Những nỗ lực cuối cùng của Mỹ và chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 88 - 93)

Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM TỪ NĂM 1972 ĐẾN NĂM 1973

2.2. Mười hai ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” và diến tiến trên bàn đàm phán Hội nghị Paris

2.2.1. Những nỗ lực cuối cùng của Mỹ và chủ trương của Đảng

Như đã trình bày, trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, R.Ních-xơn quyết định thực hiện chủ trương có ý nghĩa chiến lược vượt ra khỏi khuôn khổ của “Việt Nam hóa chiến tranh”, nghĩa là “Mỹ hóa” trở lại một phần cuộc chiến tranh. Ngày 6-4-1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam và trở lại đánh phá miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại lần này, Mỹ thực hiện leo thang nhanh, đánh phá với cường độ cao trên cả hai miền Nam, Bắc và coi đó là một biện pháp quyết định. Theo đó, từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5-1972, Mỹ đã huy động tới 40%

lực lượng không quân chiến thuật (1.300 chiếc), 45% máy bay ném bom chiến lược B.52 (150 chiếc), 60 tàu chiến trong đó có 5 tàu sân bay và 5 tàu

tuần dương. Chỉ tính riêng lực lượng không quân Mỹ đánh Việt Nam gần bằng lực lượng không quân của ba nước mạnh nhất Tây Âu lúc đó là Anh, Pháp và Tây Đức cộng lại (1.575 chiếc) [59, tr.532-533]. Quyết định quay trở lại đánh phá, R.Ních-xơn hy vọng sẽ bóp nghẹt miền Bắc, cắt đứt nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào miền Bắc Việt Nam, làm cho miền Bắc suy yếu buộc phải thương lượng với Mỹ trên thế thua. Ngày 16-4, R.Ních-xơn quyết định dùng máy bay ném bom chiến lược B.52 đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã ở miền Bắc.

Từ kinh nghiệm của cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Đảng chỉ đạo miền Bắc nhanh chóng chuyển từ thời bình, sang thời chiến.

Lực lượng phòng không kiên quyết giáng trả không quân Mỹ những đòn đích đáng. Cuối tháng 8-1972, Mỹ phải thú nhận: Mặc dù ném bom rất ác liệt, vẫn không giảm được một cách có ý nghĩa việc đưa người và trang bị vào miền Nam Việt Nam. Trong hơn 7 tháng tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam (từ tháng 4 đến tháng 10-1972), Mỹ bị bắn rơi 600 máy bay trong đó có 20 máy bay ném bom chiến lược B.52 và 5 máy bay F.111, gần 100 tàu chiến bị bắn cháy, bắn chìm. Thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 kết hợp với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường đã góp phần tích cực để buộc Mỹ phải đi đến thỏa thuận ngày 20-10-1972: Ngày 3- 10-1972 sẽ ký hiệp định chính thức tại Paris. Tuy nhiên, Hiệp định Paris đã không được ký kết đúng như dự đoán của Bộ Chính trị rằng Mỹ chỉ lợi dụng đàm phán để vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống.

Như đã nêu ở trên, ngày 20-10, phía Mỹ gửi công hàm cho Thủ tướng VNDCCH, hoan nghênh thiện chí và thái độ nghiêm chỉnh của Việt Nam thể hiện trong message ngày 19-10 năm 1972. Cũng tại công hàm này, Mỹ đưa ra một thời gian biểu ký Hiệp định: Ngày 24 -10, Kitsinhgiơ tới Hà Nội và rời Hà Nội vào ngày 26 tháng 10; hai mươi mốt giờ (giờ Oa xinh tơn) ngày 27 tháng 10, đưa tin về Hiệp định; ngày 31 tháng 10 năm 1972, ký Hiệp định tại Paris... Cuối cùng, công hàm khẳng định: "Ngay sau khi nhận được những lời

xác nhận thì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể tin là phía Hoa Kỳ sẽ tiến hành theo thời gian biểu đề nghị trên"1. Ngày 21 tháng 10, Thủ tướng VNDCCH trả lời công hàm, khẳng định: "Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ làm đúng những điều đã tuyên bố với phía Hoa Kỳ và không có gì thay đổi"1. Đồng thời, Việt Nam tuyên bố chấp nhận thời gian biểu do phía Mỹ đề nghị. Ngày 22- 10, Tổng thống Mỹ gửi thông điệp hoan nghênh công hàm của Thủ tướng VNDCCH, ghi nhận công hàm đó đã thoả mãn tất cả những điều Tổng thống Mỹ nêu ra. Tuy nhiên, tại công hàm này, Ních-xơn cũng nói tới việc phía Việt Nam để lộ bí mật về những thoả thuận giữa hai bên cho các nhà báo và yêu cầu không có hành động công khai. Điều đó có thể được hiểu là Mỹ sẽ không ký kết Hiệp định theo lịch trình do chính phía Mỹ đưa ra với những lý do hết sức giả tạo. Ngày 23 – 10-1972, Tổng thống Mỹ gửi công hàm cho Thủ tướng VNDCCH, thông báo về những khó khăn mới xuất hiện mà theo Ních-xơn, bởi "Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã tìm cách làm việc với một tốc độ quá mức" và "cuộc phỏng vấn giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng với phóng viên báo Newsweek đã có ảnh hưởng rất tai hại vào một lúc quyết định ở Sài Gòn. Những cuộc hiệp thương tế nhị có thể bị phá hoại do việc có thể coi là việc loan báo về một Hiệp định vẫn còn đương được thảo luận và bằng những việc công kích vào cơ cấu và những người mà Hiệp định đó vẫn duy trì"[70, tr.1379-1380]...

Ngoài ra, công hàm của Ních-xơn cũng đặt vấn đề về việc lực lượng VNDCCH ở miền Nam Việt Nam cũng như sự xuất hiện của các vấn đề kỹ thuật, xem đó là lý do để trì hoãn việc ký kết Hiệp định. Công hàm yêu cầu một cuộc gặp gỡ nữa giữa hai bên tại Paris và hoãn cuộc đi của Kitsinhgiơ đến Hà Nội. Thêm nữa, Mỹ lại vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Nguyễn Văn Thiệu trong chuyến đi Sài Gòn của H.Kitsinhgiơ ngày 18-10 để thảo luận về nội dung Hiệp định. Ngày 24-10, Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn trước Quốc hội Sài Gòn lên án và bác bỏ dự thảo Hiệp định… Chính quyền Thiệu

1 Công hàm của Mỹ gửi Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngày 20.10.1972.

1 Công hàm của Việt Nam Dân chủ cộng hoà gửi Mỹ ngày 21.10.1972.

hy vọng, với lực lượng quân sự mạnh vượt trội so với lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, họ có thể đánh chiếm các địa bàn chiến lược trọng yếu, làm chủ được các thành phố, các trục đường giao thông huyết mạch, kìm kẹp được phần lớn nhân dân ở miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu tin rằng nếu Mỹ ở lại thêm một thời gian thì ông ta có thể tiêu diệt được cách mạng miền Nam và khiến "Hà Nội có thể phải đầu hàng vô điều kiện" [70, tr.1379-1380].

Như vậy, đến đây, thái độ lật lọng của Mỹ đã bộc lộ rõ. Mỹ không muốn gạt bỏ Chính quyền Sài Gòn mà tiếp tục duy trì, ủng hộ chính quyền này sau khi Mỹ rút đi. Thực chất R.Ních-xơn vẫn chưa muốn kí kết hiệp định mà chỉ muốn lợi dụng đàm phán, tranh thủ thời gian, Chính quyền Ních-xơn chưa chịu từ bỏ chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.

Trước tình hình Mỹ lật lọng, đòi Việt Nam nhân nhượng thêm, Bộ Chính trị quyết định công bố Hiệp định đã thỏa thuận giữa hai bên. Ngày 25- 10-1972, Chính phủ VNDCCH ra tuyên bố về "Tình hình cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hiện nay". Tuyên bố tóm tắt quá trình đàm phán trong bốn năm (1968-1972), sự tiến triển của các cuộc thảo luận trong tháng 10-1972, việc hoàn thành Dự thảo và thời gian biểu hai bên đã thỏa thuận. Tuyên bố của Chính phủ VNDCCH bác bỏ mạnh mẽ những lý do trì hoãn việc ký kết Hiệp định đã được thoả thuận mà phía Mỹ nêu ra và chỉ rõ trách nhiệm đó hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. Về phía Việt Nam, bản Tuyên bố khẳng định:

Lập trường của Chính phủ VNDCCH là giữ vững những cam kết đã đạt được, yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ ký kết Hiệp định vào ngày 31-10-1972 như hai bên đã thoả thuận. Tuyên bố khẳng định việc thông báo này có lợi cho hòa bình và không ảnh hưởng đến đàm phán. Tại các nước, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan báo chí, truyền hình, đài phát thanh cũng được huy động vào tuyên truyền về việc này [99]. Tuyên bố của Việt Nam lập tức được nhân dân các nước, các tổ chức hoà bình và hữu nghị trên thế giới...

đồng tình ủng hộ.

Tuyên bố này là đòn ngoại giao mạnh nhất mà VNDCCH giáng vào Chính quyền R.Ních-xơn. Bản Tuyên bố đã có tác động lớn đến dư luận nước

Mỹ và thế giới. Dư luận mạnh mẽ chỉ trích Mỹ kéo dài chiến tranh, lên án gay gắt Chính quyền Thiệu, đòi Mỹ phải thực hiện các thoả thuận. Liên Xô và Trung Quốc cũng đồng tình với cách giải quyết của Việt Nam. Tình thế lúc này buộc Mỹ phải tuyên bố "hòa bình trong tầm tay" và "một hiệp định đã ở trước mắt". Tuy nhiên, những thanh minh cũng không làm hài lòng dư luận trong nước và thế giới, dư luận thế giới đồng tình và ủng hộ Việt Nam, đòi Mỹ sớm chấm dứt chiến tranh, ký kết Hiệp định.; đồng thời, càng khơi sâu thêm mâu thuẫn với Chính quyền Sài Gòn. Tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố công khai rằng Hiệp định mà hai phía Mỹ và VNDCCH đã thoả thuận hồi tháng 10 là một sự đầu hàng. Thiệu đòi sửa đổi 60 điểm trong đó - điều mà chính bản thân Ních-xơn cũng cho là đòi hỏi không thực tế. Tuy nhiên, việc Chính quyền Thiệu mạnh mẽ phản đối Dự thảo Hiệp định làm cho tình hình trở lên phức tạp hơn. Cũng trong lúc này, Chính quyền Ních-xơn lập cầu hàng không, tiếp tế ồ ạt vũ khí thiết bị chiến tranh cho chính quyền và quân đội Sài Gòn trong một kế hoạch mang tên Enhenxơ Plớt (Enhance Plot)1. Với sự viện trợ quân sự của Mỹ, quân đội Sài Gòn, vào cuối năm 1972,

"có lực lượng không quân lớn thứ tư của thế giới và một số lượng khổng lồ xe tăng, trọng pháo và máy bay lên thẳng. Bấy giờ, Việt Nam cộng hoà có một ưu thế hoả lực át hẳn đối phương Việt Nam Dân chủ Cộng hoà"[70, tr.1476].

Trong những đợt gặp tiếp theo, đại diện của Việt Nam và Mỹ vẫn tiếp tục tranh luận về những điều khoản trong Hiệp định, đấu tranh trên từng nội dung và câu chữ trong văn bản. Chủ trương đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn này là giữ vững những vấn đề thuộc về nguyên tắc và nội dung đã đạt được với Mỹ, đòi Mỹ không sửa đổi các nguyên tắc và nội dung đó và sớm đi đến ký kết Hiệp định. Mục tiêu trước mắt là đấu tranh buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định vào khoảng 20 -1 - 1973. Tuy nhiên, Việt

1 Thực ra, từ mùa Hè năm 1972, Lầu Năm Góc đã bắt đầu thay những nhân viên kỹ thuật quân sự chủ chốt bằng những người khoác áo dân sự-trong số đó, có những người từng là nhân viên quân sự cũ. Kế hoạch Enhenxơ và tiếp đó, Enhenxơ Plớt đưa ra miền Nam Việt nam 260.000 tấn hàng hoá chiến tranh, với tổng trị giá gần 2 tỉ đô la, được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng (dẫn theo G.Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, tập 2..., Sđd, tr.125).

Nam cũng lường định và chuẩn bị giáng trả đợt tiến công mới của kẻ thù, tích cực chuẩn bị đề phòng khả năng chiến tranh kéo dài.

Một phần của tài liệu đảng với cuộc đấu tranh vừa đánh vừa đàm tu nam 1967 den nam 1973 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)