Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ẰNG DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY
2.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái
Tỉnh Yên Bái được thành lập cuối thế kỷ 19 (11/4/1900). Hiện nay, so với khi mới thành lập, địa dư và tổ chức hành chính của tỉnh đã có nhiều thay đổi. Năm 1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V đã đưa ra nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn. Đến ngày 1/10/1991 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái và tách ba huyện Than Uyên, Văn Bàn, Bảo Yên của Yên Bái cũ nhập vào tỉnh Lào Cao.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, tổng dân số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật độ dân số trung bình là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.
Điều kiện địa lý tự nhiên:
Vị trí địa lý Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 70 xã vùng cao và 70 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
Đặc điểm địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng
và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Về thời tiết khí hậu
Khí hậu Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 23OC; lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900m, nhiệt độ trung bình 18-20OC, có khi xuống dưới 0OC về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18-20OC, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ, độ cao trung bình 200 - 400m, nhiệt độ trung bình 21-32OC, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70m, nhiệt độ trung bình 23-24OC, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình độ cao trung bình dưới 300m, nhiệt độ trung bình 20-23OC, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.
Về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.292 ha. Trong đó đất nông nghiệp 69.315,12 ha, chiếm 10,07%; đất lâm nghiệp 282.241,86 ha, chiếm 41%; đất chuyên dùng 29.199,78 ha, chiếm 4,25%; đất ở 3.804,54 ha, chiếm 0,55%
và đất chưa sử dụng 303.730,7 ha, chiếm 44,13%. Trong đó số đất chưa sử dụng, đất có khả năng nông nghiệp là 1.358,26 ha; đất có khả năng lâm nghiệp là
278.729,14 ha. Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,36%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
Tài nguyên rừng: Năm 2002, toàn tỉnh có 186.808 ha rừng tự nhiên, chiếm 27,14% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tăng 41,5% so với năm 1996 và tăng 3,5%
so với năm 2000; diện tích rừng trồng 95.430 ha bằng 13,86% diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ che phủ đạt 41%. Tổng trữ lượng gỗ các loại theo số liệu điều tra năm 1998 có 17,2 triệu m3, 51,133 triệu cây tre, vầu, nứa và các loại lâm sản khác, trữ lượng gỗ rừng trồng còn 2,5 triệu m3. Về khai thác lâm sản, năm 1995, khối lượng gỗ tròn khai thác là 55.683 m3, năm 2000 đạt 105.344 m3, năm 2002 đạt 123.000m3. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 176 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham (Văn Chấn). Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi… được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh.
Về tiềm năng kinh tế
Những lĩnh vực kinh tế mà Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông - lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo;
trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác khác.
Tiềm năng du lịch Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ… Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 của tỉnh Yên Bái
Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị các cấp và nhân dân Yên Bái đã năng độg sáng tạo trong việc cụ thể hoá đường lối đối mới của Đảng vào thực tiễn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Với những chủ trương, giải pháp và chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của tỉnh, chú trọng công tác an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, kích cầu đầu tư, nhất là sự cố gắng của các địa phương, các thành phần kinh tế và của nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nên kinh tế Yên Bái vẫn giữ được nhịp độ phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng.
Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 3.773,5 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 443,5 tỷ đồng so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,3%/13% kế hoạch đề ra, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 trong 12 tỉnh khu vực vùng Tây Bắc (gồm Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang).
Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2010 có: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản 33,31%, công nghiệp - xây dựng 33,68%, dịch vụ 33,68%. Cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt đúng so với kế hoạch nhưng so với các năm trước cơ cấu trong các nhóm ngành đều chuyển dịch theo chiều hướng tích cực (so với năm 2009: Nhóm nông, lâm, thủy sản giảm 0,72%, nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 0,57% nhóm dịch vụ tăng 0,15%).
Dự ước GDP bình quân đầu người đạt 10,95 triệu đồng vượt Nghị quyết HĐND tỉnh 9,55% và tăng 20% so với năm 2009, đứng thứ 9 trong các tỉnh vùng
Tây Bắc. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 675,44 tỷ đồng, tăng 12,5% dự toán, tăng 18% so với năm 2009, đứng thứ 8 so với các tỉnh trong khu vực.
Sản xuất nông, lâm, nghiệp phát triển khá toàn diện. Sản xuất nông nghiệp tăng trên cả 3 mặt diện tích, năng suất, sản lượng. Diện tích gieo trồng cây nông nghiệp cả năm vượt 3,34% kế hoạch, tăng 3,74% so với năm 2009.
Diện tích cây lương thực có hạt đạt 63.652,7 ha, vượt 5,55 kế hoach (tăng gần 3948 ha), chủ yếu là do tăng diện tích cây ngô khi thực hiện đề án phát triển cây ngô hàng hóa; diện tích cây chất bột lấy củ vượt 8,82% kế hoạch, diện tích các loại cây rau đậu tăng 3,9%...
Diện tích cây lâu năm đạt 19.594 ha, tuy chưa đạt kế hoạch nhưng cũng tăng 0,8% so với năm 2009, chủ yếu tăng do trồng mới được 330 ha cây cao su ở huyện Văn Chấn, Văn Yên; diện tích chè có hơn 11.909 ha, đạt 98,16% kế hoạch; diện tích cây ăn quả có 7267 ha, giảm 0,74% kế hoạch.
Năng suất lúa cả năm đạt 45,37tạ/ ha, tăng 0,42%%; năng suất ngô đạt 28,59 tạ/ha, tăng 7,09% so với năm 2009. Sản lượng lương thực có hạt đạt 250.796,9 tấn, tăng 6,46% so với năm 2009, đứng thứ 6 so với các tỉnh trong khu vực, trong đó sản lượng thóc đạt 186.060 tấn, giảm 139 tấn so với năm 2009. Lương thực bình quân đầu người đạt 333,85 kg, đứng thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực.
Sản lượng chè búp tươi đạt 85.946 tấn, tăng 5134 tấn. Tổng đàn gia súc chính tăng 4,63%, trong đó đàn trâu 11.6249 con, tăng 3,39%, đàn bò 30.188 con, giảm 12,02%, đàn lợn 449.288 con tăng 6,32% so với năm 2009. Đàn bò tiếp tục giảm, do đồng cỏ ít, bãi chăn thả thiếu, mặt khác do việc sử dụng bò đực phối giống hoàn toàn mang tính tự nhiên, dẫn đến hiện tượng cận huyết, làm chất lượng con giống ngày càng giảm, tăng đàn sinh học rất chậm.
Sản xuất lâm nghiệp tăng khá so với kế hoạch. Diện tích rừng trồng mới đạt 14.600 ha, tăng 4,29% so với kế hoạch, đứng thứ 2 trong các tỉnh khu vực, trong đó rừng tập trung chiếm trên 97%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 59,2%, đứng thứ 2 so với các tỉnh trong khu vực.
Nuôi trồng thủy sản năm 2010 có nhiều cố gắng, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 2.648 ha, có 507 hộ nuôi cá lồng với 801 lồng cá, tăng 42 hộ và 209 lồng. Sản lượng thủy sản đạt 5.659,8 tấn tăng gần 492 tấn so với năm 2009, đứng thứ 2 về sản lượng so với các tỉnh trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp năm 2010 gặp khá nhiều bất lợi, do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, điện phục vụ sản xuất bị cắt luân phiên, lãi suất ngân hàng tăng, việc vay vốn khó khăn, mực nước hồ Thác Bà xuống thấp, vận chuyển nguyên liệu cho hai nhà máy xi măng và các nhà máy sản xuất Cácbonat Can xi, sản xuất giấy đế gặp nhiều trở ngại. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 1994) đạt 2850 tỷ đồng, đứng thứ 3 so với các tỉnh trong khu vực, tăng 20,8% so với năm 2009, nhưng chỉ bằng 95% kế hoạch.
Trong đó công nghiệp Trung ương chiếm 34% tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84,4% kế hoạch. Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 5.350,365 tỷ đồng, đứng thứ 6 trong các tỉnh thuộc khu vực, tăng 19,28% so với năm 2009. Trong đó vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đạt trên 3.600 tỷ đồng, gồm vốn địa phương quản lý thực hiện được 2.138,88 tỷ đồng, tăng 26,33%; vốn Trung ương quản lý thực hiện đạt 1.461,335 tỷ đồng, tăng 17,28% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư ngoài nhà nước thực hiện đạt 1.660,849 tỷ đồng, vượt 24,98% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 89,3 tỷ đồng, tăng 23,68% so với năm 2009. Trong năm một số công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng, như cầu Trái Hút, đường Lý Thường Kiệt, đường Yên Bái - Khe Sang, đường Vĩnh Kiên - Vũ Linh, 10 điểm trường thuộc dự án giáo dục...
Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009.
Nguyên nhân tăng do nền kinh tế phục hồi, bắt đầu phát triển, mức thu nhập tăng, sức mua của người dân tăng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 5.384,435 tỷ đồng, vượt 19,08% kế hoạch, đứng thứ 6 so với các tỉnh trong vùng. Trong đó kinh tế nhà nước chiếm 6,6%, kinh tế tập thể chiếm 0,14%, kinh tế tư nhân chiếm 30,03%, kinh tế cá thể chiếm 63,23%.
Công tác quản lý thị trường, kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng được tăng cường và hiệu quả hơn. Hoạt động du lịch có chuyển biến, tiếp tục phối hợp với tỉnh Phú Thọ, Lào Cai tổ chức tốt chương trình du lịch về cội nguồn; tổ chức tốt tuần văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc dân tộc từng vùng.
Xuất khẩu năm 2010 của tỉnh có bước đột phá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 28.253,7 ngàn USD, cao nhất từ trước tới nay, tăng 57,39% so với năm 2009 vượt kế hoạch 41,27%, đứng thứ 4 so với các tỉnh trong vùng. Giá trị kim ngạch xuất
khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.505,7 ngàn USD, giảm 35,25%; của khu vực kinh tế tư nhân đạt 19.052,7 ngàn USD, tăng 93,8%; của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.695,3 ngàn USD tăng 32,8% so với năm 2009.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế Yên Bái năm 2010 cũng còn bộc lộ những tồn tại, đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy cao, nhưng chủ yếu do đầu tư, chưa phải tăng do nội lực của nền kinh tế. Sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đạt mục tiêu đề ra; thu ngân sách, GDP bình quân đầu người, lương thực bình quân đầu người ở nhóm thấp so với các tỉnh trong khu vực. Một số chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như giá trị sản xuất công nghiệp, sản lượng thóc, đàn bò, nguồn vốn đầu tư do Trung ương quản lý, vận tải hàng hóa... chưa đạt kế hoạch đề ra. Xúc tiến thương mại chưa được đẩy mạnh;
xuất khẩu tăng một phần do biến động mạnh của tỷ giá đồng ngoại tệ và do giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao.
Hoạt động du lịch còn nhiều khó khăn, chưa có sản phẩm du lịch đích thực, hấp dẫn, các nhà đầu tư chưa dám làm du lịch nên Yên Bái chủ yếu vẫn là điểm dừng chân của khách du lịch.
Về hệ thống giao thông: Yên Bái đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ 70, 32, đang thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn qua Yên Bái cho tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và xây dựng các khu tái định cư cho người dân, hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến tỉnh lộ theo kế hoạch.
Về Y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình: Yên Bái đã có nhiều tiến bộ trong vấn đế y tế, dân số và kế hoạch hoá gia định, không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn, có 18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác lao động - việc làm đựơc chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 33%, tăng 2,5% so với năm 2008, trong đó qua đào tạo nghề đạt 17%. Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,57%, hiện nay còn 15,74% hộ nghèo. Thực hiện hỗ trợ người nghèo về nhà ở theo Quyết định 167, thực hiện 15000 nhà, trong đó vùng khó khăn 1.365 hộ, hiện nay toàn tỉnh còn 5.043 hộ cần hỗ trợ.
Về văn hoá, giáo dục: Đối với phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa", sau nhiều năm phát động và tổ chức thực hiện, phong trào đã đi vào cuộc