Một số những quan niệm mới nảy sinh về bình đẳng dân tộc trong thời đại hiện nay

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 33 - 36)

Chương 1. Q AN IỂ CỦA CHỦ NGHĨA ÁC-LÊNIN VỀ BÌNH ẲNG DÂN TỘC VÀ VẤN Ề THỰC HIỆN BÌNH ẲNG DÂN TỘC VIỆT NA HIỆN NAY

1.2. Quan điểm mácxít về bình đẳng dân tộc

1.2.3. Một số những quan niệm mới nảy sinh về bình đẳng dân tộc trong thời đại hiện nay

Sau hơn hai thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã, vấn đề dân tộc ở các nước thuộc Liên Xô trước đây bùng lên tại nhiều nơi. Điều này chứng tỏ rằng, chính phủ chủ nghĩa xã hội đã giải quyết rất thành công vấn đề dân tộc. Rằng dưới thể chế xã hội chủ nghĩa, nếu thực hiện đúng nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc thì các dân tộc, các bộ tộc, các tôn giáo, các màu da đều có thể sống chung hoà

thuận bên nhau trong toà nhà xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, hạn chế và đi tới xoá bỏ được những hận thù, xung đột dân tộc và sắc tộc, điều cốt yếu và cấp bách là phải vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin về quyền tự quyết của các dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thế giới hôm nay, một số những quan niệm về vấn đề bình đẳng dân tộc được thể hiện như sau:

Một là, mỗi dân tộc đều phải được quyền sống, quyền sinh tồn. Quyền được sống bao gồm việc cộng đồng quốc tế phải công nhận quyền sinh tồn của mỗi dân tộc, bộ tộc, không được nhân danh bất kể lẽ gì để ngăn trở quyền đó. Trong một quốc gia đa dân tộc, Nhà nước phải thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại của các cộng đồng dân tộc người, tránh việc hoà tan tộc người nhỏ vào cộng đồng lớn.

Hai là, mỗi dân tộc phải kiên quyết đấu tranh chống hai xu hướng, hai nguy cơ của chủ nghĩa sôvanh: chủ nghĩa sôvanh nước lớn và chủ nghĩa dân tộc, những cuộc "huynh đệ tương tàn".

Bà là, mỗi dân tộc và bộ tộc đều có quyền bình đẳng. Thế giới phải công nhận quyền bình đẳng của mỗi quốc gia. Trong mỗi quốc gia cũng phải thực hiện quyền bình đẳng của các bộ tộc, dân tộc, không cho phép một dân tộc này là thượng đẳng, đứng trên dân tộc khác.

Bốn là, quyền tự quyết, tự quản, chủ quyền dân tộc. Đa số loài người đang sống trong các quốc gia đa dân tộc. Mỗi quốc gia đều có chủ quyền của mình và bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình, không được can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc khác. Quyền tự quyết bao gồm cả quyền tự do lựa chọn quyết định xây dựng chế độ xã hội của mình, tự quản xã hội của mình, không ai có quyền xâm phạm.

Năm là, quyền bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Văn hoá dân tộc là tài sản quý báu được chắt lọc qua lịch sử lâu dài của mỗi dân tộc. Quyền bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, thuần phong, mỹ tục, truyền thống dân gian, các ngành nghề truyền thống, các giá trị văn hoá.

Sáu là, quyền kiểm soát và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đây vừa là sự bảo đảm lợi ích kinh tế, vừa có nội dung bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảy là, quyền đượctiếp thu những thành tựu của nền văn hoá thế giới. Mọi dân tộc có quyền hoà nhập với thời đại, sử dụng những thành tựu chung của loài người trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, nghệ thuật…

Tám là, quyền công dân. Mỗi quốc gia phải củng cố cơ sở pháp lý, hiến pháp, bảo đảm quyền lợi cho mọi công dân trong nước. Bất kể công dân có nguồn gốc là dân tộc nào trong một quốc gia đều có quyền bình đẳng trong mọi mặt hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.

Tóm lại, để xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, giải quyết được vấn đề dân tộc, cần nâng cao trình độ sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cao, giải quyết tốt quan hệ xã hội bằng cách thủ tiêu bóc lột, bảo đảm công bằng xã hội, xoá mọi tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, đấu tranh khắc phục chủ nghĩa dân tộc sôvanh, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc; hợp tác phát triển trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các dân tộc.

Mặt khác, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần tăng cường động viên, giáo dục ý thức trách nhiệm với cả cộng đồng, tăng cường đoàn kết với các dân tộc khác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sức xây dựng khối đoàn kết, hoà bình, tương thân, tương ái giữa các dân tộc và đấu tranh chống các hành động gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc.

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)