Hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Ninh Bình 99

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH

3.2. Hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Ninh Bình 99

Trong thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình đã thu được rất nhiều những thành quả to lớn trên tất cả các mặt từ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đến diệm mạo, xã hội nông thôn theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy, quá trình xây dựng NTM của Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình còn gặp rất nhiều khó khăn do những nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân khách quan

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, có phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến đại đa số dân cư trên địa bàn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chưa nhiều, chưa mạnh. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, manh mún tự phát và phát triển còn chưa bền vững. Việc trang bị máy móc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều trở ngại và khó khăn.

Những tiêu chí có tính chất quan trọng, quyết định đến sự thay đổi của

“bộ mặt” nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người nông dân như: Quy hoạch (TC1), Giao thông (TC2), Thuỷ lợi (TC3), Thu nhập (TC 10), Hộ

nghèo (TC11), Cơ cấu lao động (TC12), Môi trường (TC17)…ít xã đạt được, thậm trí còn rất xa vời so với Bộ tiêu chí Quốc gia. Vốn dĩ nông thôn Việt Nam đã hình thành một cách tự phát và phát triển không theo một quy hoạch hoặc định hướng nào. Cơ sở hạ tầng nông thôn (đường, trường, trạm, trại…) trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành, nên ít nhiều đã được đầu tư xây dựng, song so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng được. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, giảm nghèo trong nông thôn cũng đã được chú trọng, nhưng vẫn chưa được như mong muốn…Đây chính là những khó khăn lớn nhất trong quá trình xây dựng NTM của các xã ở Ninh Bình. Cũng theo phản ánh của các xã thì có những tiêu chí tỏ ra bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế của các vùng nông thôn và cần được Trung ương điều chỉnh bổ sung. Đơn cử như tiêu chí số 7 (Chợ), không nhất thiết địa phương nào cũng phải có bởi thực tế cho thấy có khá nhiều chợ được xây dựng khang trang ở một số xã nhưng không phát huy được tác dụng

Có những Nghị quyết, dự án khi đi vào triển khai mới thấy rõ được tất cả những khó khăn gặp phải. Như đề án 02, Ngày 8-7-2008 của HĐND tỉnh Ninh Bình thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt đề án "Hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2009". Chủ trương này nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ chính sách có khó khăn về nhà ở ổn định cuộc sống, có điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 36/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc phê duyệt đề án về công tác giảm nghèo đến năm 2010 dành cho các xã nghèo và cụm xã nghèo trọng điểm. Tuy nhiên khi đi vào thực tế thì gặp nhiều khó khăn. Với một tỉnh như Ninh Bình, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, xóa đói, giảm nghèo luôn được xác định là việc làm thường xuyên. Bám vào đồng ruộng, kiếm đủ ăn

còn chật vật, những lúc ốm đau, gặp thiên tai bão lũ, nguy cơ đẩy hộ cận nghèo thành nghèo rất dễ xảy ra. Trước đây, quy mô xây, sửa nhà cho người nghèo hạn hẹp, chính vì vậy rất nhiều gia đình cần hỗ trợ về nhà, nhà cho các hộ nghèo trước đây được xây dựng rồi nhưng do xuống cấp, do thiên tai lũ lụt nên không còn nguyên vẹn. Điều đó gây một áp lực rất lớn về kinh phí cho Ninh Bình. Nhiều huyện do kinh phí chưa hỗ trợ được đã phải tự ứng tiền hoặc huy động nhiều nguồn khác nhau như từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

Nguyên nhân chủ quan

Trong công tác chỉ đạo thực hiện

Mặc dù tỉnh sớm triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26 – NQ/TW, nhưng các cấp các ngành còn tỏ ra lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung về xây dựng NTM.

Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng, đào tạo, tập huấn, lập quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM cấp xã triển khai còn chậm so với tiến độ yêu cầu.

Công tác tuyên truyền, thông tin cho các cấp, các ngành về xây dựng NTM chưa phổ biến sâu rộng, kịp thời. Chính vì vậy trong nhân dân xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động hưởng ứng tham gia

Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc triển khai thưc hiện chương trình xây dựng NTM còn thiếu chủ động, việc hướng dẫn triển khai thực hiện, nhất là hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng NTM còn chậm.

Tổ chức chỉ đạo ở các cấp, nhất là vấn đề quy hoạch, chuyển đổi tích tụ đất chưa đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế hàng hoá, phân công lại lao động; do đó giá trị thu nhập còn thấp, thu nhập bình quân

đầu người tăng chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Còn lúng túng trong lựa chọn mô hình tổ chức sản xuất và hiệu quả của các hoạt động dịch vụ.

Văn hoá xã hội còn những vấn đề bất cập. Hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động thiếu năng động, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa tương ứng với yêu cầu CNH, HĐH và xây dựng NTM. Hạn chế có tính chi phối đến tổ chức chỉ đạo và hành động cụ thể của mọi người là chưa nhận thức đầy đủ bản chất cuộc vận động xây dựng NTM do Đảng khởi xướng, do đó ở một số cấp chỉ đạo hời hợt, nửa vời, có tính phong trào. Thiếu cụ thể hoá bằng cơ chế, chính sách và giải pháp đồng bộ. Chưa đầu tư đúng mức cả trí tuệ và nguồn lực để phát triển sản xuất, xây dựng đời sống tinh thần và an sinh xã hội vốn là bản chất, là mục tiêu của cuộc vận động, thường quan tâm nhiều hơn việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.

Trên một số lĩnh vực, chưa tạo được sự gắn kết giữa các chương trình dự án và các nhà đầu tư với chủ sở hữu là người dân và cơ sở, do đó chưa nâng cao ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân đối với các dự án triển khai tại địa phương. Thực tế lâu nay một số nơi đã diễn ra những nghịch lý là:

Làm chợ không có người họp, xây trường mầm non, nhà văn hoá khu dân cư không sinh hoạt, dự án đầu tư nước sạch không có nước, phát triển một số mô hình kinh tế, một số cây trồng, vật nuôi, ngành nghề không sát với điều kiện thực tế hoặc có tính "áp đặt" nên không có hiệu quả, khi dự án rút thì mô hình không còn. Nguồn vốn được huy động để đầu tư xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800 của Chính phủ là đúng, nhưng điều tiết, khâu nối các nguồn vốn đó vào một mục tiêu không phải là dễ, vì không phải ai cũng điều hành được, nếu không thiết lập được một cơ chế ở cấp vĩ mô. Mục tiêu phấn đấu số xã về đích nông thôn mới trong từng thời gian nếu không có những giải pháp đồng bộ thì khó thực hiện, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân và đời sống văn hoá tinh thần.

Người dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh đa số người dân ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới thì cũng có một số cá nhân trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, coi đây là việc làm của cấp trên không liên quan gì tới mình chính vì vậy trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của địa phương gặp nhiều trở ngại.

Một khó khăn khác nữa là có những hộ gia đình được công nhận là hộ nghèo nay đã thoát nghèo nhưng vẫn muốn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, không tích cực chủ động làm ăn, vẫn muốn sự hỗ trợ, giúp đỡ. Chính vì vậy gây nên những khó khăn trong việc thẩm định, rà soát hộ nghèo, gây ra tình trạng thiếu công bằng hay đầu tư một cách dàn trải.

Với tất cả những khó khăn hạn chế trên nên tại Ninh Bình, tốc độ xây dựng nông thôn mới tuy đã có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều tồn tại không thể khắc phục ngay được, nhất là nguồn vốn để xây dựng còn nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể huy động được số vốn trong ở người dân, chủ thể của xây dựng nông thôn mới, còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước.

Chắc chắn chương trình xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình sẽ còn những bước đi rất dài với nhiều khó khăn thách thức cần sự chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)