Cục diện mới trên chiến trường và chủ trương mở cuộc tiến công chiến lƣợc 1972

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 72 - 88)

Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1972 ĐẾN NĂM 1973

2.1. Cuộc tiến công chiến lược 1972 và bước ngoặt trên bàn đàm phán Hội nghị Paris

2.1.1. Cục diện mới trên chiến trường và chủ trương mở cuộc tiến công chiến lƣợc 1972

Cục diện mới trên chiến trường

Năm 1971 khép lại với thắng lợi to lớn, toàn diện, mà nổi bật là chiến thắng lịch sử Đường 9 - Nam Lào. Với chiến thắng này, quân và dân miền Nam đã giành được thắng lợi rất quan trọng, đánh bại một bước cơ bản chiến lược "Việt Nam hoá" và "Đông Dương hoá" chiến tranh của Mỹ; góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương có lợi cho sự nghiệp kháng chiến của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đối với Mỹ, sau cả một quá trình cố gắng cao độ trong nỗ lực xây dựng và tăng cường về quân số, về trang bị, vũ khí... cho quân đội Sài Gòn mạnh đủ sức thay thế quân Mỹ, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt cho "Việt Nam hoá", "Khơ me hoá" và "Lào hoá" chiến tranh của Chính quyền Níchxơn (Nixon) đã bị thất bại. Trong khi tinh thần quân đội Sài Gòn sa sút nghiêm trọng thì Mỹ vẫn buộc phải tiếp tục rút quân chiến đấu ra khỏi miền Nam. Đến trước ngày 1-5- 1972, quân Mỹ trên chiến trường miền Nam chỉ còn 69.000 lính. Quân các nước đồng minh cũng chỉ còn lại 38.000 (1972), quân đội Sài Gòn phải điều quân chắp vá, dàn mỏng lực lượng, tổng thể bố trí chiến lược mỏng, yếu, lộn xộn, khó có khả năng đảm đương vai trò "nòng cốt" trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" như Mỹ mong đợi. Sự lục đục, bất hòa trong tập đoàn lãnh đạo Sài Gòn cũng ngày một gay gắt, nhất là giữa Thiệu và Kỳ. Ở các đô thị lớn của miền Nam (Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế…) và phần lớn các thành thị, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân diễn ra khá sôi nổi, mục tiêu đấu tranh cao hơn - đòi lật đổ Chính quyền Thiệu, chống bầu cử gian lận, đòi quân

Mỹ rút về nước, kết hợp với các yêu cầu dân chủ, dân sinh, bằng “nhiều hình thức phong phú, có khí thế tiến công, đánh dấu một bước biến chuyển về chất lượng” [44, tr.27], khiến hậu phương, hậu cứ của chính quyền và quân đội Sài Gòn luôn bất ổn. Những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự và chính trị trên chiến trường Đông Dương đã làm bùng phát các phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới, nhân dân tiến bộ Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, tác động trực tiếp đến chính trường nước Mỹ, khiến nội bộ chính quyền Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng9 trước cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 1972.

Cuối năm 1971, bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, cũng như trên chiến trường Lào, Campuchia, Mỹ tiến hành đánh phá trở lại miền Bắc với quy mô lớn và khốc liệt. Đặc biệt, ngày 6-4-1972, Mỹ huy động không quân và hải quân đánh phá quyết liệt một số nơi ở Khu IV cũ. Đến năm 1972, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đạt tới mức độ cao nhất về quân sự, cường độ và kỹ thuật, nhưng cũng không đảo ngược được tình thế trên chiến trường; ngược lại, gây nên khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội và làm khó khăn cho thế chiến lược, cũng như lợi ích toàn cầu của Mỹ. Chiến lược bao vây, ngoại giao nước lớn cũng không làm thay đổi đường lối của Việt Nam.

Mặc dù vậy, Chính quyền R.Ních-xơn vẫn nuôi ảo tưởng về lâu dài có thể lợi dụng Trung Quốc và Liên Xô làm đòn bẩy cho việc chấm dứt chiến tranh.

Trước nguy cơ phá sản của “Việt Nam hóa chiến tranh”, ngày 9-5-1972, Nichxơn ra lệnh phong tỏa miền Bắc, cắt đứt tiếp tế từ ngoài vào Việt Nam, từ miền Bắc vào miền Nam. Đặc biệt, Mỹ thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Hội, các cửa sông của nhiều tỉnh, hòng ngăn chặn hoàn toàn các tuyến vận chuyển đường biển và đường sông của miền Bắc. Nhiều công trình trọng điểm bị địch đánh phá ác liệt. Mặt khác, từ giữa năm 1972, nước Mỹ đang bước vào cuộc chạy đua nước rút của bầu cử Tổng thống, mà chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là đề tài trung tâm trong cuộc vận

9Tháng 4.1971, Hạ viện Mỹ biểu quyết đòi rút hết quân Mỹ khỏi việt Nam với số phiếu 122/260. Ngày 17.6.

1971, số phiếu biểu quyết của Hạ viện về việc rút quân Mỹ, chấm dứt chiến tranh Việt Nam tăng lên 158/224 và ngày 28.6 số phiếu đó là 175/219 và Hạ viện Mỹ quyết nghị yêu cầu Chính phủ chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hạ viện Mỹ bỏ phiếu huỷ bỏ "chính sách Việt Nam" của chính quyền bằng luật.

động đối với cả hai đảng ở Mỹ. Thất bại và hy vọng, thực tế và khả năng, nhu cầu trước mắt và lâu dài… tất cả thúc đẩy Tổng thống R.Ních-xơn tìm lối thoát bằng một giải pháp thương lượng.

Về phía Việt Nam, năm 1971 bước sang năm 1972, ở chiến trường miền Nam, lực lượng vũ trang Quân giải phóng có 7 sư đoàn, 19 trung đoàn chủ lực cơ động; 95 tiểu đoàn, 350 đại đội, 185 trung đội bộ đội địa phương tỉnh, huyện và hàng chục vạn du kích, tự vệ chiến đấu ở khắp các thôn, xã, thị trấn, thành phố. Toàn bộ lực lượng này đứng chân trên những địa bàn chiến lược trọng yếu hình thành thế bố trí xen kẽ với địch. Với so sánh lực lượng quân sự mạnh hơn hẳn đối phương về mọi mặt, lại nắm quyền chủ động chiến trường và ở trong thế bố trí chiến lược có lợi, các lực lượng kháng chiến miền Nam đẩy mạnh hoạt động, giải phóng nhiều vùng địch chiếm đóng từ trước ở đồng bằng khu V, nông thôn Nam Bộ…, buộc đối phương vào thế bị động chống đỡ. Trong điều kiện cần chớp thời cơ, mở những chiến dịch lớn hoặc mở cuộc tiến công chiến lược, nhiều sư đoàn, trung đoàn bộ binh và binh chủng mạnh từ hậu phương miền Bắc được tăng cường cho miền Nam. Chỉ trong năm 1970, 1971, 1972, miền Bắc đưa nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật như xe tăng, pháo binh, cao xạ, công binh - đặc biệt là xe tăng T54, pháo binh 130mm, Đ74, hoả tiễn, súng phòng không A72, súng chống tăng B72 điều khiển bằng vô tuyến điện... vào chiến trường. Nhìn chung, thế, lực của quân Giải phóng đã mạnh lên và giành được thế chủ động rõ rệt trên chiến trường, nhất là những địa bàn xung yếu. Ở chiến trường chính miền Nam, “nhiều điều kiện thuận lợi mới đã xuất hiện về lực lượng, về thế bố trí, về tinh thần của quân và dân” [44, tr.31]. Có thể khẳng định rằng, thắng lợi trong năm 1971 là những thắng lợi “có một ý nghĩa chiến lược lớn (…), tạo điều kiện thuận lợi để ta giành những thắng lợi trong thời gian tới” [44, tr.208].

Miền Bắc - hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Là hậu

phương trực tiếp của cách mạng miền Nam, hậu phương của cách mạng hai nước Lào, Campuchia, miền Bắc cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ và tăng cường tiềm lực và sức mạnh miền Bắc, đồng thời ra sức động viên nhân tài, vật lực chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia ngày càng tăng. Phát huy những kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đã huy động, tổ chức nhân dân kịp thời chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, nhanh chóng sơ tán nhân dân, các kho tàng, xí nghiệp, cơ sở hậu cần đến các địa điểm an toàn để tiếp tục sản xuất phục vụ đời sống, chiến đấu; động viên mọi nguồn lực để bổ sung, tăng cường lực lượng trên các tuyến đường quan trọng, quyết tâm giữ mạnh máu giao thông. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, với khí thế quyết tâm đánh địch của các lực lượng vũ trang phối hợp với dân quân tự vệ và tổ chức hậu cần tại chỗ, nhân dân miền Bắc đã bẻ gãy ngay từ đầu các đợt tấn công của địch. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng trị… liên tục bắn hạ máy bay, tàu chiến của địch. Trong điều kiện khó khăn, quân và dân miền Bắc kiên quyết một lòng, từng bước đánh thắng sự phong tỏa của địch, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, tập trung sức chi viện cho tiền tuyến; đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, sản xuất, xây dựng, ổn định đời sống nhân dân. Khối lượng hàng vận chuyển vào Nam năm 1972 tăng so với năm 1968 là 27,5 vạn tấn.

Riêng hàng vận chuyển cho chiến trường tăng 1,7 lần so với năm 1971.

Trên bình diện quốc tế cũng có nhiều thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước Đông Dương diễn ra trong hoàn cảnh các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình, tiến bộ đang phát triển mạnh. Cách mạng Campuchia và Lào có những bước tiến quan trọng và phối kết hợp với cách mạng Việt Nam, hình thành chung một căn cứ rộng lớn, liên hoàn và vững chắc, thực sự là địa bàn đứng chân, xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến. Cách mạng Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần từ các nước XHCN anh em đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Hàng chục ngàn tấn vũ khí, khí

tài quân sự hiện đại và hàng trăm vạn tấn lương thực, thuốc chữa bệnh từ Liên Xô, Trung Quốc được chuyển đến Việt Nam, góp phần quan trọng để nhân dân Việt Nam giữ vững, tăng cường tiềm lực quân sự và sức mạnh kháng chiến.

Đường lối đối ngoại đúng đắn, độc lập, tự chủ của ĐLĐVN đã tranh thủ được đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới. Trên thực tế, cho đến năm 1971, đã hình thành một Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam. Sự giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ, nhân dân các nước XHCN là nguồn động viên quý báu đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Trái lại, đế quốc Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và bẩn thỉu, ngày càng bị cô lập ở ngay nước Mỹ và trên thế giới, gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn về mọi mặt, ngay trong quan hệ giữa Mỹ với đồng minh. Một cách tổng quát, cách mạng Việt Nam có "điều kiện để kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, phát triển quyền chủ động tiến công giành thắng lợi mới có ý nghĩa chiến lược lớn hơn trong năm 1972" [16, tr.1].

Như vậy, cục diện chiến trường có những thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, quân đội Sài Gòn không còn khả năng làm nòng cốt cho "Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh" đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ từng mảng lớn. Việt Nam nhận được sự giúp đỡ mọi mặt của nhân dân thế giới và của các nước XHCN mặc dù Mỹ thực hiện chiến dịch ngoại giao con thoi xảo quyệt nhằm lôi kéo hai nước lớn là Trung Quốc và Liên Xô. Một thời cơ mới để đưa cách mạng tiến lên giành thắng lợi quyết định đã xuất hiện. Cuộc hội đàm Paris có thêm những nhân nhượng từ phía Mỹ, song, Việt Nam vẫn chưa đạt được thỏa thuận để đi đến chấm dứt chiến tranh. Mỹ vẫn muốn vớt vát để đàm phán trên thế mạnh và kết thúc chiến tranh có lợi nhất. Một cuộc tiến công quân sự để giành thắng lợi quyết định, vừa làm thay đổi cục diện chiến trường, vừa làm thay đổi cục diện trên bàn đàm phán là rất cần thiết vào lúc này.

Chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược 1972

Phân tích về thế của địch và ta, diễn biến cơ bản của tình hình, Trung ương Đảng nhận định: “Ta đang ở thế thắng, thế thuận lợi, thế đi lên, mặc dầu

còn có những khó khăn và nhược điểm cần khắc phục; địch đang ở thế thua, thế khó khăn, thế đi xuống, mặc dầu chúng đang còn có lực lượng và có những chỗ mạnh nhất định” [44, tr.31]. Trong điều kiện đó, “nếu ta đánh mạnh đồng loạt trên toàn chiến trường thì lực lượng của chúng sẽ bị co kéo và phân tán hơn nữa” [44, tr.207] và sẽ tạo ra một bước chuyển biến căn bản trong chiến tranh ở miền Nam và Đông Dương, tạo ra bước ngoặt trên bàn Hội nghị Paris.

Như vậy, cục diện mới trên chiến trường đã đem đến thời cơ lớn - thời cơ chiến lược, cho phép đẩy mạnh nỗ lực chủ quan, giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Chủ trương và quyết tâm chiến lược của BCHTƯĐ và Bộ Chính trị đã được xác định từ Hội nghị Trung ương 19 (tháng 3-1971). Tại Hội nghị, Bộ Chính trị chủ trương giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, bằng việc mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Tháng 5 -1971, Bộ Chính trị, BCHTƯĐ đề ra nhiệm vụ cần kíp cho quân và dân miền Nam:

Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Campuchia và Lào, giành thắng lợi trong năm 1972 [16, tr.3].

Đầu tháng 6-1971, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn trực tiếp chỉ đạo: “Nắm lấy thời cơ lớn, quật địch những đòn quyết liệt hơn nữa, làm cho ngụy quân, ngụy quyền suy sụp, bắt Mỹ phải chịu thua và rút hết quân về nước” [42, tr.340].

Cũng trong tháng 6-1971, Quân uỷ Trung ương họp bàn kế hoạch tổ chức thực hiện chủ trương trên của Đảng và xác định quyết tâm chiến lược năm 1972: "Tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng, trên khắp các chiến trường Đông Dương, miền Nam Việt Nam là chiến trường chính, giành thắng lợi cao nhất”10. Quân uỷ Trung ương dự kiến các hướng tiến công chính của đòn tiến công chiến lược 1972: “Hướng chủ

10 Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6-1971, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

yếu số 1 là chiến trường biên giới Campuchia và miền Đông Nam Bộ; hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Tây Nguyên; hướng phối hợp quan trọng là miền núi Tây Trị - Thiên”11. Trong bức điện xác định phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam gửi Trung ương Cục (29-6-1971), Bí thư thứ nhất Lê Duẩn tiếp tục nhấn mạnh hai nhiệm vụ: 1- “Nỗ lực vượt bực, tranh thủ thời cơ thuận lợi đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị kết hợp với tiến công về ngoại giao” [42, tr.380]; 2- “Đẩy mạnh hoạt động quân sự, mở nhiều chiến dịch lớn trong mùa đông năm 1971 và cả năm 1972 trên toàn chiến trường Đông Dương, hướng tiến công chính là chiến trường miền Nam” [42, tr.380]. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn giải thích thêm rằng, trên chiến trường chính miền Nam,

“đây là một kế hoạch tiến công chiến lược, đẩy mạnh tiến công quân sự đi đôi với đẩy mạnh tiến công chính trị trên cả ba vùng chiến lược, đánh sập ba trụ cột của chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của đế quốc Mỹ” [42, tr.380], nhằm tạo ra một bước chuyển biến căn bản, tiến lên làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền Nam và cả Đông Dương.

Như vậy, ngay trong tháng 5, tháng 6 năm 1971, BCHTƯĐ và Quân ủy Trung ương đã sớm nắm bắt thời cơ chiến lược đang xuất hiện, đề xuất chủ trương tận dụng, thúc đẩy thời cơ, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công chiến lược 1972. Cũng cần nói thêm rằng, trong toàn bộ năm 1971 cho đến thời điểm BCHTƯĐ trù định chớp lấy thời cơ, đưa cách mạng miền Nam tiến lên thì Hội nghị Paris vẫn đang diễn biến rất chậm chạp. Các cuộc họp trong thời gian này không mang lại kết quả nào đáng kể, vì phía Mỹ vẫn muốn đàm phán trên thế mạnh, cuộc đàm phán được dư luận gọi là “cuộc nói chuyện giữa những người điếc”. Điều đáng lưu ý là ngày 26-6-1971, khi Cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy gặp riêng Tiến sĩ Kitsinhgiơ, đưa ra Sáng kiến hòa bình 9 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa12, thì câu trả lời của Mỹ là cuộc đánh phá ác liệt ở Quảng Bình, Vĩnh Linh và hai cuộc hành quân lớn đánh vào cánh đồng Chum (Lào) và đánh vào vùng Mỏ vẹt

11 Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6-1971, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

12Đây là Sáng kiến với các nội dung chính như đòi Mỹ phải rút quân, thả tù binh, thành lập chính phủ hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)