Sự kiện Tết Mậu thân 1968 và những khởi động trên bàn đàm phán Hội nghị Paris

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 36 - 54)

Chương 1. ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN SÁCH LƢỢC VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 1971

1.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự trên chiến trường và kéo địch vào bàn đàm phán

1.2.1. Sự kiện Tết Mậu thân 1968 và những khởi động trên bàn đàm phán Hội nghị Paris

Sự thất bại của Mỹ ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam trong thời gian đầu thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" đã đẩy Mỹ đứng trước những khó khăn, phức tạp, rơi vào tình trạng bế tắc không lối thoát. Tuy bị thất bại và cũng đã nhận thấy khó có khả năng giành thắng lợi một cách nhanh chóng nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố không chịu xuống thang chiến tranh. Thái độ của Mỹ thể hiện qua bức thư của Tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn2 (8-2-1967) là thiếu thiện chí, ngoan cố không chịu xuống thang chiến tranh, tiếp tục theo đuổi ý đồ mở cuộc phản công chiến lược thứ ba vào mùa khô 1967-1968, tạo thắng lợi quân sự để giải quyết vấn đề miền Nam theo ý chủ quan, đàm phán với Việt

2Tổng thống L.Johnson đưa ra điều kiện như đòi miền Bắc phải đảm bảo trước việc chấm dứt tăng viện cho miền Nam.

Nam trên thế mạnh. Trong thực tế, ngày 14-2-1967, Mỹ đã lập tức ném bom trở lại. Trong thực tế, ngày 14-2-1967, Mỹ đã lập tức ném bom trở lại.

Đối với Việt Nam, những thắng lợi về mặt quân sự và chính trị đã làm cho sức mạnh tổng hợp mọi mặt tăng lên đáng kể. Nhưng dù có "đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược 1965-1966, 1966-1967 và làm thất bại chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân trên miền Bắc của Mỹ nhưng mục tiêu giành thắng lợi quyết định để vẫn chưa thực hiện được. Ta chưa có những đợt hoạt động, những cuộc tiến công quy mô chiến lược đủ sức làm chuyển biến cục diện chiến tranh" [98, tr.55]. Quân đội Việt Nam chưa đủ sức để đánh bại được quân viễn chinh Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam. Điều cần thiết đối với cách mạng miền Nam lúc này là phải tổ chức được một đòn quyết định, đánh thẳng vào ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải rút quân về nước theo ý muốn chủ quan của ta. Quân ủy Trung ương nhận định: "Những thắng lợi của ta trong Đông Xuân 1966-1967 đã tạo một tình thế có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Và nếu vươn lên thực hiện một đòn quyết chiến chiến lược thật hiểm và mạnh thì buộc đế quốc Mỹ phải thua theo ý định chiến lược của ta" [24, tr.188-189]. Tháng 6- 1967, Bộ Chính trị chủ trương: "Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua" [96]. Như vậy, phân tích tình hình mọi mặt có liên quan và theo dõi sát diễn biến thực tế chiến trường, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhận thấy một tình thế mới có lợi cho quân, dân miền Nam, bất lợi cho địch đã xuất hiện. Trên quan điểm đó, tháng 5-1967, ngay sau khi cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của quân Mỹ kết thúc, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông – Xuân 1967-1968. Tháng 6- 1967, Hội nghị Bộ Chính trị tiếp tục họp, bàn bạc kỹ dự thảo chiến lược. Và kế hoạch chiến lược Đông – Xuân 1966-1967 lập tức được khởi thảo, nhằm mục đích tận dụng tình thế mới, nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui

đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, Việt Nam đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ phát triển. Tuy bàn bạc rất tỷ mỷ về tương quan lực lượng lúc đó nhưng Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương cũng mới chỉ dự kiến: Trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong năm 1968, theo phương hướng đánh lớn.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết tháng 6-1967 của Hội nghị Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đã cử cán bộ tới các chiến trường, các mặt trận chỉ đạo thí điểm cách đánh tiêu diệt gọn các đơn vị quân Mỹ. Đây được xem như một cuộc diễn tập nhằm thăm dò khả năng của quân đội trước một đối thủ mạnh, được “trang bị tận răng” như quân đội Mỹ. Tháng 10-1967, Bộ Chính trị họp bàn cụ thể hơn về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm 1968. Sau khi cân nhắc, Bộ Chính trị quyết định một phương thức tiến công, một cách đánh mới có hiệu lực cao: Bất ngờ và đồng loạt đánh mạnh vào các đô thị trên toàn miền Nam và toàn bộ ý định chiến lược này được giữ bí mật nghiêm ngặt3.

Tháng 12-1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, chính thức thông qua kế hoạch chiến lược năm 1968. Tháng 1- 1968, Hội nghị BCHTƯĐ lần thứ 14 họp, thông qua Nghị quyết tháng 12- 1967 của Bộ Chính trị quyết định thực hiện Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là Nghị quyết cổ vũ tinh thần và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, Anh dũng tiến lên, thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình, so sánh lực lượng trên chiến trường, Trung ương Đảng quyết định “đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi

3 Phương thức tiến công này không đưa ra bàn bạc ở Trung ương, trong Bộ Tổng tham mưu, chỉ ai được phân công làm kế hoạch mới biết về phương thức tiến công mới này.

nghĩa để giành thắng lợi quyết định”[33, tr.50], nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược: 1- Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thể triển khai được âm mưu chính trị và quân sự của chúng ở Việt Nam; 2- Đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà.

Hội nghị lường định sự phức tạp, khốc liệt của cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa sắp tới: Đó sẽ là “một giai đoạn, một quá trình tiến công chiến lược rất mãnh liệt và phức tạp” [33, tr.51], “là một quá trình ta liên tục tiến công, truy kích, tiêu diệt và đánh đổ địch cả về quân sự và chính trị” [33, tr.52]. Đây là một đòn giáng mạnh vào lực lượng quân sự của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn, vì thế, chắc chắn địch sẽ phản kích ác liệt để giành giật và chiếm lại những vị trí chiến lược quan trọng đã mất. Do vậy, trong quá trình tổng công kích và tổng khởi nghĩa, phải “kết hợp tiến công quân sự với tiến công chính trị, thực hành ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược và phối hợp với tiến công ngoại giao” [33, tr.52]; trong đó, cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân ở các thành thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, trợ lực lẫn nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động quốc tế và công tác ngoại giao lúc này là phải “phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở trong nước, tích cực phục vụ cho cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi" [33, tr.66]. Đạt mục tiêu trên, mặt trận ngoại giao cần phải có những phương pháp và hình thức thích hợp để tiến công ngoại giao, nhằm làm cho phía Mỹ lúng túng, bị động, mâu thuẫn, do dự, lừng chừng trong âm mưu kéo dài chiến tranh;

đồng thời, “ra sức tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa tích cực và của nhân dân thế giới” [33, tr.66]; từ đó, “mở đường cho địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta”

[33, tr.66]. Hội nghị cũng lưu ý rằng, “cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ chiến trường và toàn cuộc chiến tranh” [33, tr.52].

Hội nghị nhấn mạnh thêm rằng, tất cả những cuộc công kích và khởi nghĩa ở các vùng khác trên chiến trường miền Nam đều có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các thành thị và trợ lực đầy đủ cho các cuộc công kích và khởi nghĩa ở các thành thị lớn. Cần nắm vững nguyên tắc cơ bản:

Tập trung lực lượng quân sự và lực lượng chính trị đến mức cao nhất, một cách hợp lý nhất, tiến công mãnh liệt vào những hướng chiến lược chính;

kiên quyết tiến công, liên tục tiến công, nhằm đúng vào những nơi xung yếu của địch mà đánh những đòn quyết định, giành cho kỳ được thắng lợi ở những nơi quyết định, phải tuyệt đối giữ cho được nhân tố bất ngờ; phải biết giành thắng lợi từng giờ từng phút và không ngừng mở rộng thắng lợi; kiên quyết chống trả và bẻ gãy các cuộc phản kích của địch và truy kích địch đến cùng để giành thắng lợi cao nhất [33, tr54-55].

Hội nghị dự kiến ba khả năng phát triển của tình hình:

Thứ nhất, giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những cuộc công kích và khởi nghĩa cuối cùng thành công ở các đô thị lớn.

Địch bị thất bại đến mức không còn gượng dậy được, ý chí xâm lược của chúng bị đè bẹp, phải chịu thua, buộc chúng phải thương lượng và phải kết thúc chiến tranh theo những mục tiêu và yêu cầu của Việt Nam.

Thứ hai, tuy giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng địch tập trung và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào, giành lại và giữ được những vị trí quan trọng, ổn định được các thành thị lớn, nhất là Sài Gòn - Gia Định, dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với quân, dân miền Nam.

Thứ ba, Mỹ động viên và tăng thêm nhiều lực lượng, mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra miền Bắc, sang Campuchia và Lào, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua.

Trong ba khả năng đó, Hội nghị nhấn mạnh đến khả năng thứ nhất, cần tập trung mọi nỗ lực phi thường, đem hết tinh thần và lực lượng để giành thắng lợi theo khả năng này; đồng thời, sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai và cảnh giác, đề phòng để chủ động đối phó với khả năng thứ ba, mặc dù khả năng này ít xảy ra.

Phát biểu trong Hội nghị, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn lưu ý rằng, làm cho Mỹ tan rã thực sự, “buộc nó phải đi đến ngồi với ta, thương lượng với ta" [33, tr.40] chính là chủ trương “biết thắng Mỹ” vừa với sức ta, mở ra một giai đoạn mới vừa đánh vừa đàm, phù hợp với truyền thống quân sự Việt Nam.

Đó cũng là chủ trương đánh lớn để đi vào đàm phán; thắng lợi của cuộc tổng công kích lần này chính là điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán diễn ra theo tính toán của Đảng và Bộ Chính trị. Nhận định đúng tình hình, đưa ra chủ trương chiến lược chính xác, táo bạo, Hội nghị lần thứ 14 BCHTƯĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quyết tâm cao của ĐLĐVN trong chỉ đạo giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam, tạo ra một bước ngoặt quan trọng để hoàn thành sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ 14, công tác chuẩn bị tổng công kích, tổng khởi nghĩa diễn ra khẩn trương ở cả hai miền Nam, Bắc.

Quân dân miền Bắc tích cực tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và ra sức chi viện cho miền Nam thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968. Năm 1967, miền Bắc tăng cường cho miền Nam số lượng quân chiến đấu tăng 1,5 lần so với năm 1966, hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc biên chế thành từng trung đoàn, sư đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật bổ sung cho Trị - Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ, nâng tổng số Quân giải phóng miền Nam lên 220.000 quân chủ lực và 57.000 quân địa phương (không kể dân quân, du kích, tự vệ) [14, tr. 48]. Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 1967, miền Bắc đã vận chuyển vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 6 lần năm 1965.

Và trong hai năm 1967, 1968, các chiến sĩ vận tải, thanh niên xung phong, hải quân ở miền Bắc đã vượt Trường Sơn và biển cả chi viện cho chiến trường

miền Nam 118.923 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và 42.619.081 đôla, cộng với 122.885 tấn vật chất do Trung Quốc chi viện quá cảnh qua cảng Xihanúcvin (trong ba năm 1966, 1967, 1968). Các chiến trường, các địa phương miền Nam cũng khẩn trương chuẩn bị cho Tổng tấn công: Tổ chức lại chiến trường, xây dựng phương án tác chiến, triển khai công tác đảm bảo hậu cần, tăng cường lực lượng, bố trí thế trận, huy động lực lượng của toàn dân vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm vào nội đô cất giấu trước và cứu thương, tải thương khi chiến sự nổ ra, và xây dựng “hũ gạo nuôi quân”....

Trong khi công tác chuẩn bị về quân sự đang diễn ra hết sức khẩn trương, thì trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ VNDCCH cũng ra đòn tiến công, kết hợp hai bước tiến công quân sự và ngoại giao, vận dụng sách lược

"vừa đánh, vừa đàm".

Trước đó, trong ngày 5-1-1967, Tổng đại diện của Chính phủ VNDCCH tại Paris Mai Văn Bộ khi trả lời câu hỏi của các nhà báo trong Hội báo chí ngoại giao đã tuyên bố: "Nếu Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc thì sự kiện đó sẽ được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem xét" và "nếu Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc và đề nghị tiếp xúc với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đề nghị đó sẽ được nghiên cứu" [8, tr.86]. Và trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Ôtxtrâylia U.Bơcsét, ngày 28-1-1967, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: "Nếu quả thực Mỹ muốn nói chuyện thì trước hết Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện được" [93, tr.43]. Những từ ngữ "xem xét", "nghiên cứu" rồi "có thể nói chuyện" và cuối cùng là "sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan", đã cho thấy vị thế, thiện chí cũng như sự chủ động của Chính phủ Việt Nam trong cuộc thương lượng với đế quốc Mỹ, chỉ cần Mỹ

"ngừng ném bom bắn phá miền Bắc không điều kiện". Điều đó cũng đặt

L.Giôn-xơn trong tình thế phải lập tức ngừng ném bom. Đây là một sức ép ngoại giao của Việt Nam làm cho Mỹ thêm phần lúng túng. Đây không phải là lần duy nhất Chính phủ Việt Nam thể hiện thiện chí của mình mà trước đó thông qua các cuộc gặp ngoại giao, VNDCCH đã thể hiện rõ quan điểm muốn kết thúc chiến tranh bằng con đường nhân nhượng và thương lượng với Mỹ.

Đáp lại thiện chí đó, ngày 28-1-1967, L.Giôn-xơn ra tuyên bố: "Hoa kỳ sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào để gặp gỡ Bắc Việt bàn định hòa bình" [65]. Song mặt khác, L.Giôn-xơn cho thế giới biết sẽ không thể có cuộc đàm phán dễ dàng và nước Mỹ phải là người có cái lợi trước nhất trong bàn đàm phán. Ngày 8-2-1967, Tổng thống L.Giôn-xơn gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lập trường cứng rắn đòi chỉ ngừng ném bom miền Bắc và chấm dứt tăng quân vào miền Nam khi "nhận được bảo đảm rằng các việc thâm nhập bằng đường bộ và đường thủy vào miền Nam sẽ chấm dứt", đề nghị "cuộc nói chuyện sẽ được tiến hành một cách bảo đảm bí mật" và "không được dùng để tuyên truyền". Tất cả mọi yêu cầu từ phía Mỹ đều đòi hỏi phải

"có đi có lại". Như để bày tỏ cho lập trường cứng rắn trên L.Giôn-xơn ra lệnh ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam. Trước tình hình đó, trong cuộc họp ngày 18-3-1967, Bộ Chính trị quyết định công bố trên báo chí thư của L.Giôn-xơn gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư trả lời L.Giôn-xơn của Người để vạch trần luận điệu sai trái, hiếu chiến của Mỹ. Bộ Chính trị cũng quyết định cắt đứt các cuộc tiếp xúc với Mỹ để thể hiện thái độ kiên quyết của Việt Nam.

Sau khi cuộc phản công chiến lược lần hai của Mỹ gặp thất bại, địch phải lui vào thế phòng ngự bị động đồng nghĩa với việc Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh và cử đại diện sang thương lượng với phía Việt Nam. Ngày 25-8-1967, hai ông H.Máccôvích và R.Ôbrắc trao cho Mai Văn Bộ thông điệp của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ VNDCCH. Thông điệp viết rằng: Hoa Kỳ sẵn sàng chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam "với sự hiểu biết rằng việc đó sẽ nhanh chóng đưa tới những cuộc thảo luận có hiệu quả giữa đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để tiến tới giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 36 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)