Một số nội dung cơ bản trong thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 44 - 50)

Chương 1. Q AN IỂ CỦA CHỦ NGHĨA ÁC-LÊNIN VỀ BÌNH ẲNG DÂN TỘC VÀ VẤN Ề THỰC HIỆN BÌNH ẲNG DÂN TỘC VIỆT NA HIỆN NAY

1.3. Vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc và các nội dung thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay

1.3.2. Một số nội dung cơ bản trong thực hiện bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay

Nội dung xuyên suốt, bao trùm của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thời kỷ đổi mới là: Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nội dung bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là một nội dung quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách dân tộc. Nội dung bình đẳng bao gồm:

Bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam:

- Là một quốc gia đa dân tộc, trong lịch sử các dân tộc ở Việt Nam đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vấn đề cốt lõi của vấn đề bình đẳng trên lĩnh vực chính trị là các dân tộc cùng đoàn kết thực hiện mục tiêu giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng toàn thể xã hội; xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bình đẳng trên lĩnh vực chính trị giữa các dân tộc ở nước ta được thể hiện rõ nhất là sự bình đẳng về quyền làm chủ đất nước. Bất kể mọi người dân nào, thuộc dân tộc nào nếu không vi phạm pháp luật nước Việt Nam đều có quyền tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Điều quan trọng của việc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị đó là quyền bình đẳng này không chỉ được quy định trong hiến pháp và pháp luật của nước ta mà quyền này đã và đang được thực hiện một cách tích cực trong thực tế. Bình đẳng về chính trị còn được tập trung thể hiện trong việc trực tiếp tham gia hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương của đồng bào các

dân tộc, không có sự phân biệt dân tộc thiểu số hay đa số, các dân tộc đều có quyền tham gia trực tiếp vào các cơ quan Đảng và Nhà nước, vào các tổ chức chính trị - xã hội. Qua đó, bình đẳng về quyền tham chính phản ánh được nguyện vọng và hướng phát triển của dân tộc mình. Cũng như dân tộc đa số, ở các dân tộc thiểu số đội ngũ cán bộ quản lý, bao gồm cả dân cử và bổ nhiệm không ngừng lớn mạnh.

Trong Quốc hội cũng như trong Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu người dân tộc thiểu số tham gia ngày càng cao. Quốc hội khoá XIII có 78 đại biểu người dân tộc thiểu số. Nhiều cán bộ là người các dân tộc thiểu số hiện nay đang giữ các cương vị quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và ở các địa phương.

Bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc Việt Nam:

Bình đẳng về kinh tế được thể hiện tập trung ở sự phát triển đồng đều về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc, giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, giữa các vùng miền cả nước. Thực tế cho thấy một khi còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc thì tất yếu sẽ còn tồn tại sự bất bình đẳng trong cộng đồng dân tộc. Bình đẳng về kinh tế là nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định làm nền tảng, tạo cơ sở vật chất cho việc thực hiện sự bình đẳng trên các lĩnh vực cơ bản khác của đời sống xã hội. Trong một quốc gia đa dân tộc, sự thấp kém về trình độ kinh tế của một cộng đồng người không chỉ cản trở sự phát triển bản thân của dân tộc ấy, mà còn là lực cản tiến trình phát triển chung của cả cộng đồng dân tộc của một quốc gia. Do đó, từng bước tạo sự phát triển đồng đều về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc (lấy thu nhập bình quân đầu ngươờ làm chuẩn) giữa các vùng, miền phải được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc phụ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên của các dân tộc, đồng thời phải có sự giúp đỡ của các dân tộc khác, nhất là các dân tộc đã đạt được sự phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất ở trình độ cao hơn. Đặc biệt trên phương diện này, vai trò điều tiết của Nhà nước có ý nghĩa quyết định thể hiện ở việc Nhà nước vạch ra và chỉ đạo thực hiện đường lối phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

Ở nước ta hiện nay trình độ phát triển chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc còn khá lớn. Vì vậy, trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một mặt cần tạo điều kiện để từng dân tộc phát huy hết khả năng của mình để vươn lên, mặt khác cần tính đến các đặc trưng của từng vùng, đặc thù văn hoá, cách thức sản xuất… của từng dân tộc trong quá trình quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp.

Bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc:

Trong lịch sử phát triển, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá đặc trưng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Sự bình đẳng dân tộc về văn hoá giữa các dân tộc chính là việc khẳng định và thừa nhận quyền bảo vệ, giữ gìn và phát huy các

giá trị văn hoá của các dân tộc. Mọi thái độ, hành vi, chính sách biểu hiện sự kỳ thị văn hoá hay đồng hoá văn hoá một cách cưỡng bức đều phải bị lên án và bác bỏ.

Sự bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam trên lĩnh vực văn hoá thể hiện ở sự tôn trọng những giá trị, những bản sắc văn hoá, phong tục, tập quán của các dân tộc, tạo điều kiện để văn hoá các dân tộc phát triển hài hoà trong sự phát triển chung của một nền văn hoá đa dân tộc. Từ đó góp phần xây dựng nên một nền văn hoá thống nhất đa dạng, đảm bảo cho các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình, có quyền hưởng thụ không chỉ những giá trị văn hoá của dân tộc mình mà còn được thụ hưởng những giá trị của nền văn hoá chung của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà những bản sắc văn hoá của tất cả các dân tộc ở nước ta, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại và thời đai, không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc để có đủ khả năng hưởng thụ và xây dựng nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng của văn hoá dân tộc.

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng ta nêu rõ: “Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có giá trị và sắc thái văn hoá riêng các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em”.

Bình đẳng về xã hội giữa các dân tộc:

Bình đẳng về mặt xã hội giữa các dân tộc ở Việt Nam nếu xét theo nghĩa rộng thì đó là mối quan hệ “tổng hoà” về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc. Tuy nhiên bình đẳng xã hội giữa các dân tộc ở đây chúng ta xem xét theo nghĩa hẹp, chủ yếu là thông qua quan hệ giữa thiết chế xã hội truyền thống và thiết chế xã hội hiện đại của các dân tộc. Từ những đặc điểm về địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… mỗi dân tộc đều lưu giữ những kiểu tổ chức xã hội truyền thống mang tích đặc thù của dân tộc mình và nó được thể hiện chủ yếu trong phong tục tập quán, luật tục, lối sống, trong các quy định, các thiết chế để quản lý, tổ chức đời sống xã hội cộng đồng của mỗi dân tộc.

Các mối quan hệ xã hội này bao gồm cả những yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực đan xen lẫn nhau và cùng tác động vào đời sống xã hội cộng đồng của các dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển và đặc biệt do có sự cư trú xen kẽ giữa các dân tộc do

đó mối quan hệ giữa các dân tộc càng trở lên đa dạng, phức tạp và nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như đến từng dân tộc. Vì vậy, trong quá trình sinh hoạt cộng đồng nếu các thiết chế xã hội cộng đồng truyền thống của mỗi dân tộc không được tôn trọng, không được tạo cơ hội như nhau để phát triển thì sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, những kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc, ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến những xung đột giữa các dân tộc.

Bình đẳng trên lĩnh vực xã hội giữa các dân tộc Việt Nam được thể hiện ở sự tôn trọng những thiết chế xã hội truyền thống của mỗi dân tộc (không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp), những yếu tố xã hội truyền thống tích cực của các dân tộc đều phải được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát triển, đồng thời khắc phục, loại trừ các yếu tố xã hội tiêu cực, lạc hậu trong các thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc.

Bình đẳng xã hội giữa các dân tộc còn thể hiện trong việc thực hiện chính sách xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đặt ra trong quan hệ dân tộc, như xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo hiểm y tế… nảy sinh ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc là một giá trị định hướng nhằm đảm bảo thực hiện quyền của mỗi dân tộc được tham gia vào mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội trong quan hệ gắn bó hữu cơ với những dân tộc khác trong một quốc gia đa dân tộc. Do đó, trong quá trình thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng, Nhà nước cần thực hiện đồng thời các nội dung trên.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội X về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và miền núi, với sự quyết tâm của các ngành ở Trung ương và các ngành, các cấp ở địa phương cùng với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc đã tạo ra được những chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã được hình thành và phát triển; đời sống của đại đa số đồng bào các dân tộc đã được cải thiện và nâng lên; cơ cấu kinh tế miền núi đã có bước chuyển biến tích cực, tạo đà phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhìn chung,

vấn đề ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi đã được thực hiện tốt; đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình nước sạch cho nông thôn miền núi, Chương trình 135 hỗ trợ phát triển cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Những Chương trình trên đã đạt được kết quả tốt, góp phần tích cực giúp đồng bào các dân tộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, tạo thêm việc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá để thoát đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Chương 2

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)