CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới
Quản lý thu BHXH bắt buộc
Đức là nước có lịch sử phát triển BHXH sớm nhất, năm 1850 dưới thời Thủ tướng Bismark đã ban hành đạo luật BHXH đầu tiên trên thế giới, nhiều Bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp, lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, ASXH (lúc này là BHXH) đã mở ra hướng mới, tham gia BHXH là bắt buộc, không chỉ NLĐ đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên);
tính chất đoàn kết và san sẽ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, người khỏe - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp.
Hệ thống BHXH của Đức với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927). Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức. Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Liên bang Đức (DRV Bund) là tổ chức quản lý chương trình bảo hiểm hưu trí cho người lao động làm công ăn lương.
23
Đặc thù của hệ thống BHXH ở Đức là có sự phân chia ra việc quản lý và thực hiện các chế độ, không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm thu, chi cho một chế độ nhất định và NLĐ có thể tham gia vào các hệ thống BHXH khác nhau. Ví dụ, công chức Nhà nước có thể tham gia vào hệ thống BHXH tư nhân để có mức thụ hưởng cao hơn (ngoài mức do hệ thống của Nhà nước chi trả). Có nhiều tổ chức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, tuy nhiên tổ chức BHXH tƣ nhân đã giúp cho hoạt động BHXH có hiệu quả hơn, NLĐ có cơ hội được thụ hưởng các chế độ BHXH tốt hơn.
Tỷ lệ thu BHXH ở Đức năm 2013 là: 39,36% mức tiền thu nhập hàng tháng.
Trong đó: người SDLĐ đóng 19,28%, NLĐ đóng 20,18% và năm 2014 là: 39,7%.
Hình 1.1. Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc của Đức.
Nguồn: WWW.TRADINGECONOMICS.COM
Xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực BHXH
Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Liên bang Đức (DRV Bund) được giao quyền giám sát người SDLĐ và thực hiện các chế tài đối với các trường hợp cố ý vi phạm đóng BHXH nhƣ cƣỡng chế nộp các khoản nợ quá hạn và phạt 1% lãi suất mỗi tháng.
Đối với các trường hợp gian lận, DRV Bund sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan Công tố và truy cứu trách nhiệm hình sự.
24
Người SDLĐ không đăng ký NLĐ mới với cơ quan BHXH sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 300.000 Euro.
1.3.1.2. Mỹ
Quản lý thu BHXH bắt buộc
Năm 1935, Mỹ ban hành đạo luật đầu tiên về ASXH, với mục đích tạo ra một mạng lưới bảo đảm an toàn tài chính cho NLĐ và gia đình của họ, đạo luật này quy định về thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp.
Do đó, tùy từng hoàn cảnh NLĐ có thể hội đủ điều kiện để hưởng quyền lợi trợ cấp ASXH dù ở bất cứ độ tuổi nào không nhất thiết phải là người hết tuổi lao động.
Tại Mỹ, đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc là tất cả các đơn vị SDLĐ và người lao động bao gồm cả lao động tự do. Quốc hội Mỹ quy định đóng góp BHXH là một loại thuế (an sinh xã hội) đƣợc chuyển cho Cơ quan An sinh xã hội Mỹ sử dụng để chi trả các chế độ hưu trí, tàn tật và tử tuất.
Tỷ lệ thu BHXH ở Mỹ hiện nay là: 21,3%. Trong đó, đơn vị SDLĐ đóng:
13,65%, NLĐ đóng: 7,65%.
Hình 1.2.Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc của Mỹ
Nguồn: WWW.TRADINGECONOMICS.COM
Xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực BHXH
25
Các chế tài áp dụng đối với vi phạm đóng góp BHXH nhƣ áp dụng với việc trốn và gian lận thuế. Nếu đơn vị SDLĐ chậm nộp BHXH sẽ bị phạt từ 2-10% tổng số tiền nộp chậm.
Đơn vị SDLĐ trốn đóng BHXH sẽ bị đóng cửa doanh nghiệp hoặc phạt tù tùy theo mức độ.
Khi doanh nghiệp phá sản, khoản nợ BHXH vẫn đƣợc giữ nguyên, các khoản lãi suất và tiền phạt sẽ vẫn tồn tại cho dù doanh nghiệp đã làm thủ tục phá sản. Các khoản nợ này phải đƣợc trả đầy đủ cho Chính phủ, cá nhân cũng có thể phải truy tố hình sự nếu không hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH.
1.3.1.3. Singapore
Quản lý thu BHXH
Quỹ phòng xa Trung ƣơng (Central Provident Fund - CPF) cung cấp bốn loại tài khoản cá nhân cho từng thành viên: tài khoản thông thường (Ordinary account - OA) để dành cho việc mua một ngôi nhà, chấp thuận đầu tƣ, bảo hiểm quỹ tiết kiệm trung ƣơng và giáo dục; một tài khoản đặc biệt (Special account - SA) chủ yếu để nghỉ hưu; tài khoản tiết kiệm y tế (Medisave account - MA) cho chi phí y tế nhất định như là ốm đau, thai sản; và cuối cùng là tài khoản hưu trí (Retirement account - RA).
NLĐ và DN bao gồm cả NLĐ bán thời gian, lao động tạm thời và lao động tự kinh doanh đều phải tham gia BHXH, hàng tháng phải đóng góp một khoản vào CPF;
người nước ngoài thường trú tại Singapore cũng phải đóng góp cho CPF dựa trên thời gian ở tại Singapore, tuổi và thu nhập của NLĐ, nếu sau đó rời Singapore và định cƣ tại nước khác, họ có thể yêu cầu chi trả toàn bộ số tiền trong tài khoản của mình.
Hiện nay, tỷ lệ thu BHXH của Singapore là 36% mức thu nhập hàng tháng.
Trong đó: người SDLĐ đóng 16%, NLĐ đóng 20%.
Hình 1.3. Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc của Singapore.
26
Nguồn: WWW.TRADINGECONOMICS.COM
Xử lý các hành vi vi phạm về BHXH
Quỹ phòng xa trung ương Singapore (CPF) là cơ quan quản lý chương trình bảo hiểm hưu trí quốc gia, có trách nhiệm quản lý và phát hiện các vụ vi phạm về đóng góp hàng tháng của NLĐ và đơn vị SDLĐ. Khi có trường hợp nợ đọng các khoản đóng góp quá thời hạn quy định của pháp luật thì hệ thống công nghệ thông tin của CPF tự động lập danh sách các đơn vị SDLĐ chƣa nộp các khoản đóng góp hàng tháng chuyển cho cán bộ kiểm tra theo dõi. Sau đó sẽ gửi cho đơn vị SDLĐ thông báo chậm nộp, đồng thời sẽ gian hạn thêm thời gian nộp và các khoản lãi. Nếu đơn vị vẫn không nộp thì CPF sẽ tiến hành các hoạt động pháp lý, đồng thời sẽ gửi thông báo cho NLĐ biết về khoản đóng góp của họ chƣa đƣợc đơn vị SDLĐ thực hiện. Sau thời gian gia hạn chậm đóng, đơn vị SDLĐ sẽ bị đƣa ra tòa. Tòa án sẽ yêu cầu đơn vị SDLĐ thanh toán các khoản đóng góp, lãi suất và lệ phí tòa án; cuối cùng sẽ tùy theo mức độ vi phạm của đơn vị SDLĐ thì Tòa án sẽ có quyết định là tịch thu phát mãi tài sản hoặc là truy tố trƣóc pháp luật; mức cao nhất là buộc doanh nghiệp giải thể hoặc phải tuyên bố phá sản.
Ngoài việc căn cứ và việc thống kê đơn vị nợ qua hệ thống công nghệ thông tin, để phát hiện nợ CPF còn căn cứ vào thong tin tố cáo của NLĐ để xác minh DN chậm nộp. CPF cho phép mọi NLĐ kể cả người dân cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của DN thông qua nhiều hình thức nhƣ báo trực tiếp hoặc thông qua mail, …,
27
sau khi nhận đƣợc thông tin CPF sẽ tiến hành xác minh thông tin nếu đúng sẽ tiến hành điều tra DN đồng thời gửi thông báo xác nhận thông tin cho NLĐ.
Bên cạnh đó, CPF cũng tến hành các đợt điều tra khảo sát để pháp hiện các DN chậm nộp hoặc nộp không đúng, việc điều tra sẽ được tiến hành qua đường Bưu điện và trực tiếp đến từng DN, tập trung chủ yếu vào các ngành có tỷ lệ nợ cao.
Trong qua trình xử lý, CPF luôn khuyến khích các DN tự giác sửa sai và chỉ khởi tố các DN cố tình chây ỳ trong việc thanh toán nợ. Bên cạnh đó, CPF cũng liên hệ với các cơ quan khác lấy thông tin về DN để phát hiện việc chậm đóng BHXH.
Năm 2014, CPF đã thu hồi từ các chủ SDLĐ 378,2 triệu đôla Singapore (tương đương khoảng 280,5 triệu USD) bảo vệ quyền lợi cho trên 288.000 NLĐ. Một trong những khoản nợ lớn nhất CPF thu hồi đƣợc là nhờ đơn khiếu nại của 11 NLĐ từ công ty dịch vụ làm đẹp.
Từ 01/01/2014, các hình phạt chung cho các trường hợp không tuân thủ Luật đã được CPF nâng lên. Người lần đầu vi phạm có thể bị phạt lên đến 5.000 đôla hoặc bị bỏ tù tới 6 tháng. Người phạm tội lần tiếp theo có thể bị phạt lên đến 10.000 đôla hoặc phạt tù lên đến 12 tháng.