Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 77 - 86)

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ẰNG DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY

2.2. Thực trạng thực hiện bình đằng dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay

2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Yên Bái Là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc, bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp không ít khó khăn, thách thức như:

trình độ dân trí thấp, kinh tế - xã hội chậm phát triển, kết cấu hạ tầng cơ sở, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp. Cùng với đó, những tàn tích của chế độ phong kiến còn nặng nề, phong tục tập quán còn nhiều điểm lạc hậu, đời sống đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao...

Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân tộc đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành vận động nhân dân đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, khơi dậy sức mạnh của nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển, chú ý đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức thực hiện sáng tạo các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn của địa phương...

nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, giúp đồng bào các dân tộc trong tỉnh khắc phục khó khăn, từng bước ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

- Thực hiện bình đẳng trên phát triển kinh tế:

Sự chuyển biến trong lĩnh vực nông nghiệp

Năm 2010 là năm cuối thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra. Vì vậy ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành chức năng bám sát cơ sở, tháo gỡ và khắc phục mọi khó khăn, phấu đấu hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010. Với những quyết tâm đó, ngành nông nghiệp Yên Bái đã đạt được kết quả khá, các chỉ tiêu đều cao hơn năm trước và đạt kế hoạch đề ra.

Theo đó, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 63.653 ha, tăng 3.948 ha so với năm 2009; vượt 5,5% kế hoạch năm. Tổng sản lượng ước đạt 250.953 tấn, tăng 15.376 tấn so với năm trước, vượt kế hoạch 5,4%.

Trong những năm qua, Yên Bái cũng rất chú trọng tới việc trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè. Hết năm 2010, toàn tỉnh đã trồng mới, trồng cải tạo được 218 ha, bằng các giống chè nhập nội, đạt 103% kế hoạch. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái đã tổ chức đào tạo tập huấn cho 2.700 hộ dân về sản xuất chè an toàn.

Một thành công khác của ngành nông nghiệp Yên Bái cần được nhắc tới đó là nuôi trồng thủy sản. Năm qua, ngành này đã tổ chức sản xuất được 120 triệu cá bột, đạt 100% kế hoạch; 30 triệu cá hương giống các loại đạt 100% kế hoạch; ương nuôi cá giống lớn được 15.077,5 kg đạt 100% kế hoạch để phục vụ thả hồ bổ sung nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2010 đạt 5.660 tấn, vượt 2% so với kế hoạch năm. Bước sang năm 2011, ngành nông nghiệp tỉnh quyết tâm phấn đấu đạt 6.240 tấn thủy sản.

Về phát triển lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng:

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 1998. Qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Yên Bái đã có những chuyển biến căn bản trong phát triển rừng, đã hình thành vùng rừng sản xuất gần 150 nghìn ha, cung cấp ổn định cho thị trường mỗi năm từ 450 - 500 ngàn m3 gỗ rừng trồng các loại. Trữ lượng rừng tăng lên 50 m3/ha/chu kỳ.

Chủ trương xã hội hóa nghề rừng đạt được nhiều tiến bộ, tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất lương thực giảm, công tác khoanh nuôi tái sinh rừng đạt hiệu quả, phong trào trồng rừng đã thực sự trở thành hoạt động thường xuyên, rộng khắp.

Đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được nâng lên. Nếu như năm 1999, diện tích đất có rừng trong toàn tỉnh là 264 nghìn ha, độ che phủ rừng là 37,62% thì đến năm 2010 tăng lên gần 414 nghìn ha, độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 59,2%, đưa Yên Bái trở thành tỉnh xếp thứ tư trong cả nước về độ che phủ rừng và đứng thư 3 về trồng rừng mới so với các tỉnh Tây Bắc. Chất lượng rừng ngày càng được cải thiện, góp phần bảo vệ tốt môi trường sinh thái, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Bên cạnh đó, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã tạo ra được một bước chuyển căn bản về nhận thức của người dân (đặc biệt là đồng bào vùng cao) từ chỗ coi rừng là tài nguyên vô tận, đến nay người dân đã nhận đất, nhận rừng, quan tâm và hiểu được lợi ích to lớn của rừng về giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại.

Thông qua thực hiện dự án đã giải quyết được việc làm cho trên 160.000 lao động, tỷ lệ hộ gia đình làm lâm nghiệp thuộc diện đói nghèo giảm từ 40,95% xuống còn 20,65%.

Từ nay đến năm 2015, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung bảo vệ, chăm sóc tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có, phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh đạt 438 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt 63,5%. Phấn đấu trồng mới 69.400 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 2450 ha rừng.

Về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất:

Đáng chú ý là việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như: Chương trình 134 và 135 của Chính phủ; thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chính sách trợ giá, trợ cước một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc vùng cao; chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo... Nhờ đó, bộ mặt nông thôn miền núi có sự thay đổi tích cực, toàn diện. Đại bộ phận nông dân được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học vận dụng vào sản xuất và đời sống. Sản lượng lương thực đạt 215.339 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 287 kg/người/năm, cơ bản không còn tình trạng đói lưu niên ở vùng cao; số hộ đói nghèo giảm đáng kể, chỉ còn 21,31%, nhiều hộ đã có tích lũy.

Chương trình 135 của Chính phủ từ năm 1999 - 2010 đã xây dựng được 1.578 công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, điện...; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở và cộng đồng được 803 lớp cho 40.013 lượt học viên; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, khai hoang ruộng nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; quy hoạch và sắp xếp lại các điểm dân cư ở vùng cao... với tổng vốn đầu tư trên 725.637 triệu đồng.

Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đã đầu tư (từ năm 2005 - 2009) là 127.540 triệu đồng; hỗ trợ đất sản xuất cho

9.670 hộ; hỗ trợ đất ở cho 458 hộ; hỗ trợ làm 8.684 nhà ở; hỗ trợ nước phân tán cho 29.423 hộ; hỗ trợ xây dựng 105 công trình cấp nước tập trung. Dự án xây dựng trung tâm cụm xã từ năm 1997 - 2010 đầu tư trên 82.147 triệu đồng xây dựng 139 công trình hạ tầng cơ sở các loại.

Dự án định canh định cư, quy hoạch sắp xếp lại dân cư từ năm 1997 - 2010 đã đầu tư, hỗ trợ trên 60.944 triệu đồng xây dựng 114 công trình hạ tầng cơ sở các loại, di chuyển sắp xếp lại 754 hộ dân cư; hỗ trợ trồng, chăm sóc, bảo vệ 137.651 ha rừng; trồng và chăm sóc 6.731 ha chè...

Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, từ năm 2003 - 2006 đã đầu tư 3.000 triệu đồng hỗ trợ sản xuất cho 1.728 lượt hộ; hỗ trợ đời sống và sinh hoạt cho 4.404 lượt hộ.

Thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước một số mặt hàng chính sách từ năm 1999 - 2010 đã đầu tư 143.711 triệu đồng thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khu vực III, xây dựng 21 trạm truyền thanh cụm dân cư; cấp không thu tiền giấy, vở cho học sinh tiểu học các xã đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn từ năm 2007 tới nay, đã cho 3.680 hộ vay 18.398 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Các chính sách dân tộc khác như cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và nhân dân vùng đặc biệt khó khăn, cử tuyển, hỗ trợ dầu hoả thắp sáng; cấp báo, tạp chí; thu hút cán bộ đến công tác tại vùng khó khăn... đã và đang được triển khai đồng bộ, có kết quả.

Do làm tốt công tác dân tộc và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc đã làm cho bộ mặt nông thôn miền núi có sự thay đổi tích cực, toàn diện, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả tỉnh.

Nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 tăng trưởng bình quân 9,55%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng bình quân 12,31%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 10,75 triệu đồng/người/năm 2010; lương thực bình quân từ 277 kg năm 2005 tăng lên 318 kg/người/năm 2010; độ che phủ của rừng từ 48,63% năm 2005 tăng lên 59,2% năm

2010; số hộ đói nghèo giai đoạn 2006 - 2010 giảm bình quân 4,59% năm (vùng cao, vùng đồng bào dân tộc giảm bình quân 6% năm)...

Các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư đã phát huy hiệu quả. Nhiều tuyến đường được mở mới đến thôn, bản các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã trong mùa khô; một số tuyến đường liên xã, thôn bản được bê tông hóa. Các công trình thủy lợi đã làm tăng thêm diện tích tưới tiêu;

khai hoang mở rộng được 1.423 ha ruộng nước. Các công trình phúc lợi công cộng như: chợ, trường học, trạm y tế xã, điện, nước sạch... cũng được quan tâm đầu tư;

60% số dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Thực hiện bình đẳng trên lĩnh vực chính trị

Hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân vùng dân tộc thiểu số được chăm lo củng cố, hoạt động có nhiều tiến bộ; các cấp uỷ Đảng đã chú trọng lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, tập trung phát triển kinh tế - xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cấp trên. Các cấp, các ngành, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã hướng về cơ sở, vùng miền núi, dân tộc, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; đã mở lớp đào tạo trung cấp quản lý kinh tế nông, lâm nghiệp cho 72 cán bộ xã và 10 lớp tại chức cho trên 1.000 lượt cán bộ cơ sở học quản lý nhà nước, học lý luận, chuyên môn nghiệp vụ.

Trường Quân sự tỉnh mở 5 lớp bồi dưỡng kiến thức tổng hợp cho gần 300 thanh niên các dân tộc, tạo nguồn cán bộ dân tộc cho cơ sở; nhiều học sinh của Trường về địa phương đã phát huy tác dụng tốt, đảm nhận các chức vụ chủ chốt ở cơ sở xã, thôn, bản, góp phần quan trọng vào việc củng cố hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại được mở rộng

Công tác xây dựng Đảng được chú trọng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đã tăng cường công tác giáo dục chính trị cho cán bộ, đảng viên, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng, phòng chống âm mưu "diễn biến hoà bình", chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch; hiểu và nắm được đường lối đổi mới của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức cơ sở

Đảng trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng.

Cải cách hành chính: Thực hiện cơ chế một cửa tại 7/18 sở ngành tỉnh và 9/9 huyện thị, thành phố. Hoàn thành giai đoạn 1 đề án 30 của Chính phủ về thống kê thủ tục hành chính, hiện đang rà soát giai đoạn 2 với 1508/1508 thủ tục, kiến nghị loại bỏ 53 thủ tục, giảm các bước ở 410 thủ tục, đạt 28%. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở. Toàn tỉnh có 3268 cán bộ cấp xã, trong đó số có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên 1.398 (42,75%), số có trình độ lý luận trung cấp chính trị trở lên 1.491 (45,6%), còn lại chưa đạt chủ yếu là trưởng các đoàn thể.

- Thực hiện bình đẳng trên lĩnh vực văn hoá - xã hội

Về giáo dục: Mạng lưới trường, lớp được tăng cường, số phòng học được xây dựng kiên cố, bán kiên cố tăng và xóa bỏ tình trạng học 3 ca; tỷ lệ phòng xây đạt 89%. Hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông trung học vùng dân tộc thiểu số được củng cố và phát triển. Số học sinh là người dân tộc đi học ở bậc tiểu học chiếm tỉ lệ 62,91%; bậc trung học cơ sở là 56,86%, có 15 trường dạy chữ dân tộc (chữ Mông). Hệ thống trường dân tộc nội trú tiếp tục được củng cố. Đối với giáo dục ở vùng dân tộc, việc chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đào tạo cán bộ dân tộc với những hình thức, chương trình dạy phù hợp và cách chỉ đạo, tổ chức tập trung, cụ thể. Toàn tỉnh hiện có trên 400 trường phổ thông, gần 6.000 lớp với hơn 17 vạn học sinh. Tiểu học có 101.484 em, có gần 50% là dân tộc thiểu số, riêng khu vực III có 43.522 em, với 80 % là học sinh các dân tộc thiểu số. Số học sinh phổ thông trung học cơ sở có 49.339 em, trong đó học sinh các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35%, riêng khu vực III có 14.270 em với phần lớn là người dân tộc, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Toàn tỉnh có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (1 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và 8 trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện) với 63 lớp, 1.801 học sinh.

Hệ thống mạng lưới trường, lớp, tiếp tục được mở rộng đảm bảo thu hút và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em đồng bào các dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, Sở Giáo dục tham mưu cho tỉnh mở thêm phân hiệu trường phổ thông dân tộc nội trú tại trường Trung học Sư phạm (Nghĩa Lộ) với 3 lớp (khối 10), 78 học sinh là con em các dân tộc thiểu số thuộc huyện Văn Trấn, Trạm Tấu,

Mù Căng Chải theo học; tạo nguồn cán bộ cho vùng cao và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các huyện miền Tây của tỉnh; thực hiện Quyết định số 209/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về hỗ trợ học bổng cho học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Mông có hộ khẩu thường trú theo học ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Căng Chải, từ 60.000đ lên 100.000đ/ 1 tháng. Thời gian được hưởng 9 tháng/năm, có 453 em được hưởng chế độ này, lấy từ kinh phí sự nghiệp giáo dục hàng năm. Những chính sách đó đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thu hút thêm học sinh học lên bậc trung học phổ thông và từng bước nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận vùng cao.

- Về y tế: ở Yên Bái do các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa nên có nhiều bất lợi trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Những phong tục tập quán lạc hậu là nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh tật ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân. Chính vì vậy, hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số vấn đề y tế, sức khỏe đang là những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Phải ghi nhận rằng, nhờ xây dựng được mạng lưới y tế nhân dân, nhất là tuyến xã ngày càng mở rộng và phát triển, nên công tác y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có hiệu quả, không để bệnh dịch xảy ra. Việc khám, chữa bệnh có nhiều tiến bộ, tỷ lệ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hàng năm đều tăng (huyện Mù Căng Chải tăng 95%, huyện Trạm Tấu tăng 47%). Các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã được thực hiện chính sách cấp phát thuốc không thu tiền với định mức 10.000-15.000đ/người/năm. Ở huyện vùng cao Mù Căng Chải có 12 cán bộ y tế trên 1 vạn dân và 1,61 bác sĩ trên 1 vạn dân. Ở huyện Trạm Tấu, cứ một vạn dân có 20,8 cán bộ y tế, trong đó 2,7 là bác sĩ.

Văn hóa - thông tin: Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa VIII về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa vùng cao và vùng thấp của tỉnh. Có thể kể đến chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của tỉnh, các

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)