CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÕ VẤP TỪ NĂM 2010 - 2014
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong 5 năm qua, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Quận Gò Vấp có những bước chuyển biến đáng kể, cụ thể: đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng; số thu BHXH hàng năm đều hoàn thành và vƣợt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ nợ BHXH có tăng nhưng không cao, ... Đạt được hiệu quả như vậy là do một số nguyên nhân:
- Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, sự phối phợp của các ban, ngành trong quận Gò Vấp và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kịp thời của BHXH thành phố Hồ Chí Minh, BHXH quận Gò Vấp đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH về BHXH bắt buộc được ban hành tương đối đầy đủ, rõ ràng và đồng bộ. Nhiều văn bản quy định về quy định quản lý thu giúp công tác quản lý đối tƣợng, đôn đốc thu, quản lý tiền nợ BHXH đạt hiệu quả hơn trước.
- Việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc đƣợc duy trì, từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của NLĐ và đơn vị SDLĐ ở địa phương.
- Phối hợp với các ban ngành trong quận, thành lập các Đoàn thanh tra liên ngành; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc cho NLĐ. Hàng tháng, cơ quan BHXH gửi thông báo kết quả đóng đến chủ SDLĐ về số tiền BHXH đã đóng, số tiền chậm nộp, số tiền nợ,…, để thông báo và đôn đốc việc nộp tiền BHXH. Bên cạnh đó, một số đơn vị lớn chậm nộp tiền BHXH sẽ đƣợc cán bộ chuyên quản thu gọi điện thoại nhắc nhỡ. Đối với các đơn vị nợ tiền trên 6 tháng hoặc số tiền trên 50 triệu đồng, BHXH đã cử các chuyên quản thu xuống trực tiếp đơn vị lập biên bản để đốc thu và xác nhận nợ. Trường hợp đơn vị thật sự khó khăn về tài chính, cán bộ chuyên quản thu sẽ lập biên bản để xác nhận và
47
gia hạn thời gian nộp tiền; sau thời gian gia hạn nếu đơn vị vẫn cố tình chây ỳ, không hợp tác cơ quan BHXH sẽ làm thủ tục để khởi kiện ra tòa án.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, còn có một số hạn chế do các nguyên nhân sau:
- Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc có tăng qua từng năm, tuy nhiên số tăng vẫn còn thấp hơn so với đối tƣợng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc; một số DN lợi dụng kẻ hở của Luật BHXH nên người SDLĐ và NLĐ thông đồng với nhau, thống nhất ký hợp đồng vụ mùa hoặc có thời hạn dưới 3 tháng để không phải đóng BHXH,…, bên cạnh đó số DN chƣa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở các DN vừa và nhỏ. Do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc chƣa đƣợc chặc chẽ còn lỏng lẽo, hiện nay chƣa xác định đƣợc chính xác số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo Luật. Số thu BHXH bắt buộc năm 2014 tăng hơn 2 lần so với năm 2010, số tăng thu này là do Chính phủ quy định tăng mức lương tối thiểu vùng nên số thu tăng theo chứ không phải do đơn vị tự ý nâng mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ.
- Quy định cho phép các DN tự quyết định mức tiền lương, tiền công đóng BHXH đã khiến cho nhiều DN ngoài quốc doanh đã cố tình khai thấp mức lương để giảm mức đóng BHXH bắt buộc, mặc dù biết đƣợc vấn đề này nhƣng cơ quan BHXH chưa thể tiến hành kiểm tra đối chiếu mức lương đóng BHXH với mức lương thực tế nhận của NLĐ.
- Kết quả khai thác đơn vị mới chưa hiệu quả, có chiều hướng giảm dần vào năm 2013 và 2014, mặc dù số đơn vị mới thành lập không giảm. Nguyên nhân là do BHXH chƣa phối hợp tốt với các cơ quan có liên quan nhƣ Cơ quan thuế, Phòng Kinh tế, Phòng LĐ - TB và trong việc lấy danh sách các đơn vị mới thành lập. Các cơ quan chức năng chƣa có sự thống nhất với nhau trong việc khai báo lao động đăng ký mới; cấp giấy phép kinh doanh; sự biến động tăng giảm thường xuyên của NLĐ trong các DN; nên dẫn đến việc quản lý đối tƣợng chƣa chặt chẽ. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế trong nhiều năm gần đây, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh
48
dẫn đến cắt giảm lao động nên mặc dù áp dụng các giải pháp đồng bộ để phát triển đối tƣợng nhƣng tỷ lệ tăng vẫn còn ở mức khiêm tốn.
- Tình trạng các đơn vị SDLĐ nợ đóng BHXH còn kéo dài hoặc đóng hàng quý, không đóng hàng tháng theo quy định của Luật BHXH vẫn còn xảy ra nhiều và có xu hướng gia tăng. Nhiều đơn vị không đăng ký tham gia BHXH, nếu có chỉ đăng ký tham gia cho người quản lý và kế toán, còn các chức danh khác thì không tham gia nhằm giảm bớt chi phí quản lý của doanh nghiệp. Do kinh tế phục hồi chậm, kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn, số DN giải thể, ngừng hoạt động còn cao.
Đặc biệt, năm 2014, sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một số đối tƣợng xấu đã lợi dụng điều này phá hoại tài sản một số DN thuộc TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của một số DN trên địa bàn quận Gò Vấp, đặc biệt là những DN sản xuất sản phẩm cung cấp cho các công ty Đài Loan, Trung Quốc có trụ sở đóng tại Bình Dương; dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, tình trạng chậm đóng và nợ đọng kéo dài điều này không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ mà còn ảnh hưởng xấu đến chính sách ASXH của đất nước. Có trường hợp DN chỉ đăng ký tham gia BHXH, nộp tiền lần đầu sau đó để nợ đọng kéo dài, ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ BHXH và quyền lợi của người lao động là do nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH, BHYT bắt buộc của người SDLĐ và NLĐ còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài quốc doanh, nên việc trốn đóng hoặc nợ BHXH xảy ra nhiều ở khu vực này.
- Việc phối hợp, tổ chức các cuộc thanh tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH ở địa bàn còn ít, chưa thường xuyên; chất lượng và hiệu quả từ các cuộc thanh tra, kiểm tra chƣa cao; xử lý sau thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân do không đủ nguồn nhân lực và đặc biệt là chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức của các ban, ngành trong quận. Số đơn vị nợ tiền BHXH và bị khởi kiện ra tòa ngày càng gia tăng nhanh qua 5 năm, nhƣng số tiền thu đƣợc sau khởi kiện thì không cao mà còn có chiều hướng giảm vào năm 2014. Có những trường hợp Thanh tra LĐ - TB và XH hành chính về nợ tiền BHXH nhƣng DN vẫn không chịu thực hiện; thậm chí DN đã bị khởi kiện ra tòa và có quyết định thi hành án nhƣng DN vẫn không thực
49
hiện. Điều này có thể do đơn vị thật sự gặp khó khăn về tài chính, do vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nên tình hình kinh tế của doanh nghiệp gặp còn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, sức mua thị trường suy giảm; số doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động gia tăng. Bên cạnh đó, còn do việc tuân thủ pháp luật của người SDLĐ và NLĐ chưa tốt, chế tài xử phạt còn quá nhẹ chƣa đủ sức răn đe. Hiện nay, chƣa có quy định cụ thể về tội danh trốn đóng BHXH, nên các doanh nghiệp vẫn thường xuyên vi phạm. Việc quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay Ngân hàng, điều này đã khiến nhiều DN cố tình chây ỳ đóng BHXH để chiếm dụng vốn, nên tình trạng chậm đóng và nợ đọng BHXH gia tăng. Một số DN khi cơ quan BHXH liên hệ để xác minh nợ thì mới biết DN đã bị phá sản hoặc chủ DN đã bỏ trốn. Mặc dù tình hình khởi kiện đơn vị nợ tiền BHXH ra tòa gia tăng, tuy nhiên kết quả lại không cao, nhiều đơn vị đã có Quyết định thi hành án và có cam kết lộ trình trả nợ cho cơ quan BHXH nhƣng sau đó đơn vị vẫn không chịu thi hành, tiếp tục chây ỳ hoặc chỉ thanh toán một phần nhỏ, điều này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan BHXH. Có trường hợp đơn vị nợ tiền nhƣng khi cơ quan BHXH liên hệ để xác minh số nợ thì không thể tìm ra địa chỉ hoặc đúng địa chỉ nhƣng không phải là trụ sở của công ty hoặc là đúng công ty nhƣng chủ DN đã bỏ trốn, DN đã bị phá sản, mặc dù quá trình đi xác minh đều có sự phối hợp và giúp đỡ của địa phương; qua đó có thể thấy được khâu quản lý đơn vị đang hoạt động trên địa bàn còn yếu kém.
- Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức thuộc BHXH Gò Vấp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có chất lượng hơn trước đây; tuy nhiên, do khối lượng công việc lớn, bình quân 1 chuyên quản thu phải quản lý gần 400 đơn vị với gần 6.000 lao động. Bên cạnh đó, do không đủ nguồn nhân lực nên những cán bộ chuyên quản thu buổi sáng giải quyết hồ sơ, buổi chiều phải đi xuống đơn vị để kiểm tra, đối chiếu nợ và đốc thu; do vậy hiệu quả công việc chƣa cao. Việc đối chiếu thu, đốc thu tại các DN chƣa kịp thời, chỉ ƣu tiên kiểm tra tại các DN có số nợ lớn để thực hiện việc khởi kiện ra tòa.
- Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về chính sách BHXH trong thời gian qua tuy có tích cực nhƣng hiệu quả chƣa cao; hình thức tuyên truyền chƣa đa dạng, chƣa phổ biến rộng rãi đến đông đảo NLĐ, nhất là lao động trong các doanh
50
nghiệp, đơn vị tƣ nhân, dẫn đến một số bộ phận NLĐ chƣa nắm bắt, chƣa hiểu biết nhiều về các chế độ chính sách BHXH để tự bảo vệ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó, vai trò của tổ chức công đoàn tại các DN còn yếu kém chƣa phát huy đƣợc hết năng lực, chƣa bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng cho NLĐ; nguyên nhân là những người làm công tác công đoàn tại các DN đều do chủ DN trả tiền lương.