Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận gõ vấp (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÕ VẤP TỪ NĂM 2010 - 2014

2.5. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia

Để có cơ sở đưa ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến công tác thu và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, tác giả đã tiến hành phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia.

- Đối tƣợng khảo sát là: các cán bộ, viên chức phụ trách công tác quản lý thu BHXH tại các quận, huyện và Phòng thu BHXH thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp khảo sát: gửi Bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp hoặc qua mail cho từng người.

- Phương pháp xác định mẫu dựa vào công thức của Yamane (1967 - 1986) để tính toán cỡ mẫu nhƣ sau:

Trong đó:

n: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu điều tra;

N: tổng số mẫu;

e: sai số tiêu chuẩn (hay mức độ chính xác mong muốn).

- Với sai số cho phép là 5%, độ tin cậy là 95%, số lƣợng cán bộ, viên chức đang làm công tác thu tại BHXH các quận, huyện và Phòng thu thuộc BHXH thành phố Hồ Chí Minh là 302 người, vậy cỡ mẫu là 172 người.

- Tác giả đã tiến hành khảo sát 172 người, số phiếu phát ra là 172 phiếu, thu về 172 phiếu, số phiếu hợp lệ là 172 phiếu.

- Kết quả khảo sát nhƣ sau:

N n =

1 + N * (e)2

51

Bảng 2.9. Tổng hợp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

STT Yếu tố ảnh hưởng Có Không

1 Chính sách tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH. 160 12

2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế. 165 7

3 Trình độ của nhân viên BHXH trực tiếp làm công tác thu. 165 7

4 Mức đóng và tỷ lệ đóng BHXH. 122 50

5 Thủ tục hành chính. 138 34

6 Ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia BHXH. 130 42 7 Sự hiểu biết của người lao động và người sử dụng lao

động về chính sách BHXH. 155 17

8 Chế tài xử lý hành vi vi phạm về BHXH chƣa đủ mạnh. 132 40 9 Công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH chưa thường xuyên 150 22

10 Các yếu tố khác 7 165

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát

Qua bảng 2.9, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng chính sách tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH; tốc độ tăng trưởng kinh tế và trình độ của nhân viên BHXH trực tiếp làm công tác thu ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, có hơn 90% ý kiến đồng ý với 3 yếu tố này. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BHXH chưa thường xuyên và sự hiểu biết của người lao động và người SDLĐ về chính sách BHXH cũng ảnh hưởng khá lớn đến công tác quản lý thu; do đó để người lao động và người SDLĐ hiểu rõ về chính sách BHXH cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn về chính sách BHXH cho người SDLĐ; ngoài ra cũng còn tăng cường phối hợp với các ban ngành có liên quan để tổ chức các cuộc thanh tra về lĩnh vực BHXH nhằm phát hiện ra các trường hợp trốn không tham gia BHXH cho người lao động hoặc có tham gia nhƣng ít hơn số lƣợng thực tế. Trong các yếu tố trên thì yếu tố mức đóng và tỷ lệ đóng BHXH, ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia BHXH được cho là ít ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH so với các yếu tố khác.

52

Bảng 2.10. Tổng hợp khảo sát các giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc.

STT Giải pháp Có Không

1 Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH. 165 7

2 Giảm mức đóng và tỷ lệ đóng BHXH. 132 40

3 Cải cách thủ tục hành chính. 145 27

4 Nâng cao trình độ chuyên môn, nvụ của cán bộ BHXH. 140 32 5 Có các chế tài xử lý vi phạm về BHXH, mang tính răn đe 152 10 6 Tăng cường sự phối hợp với các ban, ngành đoàn thể. 155 17 7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH. 150 22 8 Công khai rộng rãi thông tin các DN nợ đóng BHXH trên

phương tiện truyền thông. 149 23

9 Thông báo với người lao động về tình hình nợ tiền

BHXH của DN thông qua tổ chức Công đoàn cơ sở. 122 50

10 Các yếu tố khác 5 167

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát.

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đồng ý với những giải pháp mà tác giả đã đưa ra. Trong đó, giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH đƣợc sự đồng ý nhiều nhất, vì hiện nay mặc dù công tác tuyên truyền về chính sách BHXH đã đƣợc quan tâm tuy nhiên kết quả đạt đƣợc chƣa cao, người lao động và người SDLĐ chưa hiểu hết ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, chƣa thấy đƣợc vai trò của BHXH trong đời sống xã hội; do đó, tình trạng trốn đóng BHXH và đóng không đúng với mức lương thực tế đang diễn ra và rất phổ biến tại các doanh nghiệp. Các yếu tố khác cũng đƣợc xem là những giải pháp khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH. Trong các yếu tố trên thì yếu tố thông báo với người lao động về tình hình nợ tiền BHXH của DN thông qua tổ chức Công đoàn cơ sở ít được sự đồng ý nhất, vì hiện nay những người làm trong tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp là những người làm công cho doanh nghiệp và do chính chủ doanh nghiệp trả lương vì điều này nên họ sẽ không dám đứng về phía người lao động để thông báo cho người lao động biết về tình hình nợ tiền BHXH của doanh nghiệp nên giải pháp này ít khả thi hơn. Hiện nay, giải pháp công khai rộng rãi thông tin các DN nợ đóng BHXH trên phương tiện truyền thông cũng chưa được thực hiện

53

tuy nhiên đa số ý kiến của các cán bộ thu đều cho rằng đây cũng là giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc..

54

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 là phần thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2010 - 2014, tác giả đã nêu tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị trú đóng trên địa bàn quận, tình hình lao động tham gia BHXH của các DN; tình hình khai thác đơn vị mới, tình hình đơn vị nợ và khởi kiện các đơn vị nợ tiền BHXH từ năm 2010 - 2014. Từ đó, tác giả đánh giá những mặt đã đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, cụ thể:

- Những mặt đạt đƣợc: qua 5 năm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Quận Gò Vấp có những bước chuyển biến đáng kể, cụ thể: đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đƣợc mở rộng; số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc có tăng qua các năm; số thu BHXH hàng năm đều hoàn thành và vƣợt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ nợ BHXH có tăng nhưng không cao, công tác phát triển mới đối tƣợng tham gia BHXH đã đƣợc chú trọng, ….

- Những hạn chế: việc tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH chƣa đạt được hiệu quả cao; mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH còn thấp hơn rất nhiều so với tiền lương, tiền công thực tế mà NLĐ nhận; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế nhƣ số lƣợng chƣa nhiều, chất lƣợng không cao; tình trạng các DN nợ tiền BHXH kéo dài vẫn còn tiếp diễn; ….

Tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia, tiến hành khảo sát 172 người là cán bộ, viên chức hiện đang trực tiếp làm công tác quả lý thu BHXH tại các quận, huyện và phòng Thu BHXH thành phố Hồ Chí Minh về một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH và một số các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH.

55

Một phần của tài liệu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận gõ vấp (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)