Chương 3. ỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN Ể Ả BẢO THỰC HIỆN CÓ HIỆ
3.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương trong công tác thực hiện bình đẳng dân tộc ở Yên Bái
- Sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước ở Trung ương về công tác thực hiện bình đẳng dân tộc:
Sự lãnh đạo của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác dân tộc: Có thể nói, đây là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công các nhiệm vụ
của cách mạng nước ta và nhiệm vụ của công tác thực hiện bình đẳng dân tộc nói riêng. Tuy nhiên để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đòi hỏi phải không ngừng tự hoàn thiện, tự đổi mới nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất và tuyệt đối của Đảng trong việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc.
Trong thời gian qua, qua chương trình 134, 135 và các chương trình khác, chúng ta đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đã giúp đỡ hàng vạn gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số thoát khỏi cảnh đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, đó chỉ là những bước đầu, vì thế chúng ta cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa. Do đó sự lãnh đạo thống nhất và tuyệt đối của Đảng trong công tác dân tộc sẽ là nhân tố tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ngoài ra việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với công tác dân tộc là nhân tố làm cho chủ trương, đường lối của Đảng được thực thi trong thực tế. Vì thông qua Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tư tưởng của Đảng không chỉ truyền bá sâu rộng trong nhân dân mà còn được chế định, cụ thể hoá để nhân dân thực hiện.
Sự điều hành quản lý của Nhà nước về công tác dân tộc: Có thể nói, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của công tác bình đẳng dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, mặc dù chúng ta có chủ trương, chính sách đúng đối với đồng bào dân tộc, có nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc, song hiệu quả vẫn chưa tương xứng. Trong quá trình triển khai dự án đã xuất hiện các hiện tượng tiêu cực gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách hay các công trình đưa vào sử dụng không phát huy hiệu quả. Vì vậy việc nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về vấn đề bình đẳng dân tộc càng trở nên cấp bách và công tác này cần phải tập trung vào thực hiện một số các giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin về tình hình dân tộc, nhất là những vùng trọng điểm: Đây là một mắt khâu quan trọng trong quá trình quản lý nói chung, quản lý nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay đây là khâu còn có nhiều bất cập. Công tác thu thập thông tin, nắm bắt tình hình yếu gây khó khăn cho quá trình hoạch định chính sách, đề xuất giải pháp. Vì thế trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và tâm trạng xã hội, đi sâu vào tìm
hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đề từ đó có những chủ trương và giải pháp đúng và trúng trong việc hoạch định chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách: Việc tổ chức hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách là khâu cơ bản, thể hiện trình độ và năng lực quản lý. Vì vậy, khi xây dựng chính sách phải huy động được sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, của cán bộ dân tộc, đồng bào các dân tộc: trước hết là chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng cơ sở, các già làng…
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách là một mắt khâu của quá trình quản lý Nhà nước, có tác dụng ngăn ngừa, uốn nắn những sai lệch và phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết. Trong điều kiện trình độ của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, khả năng tham gia công tác kiểm tra, giám sát có hạn thì vai trò của các cơ quan chức năng chuyên làm công tác kiểm tra, giám sát và các cơ quan trong hệ thống chính trị trở nên quan trọng nhất.
+ Cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân tộc và vấn đề bình đẳng dân tộc trong bộ máy chính quyền, của toàn hệ thống chính trị và của mọi người dân Việt Nam.
- Sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước ở địa phương về công tác thực hiện bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc. Tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tới đồng bào vùng dân tộc với phương pháp và hình thức phù hợp.
+ Tăng cường củng cố và đổi mới chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Tập trung củng cố các tổ chức chính trị - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và là hạt nhân của mọi hoạt động. Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở xã, thôn, bản; luân chuyển, tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất về công tác ở các xã và có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đổi mới nội dung và phương pháp vận động, tập hợp quần chúng. Động viên, sử dụng người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ trong việc triển khai thực hiện các công tác và chính sách dân tộc ở cơ sở.
+ Tăng cường củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị, đáp ứng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới...
Thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái trong những năm tới đòi hỏi không chỉ có quyết tâm cao, nhận thức đúng mà còn phải xây dựng được những cách làm có hiệu quả, các hình thức bước đi thích hợp với từng nơi, từng dân tộc, ở mỗi giai đoạn và thời điểm khác nhau cho phù hợp với những cơ chế, chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tốc độ gia tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng nhằm thực hiện mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt trong văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
KẾT LUẬN
Yên Bái là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, có tiềm năng đa dạng về đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản, bản sắc văn hoá; có vị trí vai trò rất quan trọng về quốc phòng, an ninh. Vì thế để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình thì không thể không đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đai hóa của tỉnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần phải tìm ra những nhân tố động lực ảnh hưởng, tác động tích cực và hạn chế, khắc phục những nhân tố tác động tiêu cực, cản trở công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong vấn đề ấy, bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái có ý nghĩa quyết định và phát triển của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, đồng thời xuất phát từ đặc điểm tình hình của tỉnh nhà. Vì vậy, trong nhiều năm qua, nhất là trong những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Yên Bái luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, trong đó rất chú trọng đến vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc. Với những phương hướng cụ thể và những biện pháp giải quyết kịp thời, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã từng bước đưa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như đường lối của Đảng bộ tỉnh đi vào hiện thực cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, trong đó có vấn đề bình đẳng dân tộc. Nhờ vậy, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có bước phát triển quan trọng, góp phần tích cực trong việc giảm dần sự chênh lệch về mọi mặt giữa đồng bào các dân tộc, giữa các vùng trong tỉnh.
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách khách quan, nghiêm túc, đánh giá đúng thực trạng tình hình mọi mặt giữa các dân tộc trong tỉnh, chúng ta thấy còn có sự chênh lệch khá rõ về trình độ phát triển nói chung. Sự chênh lệch đó ngoài những nguyên nhân khách quan như: điều kiện tự nhiên, địa lý, địa bàn cư trú, truyền thống bản địa, phong tục tập quán… còn có những nguyên nhân chủ quan tác động làm tăng thêm sự chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc là: trình độ nhận thức của
cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế; năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành và các đoàn thể chính trị xã hội còn nhiều bất cập; việc đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra; đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người dân tộc còn rất thiếu và yếu…
Xuất phát từ thực trạng vấn đề dân tộc và thực hiện bình đẳng dân tộc trong thời gian qua của tỉnh Yên Bái, đồng thời xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc nhanh chóng xoá bỏ sự chênh lệch về mọi mặt giữa đồng bào các dân tộc, giữa các vùng trong tỉnh. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần khẳng định lại và bổ sung thêm những mục tiêu, phương hướng và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn vấn đề bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái.
Bình đẳng dân tộc là một quan điểm trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái là một nhiệm vụ có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Mong rằng luận văn sẽ đóng góp được một phần bé nhỏ vào sự thực hiện bình đẳng dân tộc và những chính sách dân tộc của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1965), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1965), Văn kiện Đại hội Đảng về chính sách dân tộc, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1978), Văn kiện của Đảng về chính sách dân tộc (1960-1977), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội IX của Đảng về chính sách dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X của Đảng về chính sách dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2010), Báo cáo tổng kết (2000 - 2010), quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Yên Bái và triển khai nhiệm vụ (2011 - 2015), Yên Bái.
13. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
14. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
15. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.