CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÕ VẤP GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2020
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp
Để tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc và thực hiện đúng quy định của Luật BHXH nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng của quỹ BHXH và giải quyết đầy đủ các chế độ cho NLĐ cần thực hiện những giải pháp sau:
3.3.1. Về công tác tuyên truyền
- Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; cần đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hình thức lẫn nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của NLĐ và người SDLĐ về quyền và trách nhiệm trong tham gia BHXH bắt buộc. Đài truyền hình và Báo chí là hai phương tiện truyền thông rất gần gũi và dễ đi vào lòng người, do đó cần tuyên truyền rộng rãi trên 2 kênh truyền thông này về quyền lợi, nghĩa vụ mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia và thủ tục tham gia BHXH. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH quận còn có kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về BHXH; treo panô, áp phích quảng cáo ở nơi công cộng nhằm tuyên truyền về BHXH. Khi tuyên truyền, cần giải thích cho NLĐ biết đƣợc việc không tham gia BHXH hoặc đóng BHXH không đúng với mức tiền lương thực tế là vi phạm pháp luật. Hiện nay mức tiền lương tháng đóng BHXH là do doanh nghiệp tự quy định với NLĐ, nếu NLĐ hiểu rõ việc này thì họ có thể yêu cầu doanh nghiệp đóng BHXH theo đúng mức tiền lương tháng thực tế nhận. Công tác tuyên truyền là khâu đột phá cần phải được tiến hành trước một bước nhằm tác động vào nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, suy nghĩ của NLĐ và người SDLĐ về tham gia BHXH, chuyển từ trạng thái bắt buộc sang tự giác tham gia; nếu nhận thức đúng, tư tưởng thông suốt thì việc thực hiện sẽ dễ dàng, thống nhất và đồng bộ.
- Chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng LĐ - TB và XH, Liên đoàn lao động có kế hoạch tổ chức tập huấn và tuyên truyền về Luật BHXH cho chủ DN và NLĐ. Cần nhấn mạnh trách nhiệm tham gia, chấp hành nghĩa vụ đóng góp xây dựng quỹ BHXH của NLĐ trước hết là vì cuộc sống của chính bản thân họ, của gia đình họ và của cả cộng đồng xã hội.
58
- Phân công những viên chức ở cơ quan BHXH quận có năng lực chuyên môn, nhiệt huyết, năng nổ phụ trách công tác tuyên truyền; đồng thời cũng nâng cao chất lượng của đội ngũ tuyên truyền viên ở cấp phường.
3.3.2. Công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc
Phát triển thêm đối tƣợng ở những DN đang đóng BHXH bắt buộc:
Căn cứ vào danh sách DN đăng ký lao động với Phòng LĐ - TB và XH hoặc quyết toán thuế thu nhập các nhân của DN với cơ quan thuế, đối chiếu với danh sách tham gia BHXH để phát hiện ra các DN có chênh lệch về số lao động chƣa tham gia BHXH; từ đó, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp trốn đóng hoặc chưa tham gia đầy đủ cho những lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và yêu cầu các DN đóng bổ sung BHXH cho NLĐ.
Phát triển mới đối tƣợng ở những DN chƣa tham gia BHXH bắt buộc - Căn cứ vào dữ liệu từ cơ quan thuế cùng cấp, rà soát những DN có đóng thuế nhƣng chƣa tham gia BHXH, từ đó có thông báo mời đơn vị đăng ký tham gia BHXH.
- Lấy thông tin các DN mới thành lập từ Sở Kế hoạch - Đầu tƣ hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện để phát hiện ra các DN mới, phối hợp với UBND phường mời đơn vị đăng ký tham gia BHXH.
3.3.3. Về công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH - Tại BHXH quận vẫn chƣa có cán bộ chuyên phụ trách công tác kiểm tra, hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành về BHXH; hầu hết là do các bộ chuyên quản thu kiêm luôn đi kiểm tra, hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành, do vậy việc thanh tra, kiểm tra chƣa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới cần bố trí cán bộ BHXH chuyên làm công tác kiểm tra và chuyên đi khởi kiện ra Tòa án các DN nợ tiền BHXH thì công tác này mới đạt hiệu quả. Cần bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp ở từng lĩnh vực công tác.
- Để nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH, cơ quan BHXH thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức; đặc biệt là những chuyên quản trực tiếp làm công tác quản lý thu.
Tổ chức học tập sâu vào từng nghiệp vụ chuyên môn qua nhiều hình thức nhƣ: thuê
59
chuyên gia đào tạo, thuê giảng viên, cho một số cán bộ có năng lực đi học tập kinh nghiệm ở các địa phương làm tốt công tác quản lý thu BHXH.
- Ngoài ra, các cán bộ chuyên quản thu cần tăng cường công tác liên hệ trực tiếp với các đơn vị khi đơn vị không giao dịch với cơ quan BHXH từ 1 tháng nhƣ:
không liên lạc đƣợc với đơn vị qua điện thoại hoặc đơn vị không lên giao dịch với cơ quan BHXH. Có kế hoạch trực tiếp xuống đơn vị hoặc phối hợp với UBND phường xác minh tình hình hoạt động của đơn vị, tránh trường hợp đơn vị không còn hoạt động mà cơ quan BHXH vẫn không hề biết và vẫn tiếp tục theo dõi đơn vị nợ đến khi số nợ nhiều thì mới đi kiểm tra thì đã chậm mất một bước.
3.3.4. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra
- Phối hợp với các phòng ban của UBND quận và UBND phường để xác minh tình trạng hoạt động của DN đối với trường hợp các DN đang nợ tiền BHXH xem các DN này có còn hoạt động trên địa bàn không hay đã bỏ trốn, giải thể hoặc đã chuyển đi nơi khác mà không thông báo cho cơ quan BHXH biết.
- Xây dựng Quy chế phối hợp giữa cơ quan BHXH quận với Phòng Kinh tế, Liên đoàn Lao động, Phòng LĐ - TB và XH quận để lấy thông tin các DN mới để phát triển đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.
- Phối hợp với Phòng LĐ - TB và XH, Liên đoàn lao động quận, Thanh tra Sở LĐ - TB và XH tiến hành kiểm tra các DN nợ BHXH từ 3 tháng trở lên, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN có sử dụng, thuê mướn và trả lương cho NLĐ nhằm sớm phát hiện ra các trường hợp vi phạm Luật BHXH để có hướng xử lý phù hợp, hạn chế hậu quả xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
- Hiện nay, các DN ngoài quốc doanh vì lợi ích của mình nên họ đã đóng BHXH cho NLĐ thấp hơn mức lương thực tế rất nhiều. Do đó, để quản lý tốt được mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ cơ quan BHXH cần phải biết được mức tiền lương tháng thực tế của NLĐ thông qua bảng kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của NLĐ nộp cho cơ quan thuế, để làm đƣợc việc này cơ quan quận có sự phối hợp tốt với cơ quan thuế cùng cấp.
60 3.3.5. Cải cách về thủ tục hành chính
Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai; từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ về quản lý thu BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành BHXH.
- Từng bước rà soát để giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, công khai minh bạch những quy định, quy trình quản lý, thủ tục hồ sơ về thu, nộp và giải quyếtc cá chế độ BHXH hạn chế những nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ và người SDLĐ tham gia BHXH.
Nâng cao chất lƣợng phục vụ, chất lƣợng làm việc của cán bộ, viên chức ngành BHXH, chuyển từ cách làm việc từ hành chính thụ động sang chủ động phục vụ tốt cho đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, nâng cao đƣợc vị thế và vai trò của ngành BHXH cũng nhƣ tạo đƣợc niềm tin của NLĐ và người SDLĐ đối với cơ quan BHXH.
- Cơ quan BHXH quận cần tăng cường triển khai giao dịch hồ sơ điện tử, dịch vụ phát chuyển hồ sơ bằng đường Bưu điện đảm bảo tính an toàn và chuyên nghiệp;
nhằm giảm thời gian đi lại cho NLĐ và chủ SDLĐ.
3.3.6. Phát triển hệ thống Công nghệ thông tin
Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của ngành tiến tới việc đồng bộ các dữ liệu về NLĐ, đảm bảo tốt cho việc quản lý đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, các chương trình xử lý nghiệp vụ thu, chi của ngành BHXH chưa liên thông với nhau, chương trình quản lý thu BHXH (SMS) cũng chƣa liên thông trên toàn quốc; do đó, công tác quản lý thu BHXH gặp không ít khó khăn. Trong thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện các phần mềm quản lý, đẩy mạnh đầu tƣ ứng dụng CNTT; nâng cấp, cải tạo lại mạng LAN và phát triển các phần mềm ứng dụng tiến tới kết nối cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành.