Hoàn thiện chính sách bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 104 - 108)

Chương 3. ỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN Ể Ả BẢO THỰC HIỆN CÓ HIỆ

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.3. Hoàn thiện chính sách bình đẳng dân tộc ở tỉnh Yên Bái

* Hoàn thiện chính sách về bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực chính trị - Tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ đổi mới phát triển kinh tế miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Kết quả của hoạt động này là cơ sở quyết định lớn đến biến đổi tích cực các mặt của đời sống xã hội trong đó có phương diện chính trị

- Tiếp tục củng cố cơ sở Đảng ở địa bàn của đồng bào dân tộc:

Đẩy mạnh việc phát triển đảng viên gắn với xây dựng lực lượng cốt cán ở cộng đồng dân cư: thông qua lao động sản xuất, các phong trào quần chúng, thông qua những người có uy tín trong cộng đồng để phát hiện những quần chúng tốt, có tư tưởng tiến bộ, có hiểu biết văn hoá, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, các quy định của Đảng và Nhà nước.

Chú trọng các chức danh đại biểu HĐND xã, trưởng thôn, trưởng bản, trưởng các dòng họ, đặc biệt ở những thôn bản ít hoặc chưa có đảng viên. Gắn với việc phát triển đảng viên với việc xây dựng lực lượng nòng cốt tin cậy trong cộng đồng bào theo đạo và không theo đạo.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở:

Với đặc thù của tỉnh là có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong công tác cán bộ tỉnh cần phải lưu ý đến tính cơ cấu dân tộc và có sự quy định tỷ lệ đại biểu tương ứng với tỷ lệ dân số các dân tộc.

- Tăng cường củng cố các đoàn thể chính trị ở cơ sở:

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là cầu nối liền giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân. Do vậy việc xây dựng và củng cố tổ chức Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh là nhiệm vụ rất quan trọng ở cở sở hiện nay nói chung và vùng đồng bào dân tộc nói riêng.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự phối hợp, giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền đối với hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể, nhất là công tác vận động quần chúng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo…

Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở cần xây dựng nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu thực tế đặt ra. Nội dung sinh hoạt cần phong phú, dễ hiểu, dễ nhớ. Cần có phương châm hoạt động cụ thể, xây dựng các mô hình mẫu, điển hình của tổ chức để làm điểm chỉ đạo để dễ vận động đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

* Hoàn thiện chính sách về bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội, trên bình diện của tỉnh cũng như từng lĩnh vực, địa phương. Sự kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội được xác định ở tất cả các cấp, các ngành từng địa phương, tạo thành sự thống nhất trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội của tỉnh. Sự kết hợp này bảo đảm tính đồng bộ, công bằng và bình đẳng cho mọi người dân, mọi vùng miền, khắc phục tình trạng phân hoá, bất bình đẳng do các khuyết tật của cơ chế thị trường và những phát sinh do nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi gây ra.

Thứ hai, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tiếp tục kế thừa và phát triển những quan điểm được xác định từ Đại hội XIII, Đại hội XI khẳng định, cần phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển. Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ. Một vấn đề có tính quy luật là chỉ có trên cơ sở phát triển kinh tế mới có điều kiện để làm tốt chính sách xã hội. Như vậy, yêu cầu này nhằm nhấn mạnh phải tập trung phát triển kinh tế, một nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách xã hội, không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ là vấn đề có tính nguyên tắc trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà ta đang xây dựng là do nhân dân thực hiện. Nhà nước chỉ tạo điều kiện và môi trường để nhân dân bằng lao động của

mình không ngừng nâng cao đời sống cho mình và tham gia vào sự phát triển của xã hội. Gắn nghĩa vụ với quyền lợi cống hiến với hưởng thụ là bảo đảm sự công bằng trong đời sống xã hội, chống ỷ lại, trông chờ, thụ động.

- Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI). Từ điểm xuất phát thấp, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tỉnh cần phải rất quan tâm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh nhà với các tỉnh ngoài. Vì vậy, coi trọng chỉ tiêu tăng trưởng GDP là rất cần thiết. Mặt khác, mục tiêu phát triển kinh tế là để phục vụ con người, để con người phát triển toàn diện. Chỉ tiêu HDI liên quan trực tiếp đến các mức độ đáp ứng các nhu cầu xã hội của con người đến chất lượng cuộc sống.

Tăng trưởng GDP là cơ sở để thực hiện chiến lược con người và các chính sách xã hội của tỉnh. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh Yên Bái cần xác định yêu cầu coi trọng chỉ tiêu GDP phải gắn liền với chỉ tiêu con người HDI trong suốt quá trình phát triển và trong từng chính sách kinh tế - xã hội. Từ thực tiễn xây dựng của tỉnh trong những năm qua, nhằm từng bước thực hiện quan điểm của Đảng để xây dựng và phát triển các vấn đề xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần đồng thời triển khai thực hiện các chủ trương và giải pháp lớn như sau:

Trước hết là khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo. Với nội dung này, trong những năm tới cần thực hiện các yêu cầu là tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên xoá đói giảm nghèo bền vững ở các vùng, khắc phục tình trạng bao cấp dàn đều, tư tưởng ỷ lại, phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình cộng đồng và xã hội phồn vinh. Tạo được động lực làm giàu trong đông đảo các tầng lớp dân cư, khuyến khích những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp những người khác sớm thoát khỏi hộ nghèo.

Xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo sát với điều kiện cụ thể của từng địa phương, dành nguồn ưu tiên hỗ trợ các vùng xa, khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền và các tầng lớp dân cư. Phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 4%.

* Hoàn thiện chính sách bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực văn hoá - xã hội - Xây dựng chính sách phát triển văn hóa đồng bộ, củng cố các thiết chế văn hóa hiện có; tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm bưu điện, văn hóa xã, trung tâm văn hóa cộng đồng của các làng bản; xây dựng các trạm truyền thanh, trạm phát lại truyền hình cho các xã chưa phủ sóng phát thanh, truyền hình Việt Nam; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc, nhất là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số về nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, đặc biệt là việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Yên Bái chỉ thực sự phong phú, lớn mạnh khi chính nhà văn là người dân tộc sáng tác và được viết bằng chính ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc mình, vì thế cần định hướng, giúp đỡ, cổ vũ các nhà văn dân tộc thiểu số. Chính yếu tố đó giúp các nhà văn các dân tộc thiểu số phát triển một cách tự giác chứ không dừng lại ở tự phát. Các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu là người các dân tộc thiểu số cần đóng một vai trò quan trọng là khai thác, phát triển vốn văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số lên một tầm cao mới - văn hóa có tính bác học, góp phần làm cho nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam càng phong phú, đa dạng.

- Tiến hành điều tra, nghiên cứu về di sản văn hóa các dân tộc thiểu số (cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể), nhằm góp phần định hướng cụ thể cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số vào sự nghiệp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2010 có 60-70% số xã có bác sỹ;

tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị cho các bệnh viện cấp tỉnh và sớm hoàn thành trung tâm y tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở (xã và thôn, bản), từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại cơ sở, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở y tế mới được thành lập, nhất là ở tuyến huyện và nhà trạm ở những xã chưa có trạm y tế, đồng thời tu sửa, nâng cấp những cơ sở đã xuống cấp do xây dựng đã lâu hoặc hư hại do thiên tai, thảm họa. Đẩy nhanh tiến

độ triển khai các dự án cho y tế cơ sở (cả nguồn vốn chính phủ và nguồn vốn ODA). Đẩy mạnh việc vận động, tuyên truyền và tiến hành có hiệu quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt ở các nhóm dân tộc ít người, làm giảm tỷ lệ sinh ở mức cao như hiện nay, giảm tỷ lệ chết của trẻ em sau sinh.

- Tăng tỷ lệ đầu tư và ưu tiên cho hệ thống giáo dục cơ sở, đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết như lớp học, dụng cụ đồ dùng học tập, cung cấp hoặc trợ giá mua sách vở cho học sinh. Mở rộng hình thức trường bán trú dân nuôi. Bảo đảm đủ giáo viên cho các trường. Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp xóa mù chữ những người trong độ tuổi, nâng cao trình độ phổ cập giáo dục, nâng cao chuẩn xóa mù chữ. Chú trọng các biện pháp kết hợp sau xóa mù chữ để tránh tái mù chữ. Củng cố và mở thêm các trường dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số và lao động nông thôn để tạo việc làm tại chỗ; phát triển các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của vùng.

Một phần của tài liệu thực hiện bình đẳng về tôn giáo ở yên bái hiện nay pdf (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)