Chương 1. ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN SÁCH LƢỢC VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1971
1.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự trên chiến trường và kéo địch vào bàn đàm phán
1.2.2. Chiến thắng Đường 9- Nam Lào và diễn biến của cuộc “Hòa đàm thế kỷ”
Cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 đầy bất ngờ của quân Giải phóng đã gây cho đế quốc Mỹ những tổn thất nặng nề và làm phá sản một bước chiến lược "chiến tranh cục bộ”, làm đảo lộn thế chiến lược của Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Mậu Thân 1968 đã gây nên một cơn địa chấn trong lòng nước Mỹ. Ngay từ những ngày đầu, khi cuộc tấn công "vừa xảy ra, nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ đã ý thức được ngay rằng: Cuộc tấn công "Tết Mậu thân" chứng tỏ Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được gì đất nước này", "Tết chứng tỏ nhân dân Việt Nam ủng hộ kẻ thù của Mỹ", "Tết đã đập tan cái mặt nạ của những ảo tưởng chính thức từng che đậy không cho Mỹ nhìn thấy hoàn cảnh thực của Mỹ"ở Việt Nam, mâu thuẫn trong giới lãnh đạo Mỹ vốn đã gay gắt, lại càng gay gắt thêm.
Cuộc đấu tranh nội bộ diễn ra trong Chính quyền Mỹ, ngay từ đầu là việc xoay quanh các giải pháp cấp thời nhằm ứng phó với "Tết Mậu thân".
Nhằm ứng phó với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ và Tướng Oét-mo-len yêu cầu được tăng viện thêm 206.756 quân vào miền Nam. Điều đó có nghĩa là Mỹ phải công khai đặt nước Mỹ vào trạng thái có chiến tranh, đẩy quy mô chiến tranh lên mức độ mới mà hậu quả sẽ ra sao thì Chính quyền Mỹ, cho đến tháng 2-1968, vẫn chưa lường định được. Ngày 11-3, Ngoại trưởng Mỹ Đin Rát-xcơ phải ra điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ về chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Quốc hội Mỹ phản đối mạnh mẽ ý định tăng quân cho tướng W.Oét-mo-len; các nghị sỹ "ngày càng chán ghét chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam". Ngày 15-3-1968, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã gửi tới Giôn-xơn bức giác thư thúc giục Giôn-xơn chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc Việt Nam để mở đường cho việc thương lượng. Đây cũng là quan
điểm của nhiều quan chức cao cấp trong Chính phủ Mỹ giữa những ngày xảy ra sự kiện Tết Mậu thân.
Bên cạnh đó, chi phí cho cuộc chiến tranh ngày càng tăng trong thời gian thực hiện "chiến tranh cục bộ". Cái giá phải trả cho những nỗ lực của Mỹ tại chiến trường Việt Nam đã lên tới 30 tỉ đô la đối với ngân sách năm 1969, khiến ngân sách thâm hụt. Tỷ trọng ngoại thương giảm mạnh từ 48% xuống còn 10% sau 20 năm (1948-1968), trong năm 1969 lạm phát tăng 6,1%, giá cả sinh hoạt leo thang, năng suất lao động xuống tới mức thấp nhất, người thất nghiệp ngày càng đông [116, tr.424]. Do phải đương đầu với những vấn đề khó khăn về kinh tế bởi chiến tranh Việt Nam gây ra, sự thâm hụt tài chính và lạm phát tăng lên nên giá trị đồng đô la Mỹ bị giảm đi nghiêm trọng. Nhiều ngân hàng châu Âu đã tung đô la để thu vàng về. Toàn bộ hệ thống tài chính thế giới lấy đồng đô la làm cơ sở ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc "săn vàng" tăng nhanh. Vàng dự trữ của Ngân khố Mỹ ngày một vơi, khiến có lúc Mỹ buộc phải đóng cửa thị trường vàng, làm xuất hiện nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh hối đoái giữa Mỹ với các nước tư bản phát triển và làm xuất hiện những khối mậu dịch riêng rẽ. Tháng 3-1968, theo G. Côn- cô, nếu Chính quyền Mỹ không đặt vị trí của việc bảo vệ đồng đô la lên tất cả các xem xét khác thì lúc đó, các ngân hàng châu Âu sẽ giữ quyền đòi một bước đi có thể làm đảo lộn hoàn toàn địa vị của Mỹ trong nền kinh tế thế giới, với tất cả tác động đến vai trò lãnh đạo chính trị của Mỹ. Như thế, mặc dù đã bốn năm người Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, nhưng Chính quyền L.
Giôn-xơn đã không thể hiệu chỉnh được một chiến lược để đem về niềm vinh quang cho nước Mỹ [68, tr.482]
Thế khó xử của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế - tài chính bắt nguồn từ việc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, kéo theo sự suy sụp nhanh chóng trong lĩnh vực quân sự toàn cầu. Khi bắt đầu đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, tiến hành chiến tranh cục bộ, quân đội Mỹ là đội quân đông gấp 4 lần quân đội Pháp, gấp 6 lần quân đội Tây
Đức, I-ta-li-a và Anh. Tổng số quân Mỹ xấp xỉ 3,5 triệu, trong đó có gần 1.700.000 quân đóng ở hàng trăm căn cứ trên thế giới. Với một tiềm lực kinh tế mạnh và một lực lượng quân đội đông như vậy, chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mỹ dự kiến đủ sức đối phó được với chiến tranh thế giới, hoặc cùng một lúc tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ kiểu Việt Nam trên hai hướng và giành phần thắng. Thế nhưng, do phải dồn sức vào chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự phi hạt nhân còn lại của Mỹ đã bị căng mỏng đến độ nguy hiểm ở hàng trăm căn cứ quân sự trên khắp thế giới, đến nỗi vào dịp Tết Mậu thân, 40% số sư đoàn chiến đấu của lục quân Mỹ, 50% số sư đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 50% số máy bay chiến đấu, 30% số tàu chiến Mỹ đang bị gìm chân trên chiến trường Việt Nam. Cần mở ngoặc để nói thêm rằng, trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, châu Âu (chứ không phải châu Á và lại càng không phải là Việt Nam) là hướng trọng điểm mà Mỹ luôn luôn phải giành sự ưu tiên về tất cả các phương diện quân sự Mỹ.
Thế nhưng, trên hướng trọng điểm này, vào những thời điểm căng thẳng, lực lượng quân đội Mỹ tập trung cao nhất cũng mới chỉ đạt tới con số 493.000 quân. Còn tại Việt Nam, vào đầu năm 1968, số quân Mỹ trên bộ và số quân tập trung ngoài khơi đã lên tới 800.000 người, tức là gần gấp đôi số quân Mỹ triển khai ở châu Âu. Khi "Tết Mậu thân" nổ ra, Mỹ buộc phải soát xét lại toàn bộ chiến lược ở Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. Trong cuộc soát xét về mặt chiến lược này, người ta sửng sốt khi được biết rằng: Nước Mỹ chỉ còn 5 sư đoàn dự bị chiến lược để ứng phó với mọi tình huống xảy ra trên khắp thế giới. Thậm chí, 5 sư đoàn này cũng chỉ có Sư đoàn Dù số 82 là còn đủ quân số và có thể chiến đấu được. Các sư đoàn khác do phải "vay" quân số để đổ vào chiến trường Việt Nam, thực tế có khi chỉ còn danh hiệu của sư đoàn hoặc bộ "khung" trước đây. Vả lại, ngay sau khi "Tết Mậu thân" nổ ra, Sư đoàn Ddù 82 trên đây lại đã phải tung 1 trong số 3 lữ đoàn của mình sang Việt Nam nên chỉ còn lại hai phần ba sư đoàn để bảo vệ nước Mỹ.
Về quân số đã vậy, còn về chi phí quân sự dành cho chiến lược toàn cầu cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều nhà chiến lược Mỹ ngay ngày ấy nhận thấy, tại Việt Nam, Mỹ đã "tiêu trội" những chi phí dành cho nền quốc phòng Mỹ tới 100 tỷ đô la tính dến năm 1968 - phần lớn số tiền "tiêu trội" này đều
"trái phép" và làm hại tới an ninh các nước đồng minhcủa Mỹ. Sau đó không lâu, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ M.Le-đơ (M.Laird) thời Ních-xơn (1969- 1973) khi tiếp quản "di sản" của các đồng nghiệp đi trước để lại đã phát hiện ra rằng: Bộ Quốc phòng Mỹ thời Giôn-xơn đã "đi vay lại những bộ phận rời, đạn dược, máy bay, tàu chiến" ở những nơi khác, bòn rút ở các lực lượng khối NATO và bòn rút trang bị quân sự khắp thế giới để yểm trợ cho chiến tranh Việt Nam lúc đó khiến cho ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ bị thiếu hụt trầm trọng, tác động xấu tới sức mạnh và uy tín của quân đội Mỹ. Bởi thế, trước một loạt sự kiện xảy ra trên thế giới vào dịp Tết Mậu thân và có liên quan trực tiếp tới lợi ích quân sự, chính trị và kinh tế Mỹ ở Béc-lin, Trung Đông, đặc biệt ở Triều Tiên, Chính quyền Mỹ vô cùng lúng túng. Lợi dụng việc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên, trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ về kinh tế, chính trị. Liên Xô, Trung Quốc và khối Hiệp ước Vácsava ra sức tăng cường về nhiều mặt, đặc biệt là về quân sự. Tình hình đó khiến cho nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ nhận thấy rằng, nếu Mỹ thua ở Nam Việt Nam thì Mỹ thua một cuộc chiến tranh. Nhưng nếu Mỹ lạc hậu một cách tuyệt vọng trong lĩnh vực chiến lược hạt nhân thì Mỹ có thế mất cả sự tồn tại của mình. Chính sự thất bại ở Việt Nam trong chiến tranh cục bộ đã kéo theo sự sụp đổ của chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mỹ. Tết Mậu thân đã là một
"phép thử", một chất xúc tác, đến độ đủ để phơi bày toàn bộ sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ; làm cho Mỹ không thể che giấu được thực lực của mình trước nhân dân Mỹ cũng như toàn thế giới.
Trong bối cảnh đó, ngày 20-1-1969, R.Ních-xơn bước vào nhà Trắng và phải cay đắng thừa nhận: "Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần,
mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã "xé rách" cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết rách vẫn còn lâu mới lành" [13, tr.187-188].
Trong điều kiện quân viễn chinh Mỹ và quân một số nước đồng minh của Mỹ phải rút dần về nước, để tiếp tục theo đuổi và cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam, R. Ních-xơn thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, lấy quân đội Sài Gòn làm nòng cốt dưới sự hỗ trợ của hỏa lực Mỹ, cố vấn Mỹ và hậu cần Mỹ. Đây đồng thời cũng được coi là “công thức chiến thắng mới” cho chiến tranh Việt Nam, là một chiến lược toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm bám giữ lấy miền Nam Việt Nam, giảm bớt sự dính líu của quân chiến đấu Mỹ trên bộ, nhưng phải giành thế mạnh trên chiến trường để kết thúc chiến tranh bằng thương lượng theo điều kiện của Mỹ. Thực hiện kế hoạch chiến lược trên, Mỹ đề ra năm biện pháp cụ thể: Xây dựng quân đội Sài Gòn thành một lực lượng mạnh, hiện đại, đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang quân giải phóng, củng cố chính quyền các cấp của VNCH, tăng cường viện trợ kinh tế, tập trung sức hoàn thành chương trình bình định, phản kích ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (sang Lào và Campuchia), tập hợp liên minh chống Cộng khu vực do quân đội và Chính quyền Sài Gòn làm nòng cốt, chặn đứng các nguồn tiếp tế chi viện cho quân Giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, trong các cuộc hành quân lớn, quân Mỹ vẫn tham gia trực tiếp, thậm chí đóng một vai trò quan trọng bên cạnh quân đội Sài Gòn. Để củng cố Chính quyền Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự lên gấp bội. Năm 1969 lên 1,7 tỷ, năm 1970 gần 2 tỷ, năm 1971 là 2,5 tỷ, năm 1972 là 3 tỷ đô la [90, tr.51].
Trên lĩnh vực đối ngoại, Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách “tiến công hòa bình” với quy mô chưa từng có trong hoạt động ngoại giao của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích của chính sách ngoại giao này
là lôi kéo sự tham gia của các nước Tây Âu, Bắc Âu, châu Phi, châu Á, một số nước XHCN, các nước Không liên kết… làm trung gian trong vấn đề Việt Nam, đánh lạc hướng dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, gây chia rẽ giữa các nước với Việt Nam.
Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ được thực hiện trong thế thất bại, bế tắc và chứa đầy những mâu thuẫn bên trong song cũng gây nhiều khó khăn cho quân, dân miền Nam. Do bị tổn thất nặng nề trong dịp Tết Mậu Thân và trong đợt tấn công đợt thứ 2 và 3 và chưa đánh giá được hết mức độ tàn bạo của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", nên ban đầu cách mạng miền Nam chịu một số tổn thất, nhiều khu căn cứ bị đánh tan tác, vùng giải phóng bị thu hẹp lực lượng cũng bị tổn thất lớn. Với quốc sách "bình định" trên toàn miền Nam địch lập được 5.800 ấp chiến lược, kiểm soát 10 triệu dân (1969), vùng giải phóng của quân cách mạng bị thu hẹp và đến cuối năm 1969, chỉ còn làm chủ được 590 xã với 4,7 triệu dân…[15, tr.4]. Lực lượng vũ trang miền Nam bị tổn thất lớn: Ở khu V trong năm 1969 có 3.640 cán bộ, đảng viên ở các đảng bộ địa phương hi sinh và bị bắt (bằng hai lần số tổn thất năm 1968), ở Nam Bộ số đảng viên bị tiêu hao trong 6 tháng đầu năm 1969 là 4.083 người, chiếm tỉ lệ 4,5% so với tổng số; cán bộ là 1.080 người, chiếm tỉ lệ 4,59% so với tổng số cán bộ hiện có. Số hi sinh là 524 người, bị bắt 229. Đây là thời kỳ số đảng viên ở địa phương bị tổn thất nặng nề nhất [17]… Thực tế tương quan lực lượng trên chiến trường có sự thay đổi, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách nghiêm trọng.
Đầu năm 1969, Hội nghị Paris bước vào giai đoạn hai - giai đoạn đàm phán bốn bên, đàm phán vẫn chưa đi vào thực chất, thế trận vừa đánh, vừa đàm triển khai mới được hơn một năm, trong khi nửa cuối năm 1969, trên chiến trường miền Nam, quân đội VNDCCH gặp một số khó khăn. Trước những khó khăn mới trên chiến trường với những sức ép về quân sự và ngoại giao, vấn đề tranh thủ được sự ủng hộ của các nước lớn, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, thực hiện "vừa đánh, vừa đàm" hiệu quả, giành thêm thắng
lợi, ép Mỹ xuống thang chiến tranh, tiến tới đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là những yêu cầu cần kíp.
Trong tình hình mới, ĐLĐVN đã kịp thời nắm bắt tình hình và đề ra quyết tâm và chủ trương chiến lược. Trong Thư chúc mừng năm mới (1-1- 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát nhiệm vụ và phương hướng đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: "Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" [63, tr.426]. Đây là chủ trương chỉ đạo xuyên suốt cuộc kháng chiến của Hồ Chí Minh, là sự khái quát về một phương hướng chiến lược quan trọng. Quán triệt phương hướng chiến lược nêu trên, tháng 5- 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết "Về tình hình và nhiệm vụ". Sau khi phân tích thực tiễn diễn biến trên chiến trường, phân tích những âm mưu, thủ đoạn của địch, Bộ Chính trị đã chỉ ra hai khả năng phát triển của cuộc chiến tranh:
Một là, trong quá trình xuống thang chiến tranh, Mỹ càng tổn thất nặng nề và gặp khó khăn lớn nên chúng buộc phải kết thúc cuộc chiến tranh sớm bằng một giải pháp chính trị không theo ý muốn.
Hai là, nếu Việt Nam tiến công về mọi mặt không đủ mạnh, Mỹ có thể khắc phục được một phần khó khăn, chúng sẽ cố gắng kéo dài cuộc chiến tranh ở miền Nam để tìm kiếm một giải pháp chính trị, giải quyết vấn đề miền Nam trên thế mạnh. Chúng cũng có thể ném bom trở lại miền Bắc, hoặc mở rộng chiến tranh sang cả Lào và Campuchia.
Cuộc chiến tranh diễn ra theo khả năng nào còn tùy thuộc vào mức độ sức mạnh tiến công của quân dân Việt Nam trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, nhất là về quân sự và chính trị cùng với những khó khăn về mọi mặt mà cuộc chiến tranh gây ra cho nước Mỹ [40, tr.124-125].
Bộ Chính trị nhấn mạnh cần phải nắm vững phương châm tấn công địch toàn diện, tiến công mạnh mẽ, liên tục phát huy thắng lợi đã đạt được, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, ngoại giao, giành thắng lợi to lớn hơn cho cách mạng. Bộ Chính trị chỉ rõ: "Hiện nay, chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên, đẩy mạnh tiến công toàn diện và liên tục,