Chương 1: Xây dựng nông thôn mới ở Tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 đến năm 2005. 12
1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề xây dựng NTM tại
1.3.1. Quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng NTM 33
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Người cho đó là con đường tất yếu phải đi để xây dựng đất nước giàu mạnh. Vận dụng sáng tạo những điều Bác dạy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước thực hiện thành công sự nghiệp vĩ đại này.
Trong bài “Con đường phía trước” với bút danh C.K đăng trên Báo Nhân dân số 2143 ngày 20/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta... Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và
giúp người làm việc phi thường..., đó là con đường phải đi của chúng ta” [43, tr.2].
Phát biểu tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 ngày 19/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: Nước ta là một nước nông nghiệp..., muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Đặc biệt Người rất quan tâm đến xây dựng NTM và đời sống văn hóa mới ở nông thôn cũng như trong mỗi gia đình người Việt.
Xây dựng NTM thực chất và trước hết là xây dựng những người nông dân mới - người nông dân xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng con người mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy đạo đức là gốc.
Xây dựng NTM về mặt đạo đức trước hết phải làm cho no cơm, ấm áo, được học hành, chữa bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Có thực mới vực được đạo; dân dĩ thực vi thiên (dân lấy ăn làm trời). Đạo đức của người nông dân mới xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng trên một nền tảng kinh tế định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy Người nhấn mạnh vai trò quyết định của con người và sự cần thiết phải xây dựng nền đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng những chuẩn mực đạo đức chung của con người Việt Nam, nhưng cũng có những nét đạo đức riêng của người nông dân Việt Nam đôn hậu chất phác. Đối với cán bộ, ban quản trị phải công bằng, dân chủ. Mọi việc phải bàn bạc với xã viên, sổ sách, tiền của phải rõ ràng, minh bạch. Xã viên phải đoàn kết chặt chẽ, vui vẻ sản xuất, coi công việc hợp tác xã như công việc nhà mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nước ta là một nước dân chủ, phải xây dựng một chế độ dân chủ. NTM là nông thôn của những người lao động, của những con người không chấp nhận sự lười biếng. NTM cũng là nơi thể hiện đậm đà văn hoá tình nghĩa, tình làng nghĩa xóm. Nét đẹp của đại gia
đình nông thôn là ở chỗ trên kính dưới nhường, thương yêu giúp đỡ nhau, giúp đỡ những gia đình neo đơn, người già, những gia đình neo đơn, gia đình thương binh liệt sỹ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xây dựng NTM trước hết vấn đề cơ bản và lâu dài là mỗi người phải tự xác định mình đã trở thành người chủ và phải luôn luôn nêu cao tinh thần làm chủ. Phải thực hành dân chủ, nghĩa là mọi công việc đều phải bàn bạc, cán bộ không được quan liêu mệnh lệnh, tuyệt đối chống tham ô, lãng phí. Người chỉ rõ: NTM được tạo lập bởi nhiều gia đình mới và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.
Những ý kiến chỉ dẫn của Người cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc xây dựng gia đình mới, và chỉ có xây dựng gia đình mới thì mới có NTM. Hồ Chí Minh đặt việc xây dựng gia đình trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn, đặt nhiệm vụ xây dựng nông thôn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, đối với chủ tịch Hồ Chí Minh thì xây dựng NTM là phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ xây dựng đời sống vật chất cho nhân dân ấm no hạnh phúc, thì phải xây dựng một xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, văn minh, phải xây dựng được những gia đình văn hóa trong đó phụ nữ phải được giải phóng, phải được hưởng quyền bình đẳng…Những tư tưởng của Người thực sự sâu sắc, thiết thực và vượt trước thời đại để cho đến hôm nay khi đất nước ta đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì những tư tưởng của Người vẫn còn nguyên vẹn những giá trị to lớn để giúp Đảng và nhân dân ta có được định hướng, con đường đúng đắn để tiến tới xây dựng thành công NTM, để đưa đất nước ta phát triển không ngừng, sánh vai cùng bạn bè khắp năm châu.
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Qua khoảng 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995) với những quan điểm trong xác định cơ cấu đầu tư, từ chỗ coi trọng phát triển kinh tế công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang coi trọng phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu cùng với những đổi mới tích cực trong tư duy của Đảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh, đa ngành, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân.
Năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm: Phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH hợp tác hoá, dân chủ hoá (gọi chung là mô hình phát triển NTM cấp xã) tại các vùng sinh thái.
Chương trình phát triển nông thôn đã được triển khai tại 14 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tăng lên 18 xã trong năm 2004) và khoảng 200 xã điểm của các địa phương. Chương trình phát triển nông thôn cấp xã bao gồm 5 nội dung cơ bản: phát triển kinh tế hàng hoá với một cơ chế phù hợp khai thác được lợi thế của địa phương, có thị trường tiêu thụ; phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá; xây dựng khu dân cư văn minh; tăng cường công tác văn hoá, y tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ.
Chương trình phát triển nông thôn cấp xã giai đoạn này đã triển khai được một số hoạt động như đào tạo cho cán bộ các xã điểm, triển khai qui hoạch cho 18 xã điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lồng ghép
các chương trình, dự án về khuyến nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho 18 xã điểm. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm đã có sự thay đổi đáng kể, nhiều hệ thống nước sạch cũng như xử lý nước thải đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp và nhất là ngành nghề có hiệu quả cao hơn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001 đã xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010) tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại và chỉ rõ:
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Đặc biệt là Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tháng 3 năm 2003 xác định rõ quan điểm, mục tiêu và những nội dung của đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
- Về mục tiêu, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã chỉ rõ:
“Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [27, tr.95 - 96].
- Về nội dung tổng quát, Nghị quyết Trung ương Năm đưa ra 2 nội dung tổng quát. Đó là CNH nông nghiệp và HĐH nông thôn.
CNH nông nghiệp là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng hiệu quả cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.
Về hiện đại hóa nông thôn, Nghị quyết xác định:
“Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp” [27, tr.93 – 94].
Giai đoạn 2001 - 2005, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH đồng thời đưa ra những chỉ tiêu bước đầu về xây dựng NTM. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002 cũng nêu rõ: Hiện nay, trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc chỉ đạo cũng như kế hoạch thực hiện cụ thể, vì vậy mà mục tiêu xây dựng NTM còn nhiều hạn chế và chưa hoàn chỉnh được.
Nhiều địa phương trên cả nước chưa có nơi nào hoàn thành được việc xây dựng NTM với tất cả các mục tiêu mà chủ trương của các Nghị quyết đưa ra, mới chỉ thực hiện được một số kế hoạch bước đầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống dân sinh được nâng lên….
Chính vì vậy mà chương trình xây dựng NTM là một chương trình lâu dài, khó khăn, cần nhiều sự chỉ đạo sát sao, cụ thể đồng thời có sự góp sức chung tay của tất cả mọt cấp, mọi ngành và nhân dân trong cả nước với những bước đi chắc chắn chứ không phải hình thức và báo cáo.
Với những chủ trương chỉ đạo của Đảng đặc biệt là sau khi Nghị quyết của Trung ương được ban hành, tỉnh Ninh Bình đã có chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương Năm
khóa IX về “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện theo định hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực; thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, từng bước xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững và nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai thông qua việc thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục; các đề án giảm nghèo, xóa nhà tranh tre, dột nát; đề án hỗ trợ phát triển cây vụ đông, sản xuất lúa cao sản và lúa chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn; các dự án giao thông, thủy lợi; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu…
Cùng với việc ban hành chủ trương xây dựng NTM là quá trình tổ chức thực hiện. Việc xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh từ 2001 - 2010 được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 2001 - 2005, giai đoạn này trong quá trình tổ chức thực hiện không thành lập ban chỉ đạo mà chỉ giao cho các cấp, ngành, đoàn thể liên quan trực tiếp triển khai. Đảng ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành lập quy hoạch xong mạng lưới điểm dân cư nông thôn cho 86/120 xã trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở văn hóa - thông tin, Hội nông dân, Hội khuyến nông… việc tổ chức được thực hiện sâu rộng trên mọi lĩnh vực, tổ chức tiến hành từ huyện xuống cơ sở. Ở các huyện và thị xã cũng được tiến hành tương tự. Ưu điểm của việc không thành lập ban chỉ đạo là đỡ tốn kém kinh phí, có thể tiến hành thực hiện nhanh hơn, trong thời gian nhanh hơn và Đảng các cấp có thể tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương để tiến hành cho phù hợp hơn.
Tuy nhiên, giai đoạn này vì chưa có những tiêu chí cụ thể, việc xây dựng NTM còn ở giai đoạn từ dò tìm đường đi, chính vì vậy so với mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn hiện nay nhiều nội dung chưa đạt được yêu cầu, cần tiếp tục điều chỉnh.