buộc tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Chuyển tiền thu: BHXH huyện, tỉnh chuyển toàn bộ số tiền đã thu BHXH bắt buộc kịp thời về tài khoản chuyên thu của BHXH cấp trên theo quy định.
Số tiền thực thu BHXH bắt buộc là số tiền đã chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH cấp trên theo chứng từ báo có của Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.2.2.5. Quản lý đơn vị nợ BHXH
Hàng tháng căn cứ vào kết quả đóng BHXH bắt buộc của tháng trước (C12- TS), cán bộ quản lý thu thực hiện nhƣ sau:
- Đối với các đơn vị nợ dưới 3 tháng: tăng cường công tác nhắc nhỡ và đối chiếu thu tại đơn vị. Các đơn vị sau khi đã tiến hành gọi điện thoại nhắc nhỡ nếu đơn vị không thực hiện thì lên kế hoạch đốc thu tại đơn vị, lập biên bản đối chiếu thu, xác định số nợ và yêu cầu đơn vị khắc phục số tiền nợ trong thời hạn 7 ngày làm việc.
- Đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên: quá thời hạn 7 ngày làm việc, nếu đơn vị không chuyển tiền nợ theo biên bản đối chiếu, cơ quan BHXH quận, huyện tổng hợp danh sách các đơn vị này và lập công văn nhắc nợ chuyển lên Phòng thu - BHXH thành phố tổng hợp và chuyển sang Thanh tra Sở LĐ - TB và XH để xử lý theo quy định.
- Đơn vị nợ từ 4 tháng đến dưới 6 tháng, sau khi đã thực hiện các bước trên nhƣng đơn vị vẫn không chuyển tiền nợ BHXH, lập danh sách gửi UBND và Liên đoàn lao động cùng cấp để thông báo tình hình DN nợ trện địa bàn. Phối hợp với UBND mời các đơn vị nợ lên làm việc và yêu cầu đơn vị trả nợ. Trường hợp, đơn vị nợ 6 tháng với số tiền nợ từ 50 triệu đồng trở lên phải lập hồ sơ khởi kiện ra tòa.