Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 86 - 90)

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ẰNG DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY

2.2. Thực trạng thực hiện bình đằng dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay

2.2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Những thành tựu mà Yên Bái đạt được là rất to lớn và đáng tự hào. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc, chúng ta còn nhận thấy có nhiều thiết sót, tồn tại trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc. Trong phần trên của luận văn này đã đề cập đến vấn đề không đồng đều về các mặt của dân tộc tỉnh Yên Bái. Điều đó cũng phần nào phản ánh sự chênh lệch và ở góc độ nhất định là sự bất bình đẳng giữa các dân tộc do nguyên nhân khách quan tạo ra.

Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc ở Yên Bái thể hiện trên nhiều lĩnh vực, song sự bất bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế là nguyên nhân sâu xa tác động tới sự bất bình đẳng trên các lĩnh vực khác.

Trong những năm vừa qua, kinh tế có sự phát triển nhưng giữa các vùng không đồng đều và chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng còn chậm, vùng đô thị phát triển nhanh trong khi đó vùng núi phát triển còn chậm.

Nhiều vùng sản xuất vẫn trong tình trạng độc canh - thuần nông, mang nặng tính tự cung tự cấp. Hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp còn thấp, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều. Tỷ trọng cây công nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi nông nghiệp chưa cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, tâm lý và tập quán canh tác chậm thay đổi. Những vấn đề xã hội còn nhiều tồn tại rất đáng quan tâm như: Tỷ lệ tăng dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, ngành nghề trong khu vực nông thôn chưa phát triển, nhiều hủ tục mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại…

Tiếp nhận nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh những vấn đề mới về sự phân hoá giàu nghèo, đời sống đồng bào vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn; kinh tế vùng cao phát triển còn chậm, chưa tương xứng với nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư;

định hướng và quy hoạch kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc chưa rõ nét; Sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục phát triển chưa đồng đều giữa các vùng và chất lượng, hiệu quả còn thấp; quỹ đất ở vùng cao còn nhiều bất cập; hệ thống chính trị cơ sở ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn yếu; Hệ thống công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở chưa thực sự được quan tâm. Công tác cán bộ từ quy hoạch, kế hoạch đào tạo chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của tình hình, đây là khâu quan trọng và cũng là khâu có nhiều tồn tại nhất. Nhiều nơi đội ngũ cán bộ còn thiếu về cả số

lượng và trình độ, số cán bộ có trình độ đại học tập trung ở các xã, phường thuộc khu vực thành phố, thị trấn, còn lại ở nông thôn rất thiếu và yếu.

Như vậy, tình hình cụ thể như trên đã chứng minh cho nhận định có tính khái quát về sự bất bình đẳng giữa các dân tộc ở tỉnh Yên Bái.

- Về kinh tế xã hội: Nhìn lại quá trình đổi mới, nông thôn Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu, đã có sản xuất hàng hoá, tuy nhiên trong nông nghiệp còn nhiều tồn tại cơ chế cũ, sản xuất còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu. Trong khi đó, đất đai chủ yếu là vùng núi nên sản lượng cây trồng vật nuôi thấp. Năm 2010, năng suất lúa cả năm đạt 45,37tạ/ha, năng suất ngô đạt 28,59 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt đạt 250.796,9 tấn đứng thứ 6 so với các tỉnh trong khu vực, trong đó sản lượng thóc đạt 186.060 tấn, giảm 139 tấn so với năm 2009. Lương thực bình quân đầu người đạt 333,85 kg, đứng thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực. Sản lượng chè búp tươi đạt 85.946 tấn, tăng 5134 tấn. Tổng đàn gia súc chính tăng 4,63%, trong đó đàn trâu 11.6249 con, đàn bò 30.188 con, giảm 12,02%, đàn lợn 449.288 con. Đàn bò tiếp tục giảm, do đồng cỏ ít, bãi chăn thả thiếu, mặt khác do việc sử dụng bò đực phối giống hoàn toàn mang tính tự nhiên, dẫn đến hiện tượng cận huyết, làm chất lượng con giống ngày càng giảm, tăng đàn sinh học rất chậm.

- Về kết cấu hạ tầng: Xuất phát từ nền nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu nên vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn còn rất hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, điều kiện về nhà ở, điện, nước sạch sinh hoạt… còn kém so với các vùng khác trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.

Có thể nói, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã có sự quan tâm tích cực tới đời sống của đồng bào các dân tộc ở Yên Bái, đã đạt được nhiều thành tựu trong đó có thành tựu về bình đẳng dân tộc. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng tình hình đời sống của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo kết quả của các huyện, do điều kiện kinh tế khó khăn nên tình trạng học sinh vùng cao bỏ học vẫn còn tiếp diễn, số học sinh học xong lớp 12 để đi học các trường chuyên nghiệp còn ít. Rất nhiều thôn, bản hầu như không có học sinh đi học trường chuyên nghiệp. Do đó việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp thu các dự án đầu tư của Nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:

Thứ nhất: Do trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc, một số nơi vẫn còn có các phong tục tập quán lạc hậu đang là lực cản trong quá trình phát triển. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước chưa có ý thức tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Năng lực lãnh đạo, điều hành của cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, bên cạnh đó các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng những khó khăn về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số để kích động, lôi kéo đồng bào theo đạo và di cư tự do làm cho đời sống càng trở nên khó khăn hơn.

Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp còn coi nhẹ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; việc triển khai nghiên cứu và quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có nơi còn hình thức, thụ động; việc xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết chưa đồng bộ. Hiệu quả và chất lượng học tập lý luận chính trị chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu, việc vận dụng lý luận vào thực tiễn còn hạn chế, bất cập.

Thứ hai: Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chậm triển khai và không quán triệt sâu sắc đến người dân; các cấp chính quyền sau khi quán triệt chủ trương, chính sách chưa chuẩn bị những điều kiện cần thiết như xác định đối tượng hỗ trợ đầu tư phát triển, chuẩn bị cán bộ để tổ chức thực hiện; các cấp, các ngành chưa phối hợp chặt chẽ, điều hành quản lý còn hạn chế.

Thứ ba: Trình độ văn hoá, chuyên môn và năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Một số nơi chưa gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với việc bố trí, sử dụng cán bộ. Chất lượng các lớp đào tạo tại chức còn thấp, chưa tương xứng với sự đầu tư của tỉnh; một bộ phận cán bộ chưa tích cực đổi mới phong cách và lề lối làm việc; tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia công tác trong hệ thống chính trị các cấp còn thấp…

Thứ tư: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở diễn ra chưa nghiêm túc, chưa trở thành nề nếp sinh hoạt thường xuyên. Công tác vận động quần chúng nhân dân còn yếu kém, phương pháp vận động chưa phù hợp; việc ban hành các quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành còn chậm và chưa hiệu quả.

Thứ năm: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác dân tộc của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, như: nhận thức của một số ngành, địa phương và một số cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc chưa toàn diện, chưa sâu sắc. Định hướng và

quy hoạch kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc chưa rõ nét. Kinh tế vùng cao phát triển còn chậm, chưa tương xứng với nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư. Sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục phát triển chưa đồng đều giữa các vùng và chất lượng, hiệu quả còn thấp. Quỹ đất ở vùng cao còn nhiều bất cập. Hệ thống chính trị cơ sở ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn yếu. Hệ thống công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở chưa thực sự được quan tâm. Một số chính sách dân tộc hiện nay chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

Có thể khẳng định rằng, việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc của tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả to lớn trên mọi mặt của đời sống, xã hội. Song cũng đang đặt ra cho chúng ta những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh có sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc, toàn diện đồng thời tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách và giải pháp đồng bộ với những cách làm hiệu quả, các hình thức, bước đi thích hợp với từng nơi, từng dân tộc ở mỗi giai đoạn và thời điểm khác nhau nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Và hạn chế đến mức thấp nhất tốc độ gia tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng; bảo đảm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; giữ vững quốc phòng - an ninh; bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chương 3

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)