Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chủ trương vừa đánh, vừa đàm

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 22 - 36)

Chương 1. ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN SÁCH LƢỢC VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1971

1.1. Quá trình hình thành chủ trương, sách lược vừa đánh, vừa đàm

1.1.2. Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chủ trương vừa đánh, vừa đàm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhờ lợi dụng vị trí đặc biệt của mình mà trở thành đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới tư bản, đứng ra đóng vai trò trụ cột cho cả hệ thống. Từ sau năm 1950, đi đôi với việc củng cố vị trí ở Tây Bắc Âu và Tây bán cầu, thao túng nước Nhật, Mỹ quan tâm hơn đến châu Á, Đông Nam Á và lục địa châu Phi, thực hiện chiến lược toàn cầu. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là bành trướng chủ nghĩa thực dân mới, chống lại các trào lưu cách mạng, phong trào độc lập dân tộc, kìm giữ các nước mới trỗi dậy trong quỹ đạo của CNTB, thực hiện chính sách lũng đoạn của tư bản độc quyền Mỹ và ngăn chặn sự phát triển của CNXH, tranh giành vị trí và ảnh hưởng với các đế quốc khác. Sự ra đời của nước Trung Hoa mới, Liên Xô, Trung Quốc kết thành đồng minh quân sự và Trung Hoa bắt đầu ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của VNDCCH đã buộc Chính phủ Mỹ nhận thức lại vị trí chiến lược của Việt Nam, coi đây là chiến tuyến quan trọng để ngăn chặn “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”. Tháng 6-1950, Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ càng làm cho Chính phủ Mỹ tin rằng Liên Xô sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để

mở rộng ảnh hưởng của họ; vị trí chiến lược Đông Dương vì thế ngày càng quan trọng. Do vậy, vào khoảng đầu năm 1950, Chính phủ Mỹ vứt bỏ chính sách trung lập, bắt đầu công khai ủng hộ Pháp và Chính quyền Bảo Đại.

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết càng làm tăng sự lo ngại của Mỹ trước “nguy cơ của làn sóng đỏ”. Không ký vào Hiệp định Giơnevơ, 18 ngày sau khi Hiệp định được ký kết, Mỹ chính thức có mặt tại miền Nam Việt Nam. Ý đồ của đế quốc Mỹ là chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn chặn sự phát triển của CNXH ở Đông Nam Á. Chính sách của Mỹ ở miền Nam Việt Nam gắn với chính sách của Mỹ ở Đông Dương, Đông Nam Á và với chính sách của Mỹ đối với hệ thống XHCN nói chung.

Đối với VNDCCH, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, hậu quả của cuộc chiến tranh để lại cho miền Bắc là hết sức nặng nề. Ruộng đất bị hoang hóa, sản xuất nông nghiệp trì trệ. Nền công nghiệp hầu như không có gì với 20 xí nghiệp thiết bị cũ kỹ và lạc hậu. Đường giao thông bị phá hủy, hư hỏng, xuống cấp… Tình hình chính trị - xã hội gặp những khó khăn mới do sự chống phá của kẻ địch. Ở miền Nam, từ chỗ có chính quyền, có quân đội, có vùng giải phóng, thực hiện Hiệp định Giơnevơ, phần lớn cán bộ, chiến sĩ tập kết ra miền Bắc, lực lượng còn lại ở miền Nam rất mỏng, lại phải đối mặt với sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù. Trong tình hình đó, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam với nội dung đòi Mỹ - Diệm phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước trong những năm 1955-1956 diễn ra mạnh mẽ, liên tục, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Để đối phó, Mỹ và Chính quyền Diệm tập trung lực lượng mở nhiều đợt càn quét, khủng bố, tàn sát đẫm máu nhân dân. Nhiều chiến dịch dài ngày diễn ra trên diện rộng, có trọng điểm, nhất là nhằm vào các chiến khu cũ như chiến dịch “Thoại Ngọc Hầu” (6/1956 - 10/1956) ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ, Chiến dịch “Trương Tấn Bửu” (7/1956 - 12/1956) ở miền Đông Nam Bộ và giáp biên giới Campuchia… Tình hình trên cho thấy rằng, khả năng thực hiện điều khoản chính trị của Hiệp định Giơnevơ không

còn tồn tại nữa. Nhân dân miền Nam không thể chỉ sử dụng đấu tranh chính trị, mà phải vũ trang đứng lên chống lại kẻ thù.

Đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (khoá II, 1959) của Đảng đã họp và ra nghị quyết lịch sử, chỉ ra con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, một làn sóng cách mạng đã lan ra khắp miền Nam với dấu mốc quan trọng là cao trào “Đồng khởi” – cao trào đánh một đòn quyết định làm thất bại chiến lược Aixenhao, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế thế tiến công.

Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi, đặc biệt là sau khi MTDTGPMN ra đời, cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm được giữ vững và ngày càng phát triển. "Quốc sách bình định" miền Nam bằng “tố cộng, diệt cộng” đã bị thất bại. Ở Mỹ, năm 1960, Tổng thống Đảng Dân chủ G.Kennơdi lên nắm quyền, thay đổi chiến lược toàn cầu từ “trả đũa ồ ạt” sang “phản ứng linh hoạt” , lấy Việt Nam làm trọng điểm thí nghiệm chiến lược mới . Mỹ tăng cường can thiệp vũ trang , đưa thêm lực lượng đặc biệt vào Việt Nam, tăng cường viện trợ quân sự, lập Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự (MACV, 1961). Số quân của M ỹ ở miền Nam Việt Nam tăng dần, từ 3.000 quân vào tháng 12-1960 lên 23.000 quân vào tháng 12-1964 [58, tr.17]. Dùng lực lượng quân đội Sài Gòn với cố vấn và vũ khí hiện đại, Mỹ càn quét, bình định, dồn dân hòng tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, trên chiến trường miền Nam, đấu tranh vũ trang ngày càng phát triển nhanh chóng, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, đẩy đế quốc Mỹ và chế độ tay sai vào thế bị động, lúng túng, khủng hoảng triền miên. Vấp phải những thất bại đau đớn, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản hoàn toàn, song đế quốc Mỹ vẫn liều lĩnh tiếp tục đưa lực lượng vào tham chiến ở miền Nam

Việt Nam, tăng thêm vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh mới – chiến lược "chiến tranh cục bộ", cuộc chiến tại Việt Nam ngày càng trở nên gay go, ác liệt hơn trước.

Với tinh thần quyết tâm "đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", Hội nghị lần thứ 11 (3-1965) và 12 BCHTƯĐ (12- 1965) khẳng định: Tiêu diệt quân Mỹ đã trở thành vấn đề hiện thực và cần thiết để giành thế chủ động trên chiến trường [29, tr.583]; đánh thắng đế quốc Mỹ hiện nay không phải là đánh bại chính sách sen đầm quốc tế của chúng, đánh bại thực lực quân sự của chúng trên thế giới, mà là đánh bại chúng trong khuôn khổ và quy mô của cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng đang tiến hành ở Việt Nam [29, tr.587-588].

ĐLĐVN chủ trương làm thất bại chính sách xâm lược của đế quốc, đè bẹp và đánh tan ý chí xâm lược, làm cho đế quốc Mỹ không thể tiếp tục mở rộng và kéo dài chiến tranh xâm lược, phải chịu thua với những điều kiện nhất định và cuối cùng cũng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Do đó, Đảng và Chính phủ VNDCCH đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn trước mắt của cuộc chiến tranh là giành thắng lợi căn bản trong một tình hình nhất định của cuộc chiến tranh.

Những phân tích, đánh giá trên là cơ sở, phương hướng để quân dân Việt Nam tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước trong điều kiện mới.

Từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và 12 (12-1965), thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển lực lượng cách mạng, thế và lực của cách mạng Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, nhờ đó, cách mạng miền Nam luôn ở thế chủ động và có khả năng đánh thắng Mỹ khi chúng triển khai thực hiện phản công chiến lược. Dựa trên sự phát triển vượt bậc về lực lượng và thế trận, ngay khi Mỹ triển khai lực lượng, Đảng đã chỉ đạo quân và dân miền Nam tổ chức đánh địch và đã giành được nhiều thắng lợi. Mở đầu là cuộc tập kích của tiểu đoàn 70 lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Quảng Nam vào một đại đội lính thủy đánh bộ ở Núi Thành (Quảng Nam) vào đêm ngày 27 rạng ngày 28-5-1965 và trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1965. Những thắng lợi mở đầu này đã thể hiện

quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân miền Nam Việt Nam. Những thắng lợi này cũng đánh dấu bước trưởng thành rõ rệt của lực lượng vũ trang miền Nam đặc biệt là bộ đội chủ lực, đưa Mỹ vào tình thế bị động, ngày càng lúng túng và đi vào thế thua. Sau Vạn Tường, nhiều trận đánh phủ đầu quân viễn chinh Mỹ diễn ra liên tục ở khu 5, Trị - Thiên, miền Đông Nam Bộ như chiến dịch Plâyme (11-1965), Đất Cuốc, Bầu Bàng (11- 1965)... Chiến tranh du kích chống Mỹ phát triển mạnh. Những "vành đai du kích diệt Mỹ" hình thành ở Chu Lai, Đà Nẵng, Củ Chi tạo thế trận đánh Mỹ ngay sát căn cứ của chúng. Qua những trận đối đầu trực tiếp đó, quân và dân miền Nam kịp thời phát hiện chỗ yếu của Mỹ, dần tìm được cách đánh thắng Mỹ trên từng trận, từng chiến trường khác nhau.

Từ những thất bại ban đầu, Mỹ liên tiếp gặp thêm những thất bại mới trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966): 67.000 tên địch, trong đó có 3.500 tên Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tiếp đó, vào hè thu 1966, trước sự tấn công chủ động của quân Việt Nam, quân Mỹ tiếp tục rơi vào tình thế bị động về chiến lược, Tướng Oét-mo-len (Westmoreland) phải xin tăng thêm quân. Nhà trắng và Lầu Năm Góc đặt hy vọng vào cuộc phản công chiến lược thứ hai mùa khô 1966-1967 với hai gọng kìm “tìm diệt và bình định”, nhưng quân Mỹ vẫn thất bại đau đớn trong cuộc hành quân Áttơnborơ (9-1966), Xêđaphôn (1-1967) và Gianxơn Xiti (từ tháng 2 đến tháng 5-1967). Một lực lượng lớn của Mỹ bị đánh thiệt hại ở mặt trận Trị - Thiên. Ở khu vực nông thôn, Mỹ và Chính quyền Sài Gòn tiến hành càn quét, đánh phá ác liệt nhằm tách lực lượng vũ trang cách mạng ra khỏi nhân dân để tiêu diệt, song quân cách mạng vẫn giữ được vùng giải phóng cũ và giành thêm 390 ấp. Cả hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của địch đều bị bẻ gãy. Trong cuộc phản công chiến lược thứ hai, 175.000 quân Mỹ và Sài Gòn bị loại khỏi vòng chiến đấu. Đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ ở miền Nam là thắng lợi to lớn và toàn diện. Đây là “thắng lợi có tầm quan trọng rất lớn về chính trị và quân sự, về chiến lược và chiến thuật. Đó là thắng

lợi đối với hiệp đầu của chiến lược chiến tranh cục bộ” [30, tr.89]. Những thắng lợi này đã khiến đế quốc Mỹ “bị một đòn phủ đầu choáng váng hết sức bất ngờ” [30, tr.89], đẩy Mỹ vào thế bị động. Trên thế giới, “Mỹ bị cô lập chưa từng thấy, cả những đồng minh gần gũi của Mỹ cũng không ủng hộ chính sách chiến tranh xâm lược Việt Nam” [30, tr.116]. Thắng lợi của quân dân miền Nam báo hiệu chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ sẽ thất bại hoàn toàn. Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ thế chủ động trên chiến trường.

Đối với miền Bắc, từ năm 1965, Mỹ mở chiến dịch không quân mang mật danh “Sấm rền” đánh phá liên tục, thường xuyên các đầu mối giao thông, kho tàng, thị xã, thị trấn từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần này là nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam, phá hủy tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm lung lay ý chí và quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam, nâng đỡ tinh thần quân đội Sài Gòn. Đến tháng 6-1965, phạm vi đánh phá của Mỹ đã mở rộng ra toàn miền Bắc. Mức độ đánh phá ngày càng ác liệt. Năm 1967, khối lượng bom đạn đánh phá của Mỹ lớn gấp bảy lần năm 1965. Trong khi đó, hải quân Mỹ cũng đánh phá, phong tỏa vùng ven biển miền Bắc để ngăn chặn vận tải biển của Việt Nam. Tuy nhiên, những cuộc đánh phá của không quân và hải quân Mỹ đã bị đánh trả quyết liệt. Miền Bắc tiếp tục là hậu phương vững chắc cho cách mạng Việt Nam.

Đến cuối năm 1966, mặc dù đã thực hiện thí điểm những chiến lược chiến tranh mới với phương tiện kỹ thuật hiện đại, song Mỹ vẫn không giành được những chiến thắng quân sự mang tính quyết định buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán. Để hỗ trợ cho hoạt động leo thang chiến tranh ở hai miền, Mỹ kết hợp đấu tranh ngoại giao. Nhằm đẩy sức ép dư luận sang phía Việt Nam, Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc vận động ngoại giao1, gọi là để giải quyết

1 Tháng 5-1965, Oasinhtơn tiến hành cuộc vận động hòa bình mật danh “Hoa tháng Năm”, tạm ngừng ném bom miền Bắc trong 6 ngày và tìm cách gửi tới Chính phủ VNDCCH một thông điệp. Đầu năm 1966, Mỹ mở chiến dịch Pinta, đưa đề nghị hòa bình 14 điểm, vận động 113 chính phủ, cử phái viên tới 40 nước, lên tiếng ở Liên Hợp Quốc để vận động ủng hộ lập trường của Mỹ, ngừng đánh phá miền Bắc 37 ngày. Nửa cuối năm 1966 diễn ra cuộc vận động ngoại giao mang tên Mêrigôn (Cúc vạn thọ). Hai ngày 24 và 25-10-1966, tại

vấn đề Việt Nam, song lại đòi Việt Nam thương lượng không điều kiện, duy trì chế độ tay sai ở miền Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, coi miền Nam như một quốc gia riêng biệt. Như vậy, Chính quyền Mỹ không chỉ đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên chiến trường, mà còn dùng đòn ngoại giao đàm phán trên thế mạnh. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ VNDCCH đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thái độ cứng rắn, kiên quyết đấu tranh nếu Mỹ không chịu dừng ngay việc ném bom bắn phá miền Bắc và đổ quân vào miền Nam Việt Nam, không để nhân dân Việt Nam tự quyết định lấy số phận của mình.

Trên quan điểm “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao” [30, tr.174], VNDCCH chủ trương dùng bạo lực cách mạng, tức là lấy đấu tranh vũ trang là phương thức chính yếu để tiến hành đấu tranh, tuy nhiên, ĐLĐVN cũng luôn khẳng định vai trò của đấu tranh ngoại giao, không chỉ đơn thuần là phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, đối với tính chất cuộc đấu tranh giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ, cuộc đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động. Như vậy, đấu tranh quân sự luôn giữ vai trò quyết định đến thắng lợi trong đàm phán cũng như trong cuộc chiến và ngược lại, đấu tranh ngoại giao tạo điều kiện để giành thêm nhiều thắng lợi lớn hơn, buộc địch phải xuống thang chiến tranh và đi đến kết thúc cuộc chiến.

Chủ trương "vừa đánh, vừa đàm" được hình thành tương đối sớm trên cơ sở những kết quả giành được trên chiến trường sau những thất bại ban đầu của đế quốc Mỹ. Trong thư gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 18-7-1962, Bí thư thứ nhất BCHTƯĐ Lê Duẩn phân tích tình hình cách mạng Lào sau chiến thắng Nậm Thà, lưu ý đến phương châm “có tác chiến và có đàm phán”.

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn cũng tính đến khả năng sau khi Mỹ bắt buộc phải ngồi lại nói chuyện với Việt Nam, “nếu chúng ta đưa ra yêu cầu có mức độ

Manila (Philíppin), Hội nghị 7 nước châu Á Thái Bình Dương do Mỹ chủ trì đã ra bản tuyên bố trong đó nói đến việc rút quân của các bên tham chiến ra khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng sáu tháng sau khi miền Bắc Việt Nam rút quân.

mà địch thấy rằng tuy phải thua, nhưng với một sự thua trận có thể chịu được…thì chúng cũng đành chịu thua”[26, tr.707, 721]. Bốn ngày sau khi những lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng (8-3-1965), trong hai ngày 12 và 13-3-1965, Bộ Chính trị đã họp để nhận định tình hình. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Phải thấy trong quá trình tiến hành chiến tranh chống Mỹ, phải vừa kiên quyết vừa khéo léo. Lúc nào Mỹ muốn đi ra thì tạo điều kiện cho Mỹ rút” [114, tr.208]. Người từng chỉ ra rằng “đối với Mỹ ta có cách chủ động để đi tới cho nó rút ra, vì là rất phức tạp. Một tay đánh, một tay mở cho nó ra, trước cửa cần có rèm chống” [11, tr.223]. Trên cơ sở độc lập tự cường của một dân tộc nhỏ, Người đã sớm suy ngẫm tìm giải pháp chuyển thế trận chiến tranh bảo vệ Tổ quốc làm sao có lợi nhất cho dân tộc.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chỉ rõ: “Ngoại giao chỉ thắng lợi khi cách mạng ta thắng lợi… Nhưng để chủ động có thể lúc nào đó vừa đàm vừa đánh”. “Lúc nào đó” nghĩa là chưa phải lúc này. Vì thế, tháng 5-1965, trong Thư gửi Trung ương Cục miền Nam, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhấn mạnh: Chúng ta phải đánh mạnh, đánh trúng hơn nữa chứ chưa phải lúc nói chuyện thương lượng, đàm phán [19, tr.111].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 (12-1965), nhận định: Từ khi trực tiếp nhảy vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ gặp phải liên tiếp những thất bại.

Thất bại gần nhất là khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhưng đế quốc còn ngoan cố, vẫn âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam. Do đó, lúc này chưa có điều kiện chín muồi cho một giải pháp chính trị về vấn đề Việt Nam. Chỉ khi nào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ bị đè bẹp, những mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ, trung lập của nhân dân miền Nam được bảo đảm thì mới có thể thương lượng để giải quyết vấn đề miền Nam [29, tr.375]. Vì thế, chủ trương "vừa đánh, vừa đàm" là cần thiết.

Phát biểu về vấn đề "vừa đánh, vừa đàm" tại Hội nghị lần thứ 12, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Không phải thắng rồi mới đàm, mà có thể đàm rồi mà vẫn tiếp tục đánh như Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 22 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)