Kết quả thực hiện 65

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 65 - 90)

CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH

2.3. Kết quả thực hiện 65

Mặc dù khái niệm NTM được các Nghị quyết của Đảng đưa ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991) song tới ngày 16/4/2009 mới ban hành Quyết định 491/QĐ - TTg giải thích và đưa ra các tiêu chí của một NTM. Khi đó ở một số địa bàn xã trong tỉnh đã thực hiện được một số tiêu chí tuy nhiên chưa đầy đủ và toàn diện như trong mục tiêu quốc gia.

Nhưng những thành tựu đó đã mang lại bộ mặt mới cho nông thôn, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

Thứ nhất: Sản xuất bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa.

Với chủ trương “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng trang trại, sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao” [81, tr.2], Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho bà con nhân dân sản xuất để đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần thực hiện thành công mô hình xây dựng NTM.

Sản xuất lúa:

Chiếm gần 80% dân số là nông nghiệp, nhằm đẩy ma ̣nh quá trình di ̣ch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiê ̣p theo hướng tích cực , khai thác tối đa tiềm năng, thế ma ̣nh sẵn có , trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã cu ̣ thể hóa , vâ ̣n du ̣ng linh hoa ̣t các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiê ̣n thực tế của ngành nông nghiê ̣p đi ̣a phương . Tỉnh đã xây dựng các cơ chế , chính sách khuyến khích kinh tế nông nghiệp , nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH.

Trong đó, chính sách trợ giá, trợ cước giống cây lương thực , được tỉnh bắt đầu áp du ̣ng từ những năm gần đây đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp tỉnh ta.

Hiê ̣n nay, cơ cấu giống lúa trên đi ̣a bàn tỉnh đã có sự thay đổi lớn . Các giống lúa mới có năng suất cao , chịu hạn, chịu sâu bệnh , phù hợp với điều kiê ̣n đất đai đã thay thế dần các giống lúa địa phương . Các giống lúa chủ yếu là lúa lai nhập từ Trung Quốc và các loại lúa thuần chất lượng cao được đưa vào chiếm diện tích lớn. Với hướng đi này vừa góp phần đảm bảo an ninh lượng thực và nâng giá trị thu nhập cho nông dân.

Đặc biệt, Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy "Về phát triển cây vụ đông" với chính sách ưu tiên cho phát triển các cây trồng mới, nâng cấp hệ thống đê bao đã giúp các địa phương tập trung đầu tư mở rộng diện tích cây đông, từ vài ngàn ha cây màu , đến nay cây vụ đông đã được mở rộng diện tích trên dưới 20 ngàn ha. Trong các loa ̣i hoa màu, lương thực, các cây: cây ngô , đậu tương, lạc ....đã được xác đi ̣nh là cây trồng chủ lực và có tiềm năng lớn . Gần đây nhiều cây trồng mới ở vụ đông được bà con đưa vào mở rộng đã có hiệu quả cao như: bí xanh, cà chua, ớt xuất khẩu, dưa bao tử, ngô ngọt, nhiều địa phương vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Với công thức hai vụ lúa, một vụ đông đã giúp nhiều địa phương từ khó khăn vươn lên, đây cũng là hướng đi tích cực nhất để các địa phương này phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Phát triển chăn nuôi, khai thác chế biến thủy hải sản:

Trong những năm gần đây , trong lĩnh vực chăn nuôi , ngành đã chú trọng đầu tư theo hướng chăn nuôi công nghiê ̣p , sử du ̣ng các loa ̣i giống cho năng suất cao, hình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại các loại gia súc, gia cầm. Để khai thác, tâ ̣n du ̣ng các vùng đồi cỏ , tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ lãi su ất cho các hộ nông dân cải tạo đàn bò bằng giống bò lai S ind. Tính

đến nay, đàn trâu bò toàn tỉnh có trên gần 15 ngàn con, đàn lợn 400 ngàn con, đàn gia cầm khoảng 4 triệu con, nhiều con nuôi mới có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi thả như: hươu, nhím, dế, đà điểu....nhiều mô hình chăn nuôi có quy mô nhỏ và vừa xuất hiện, từng bước xóa dần chăn nuôi quảng canh, tự cấp, tự tiêu sang chăn nuôi thâm canh theo hướng hàng hóa, phục vụ thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Nho Quan, Tam Điệp… đã khảo sát phân vùng trồng cây và vật nuôi thích hợp với đặc trưng của địa hình. Tại những xã vùng cao như: Kỳ Phú, Thạch Bình, Cúc Phương…huyện đã chuyển đổi một phần rừng phòng hộ không xung yếu sang rừng sản xuất, tạo điều kiện về vốn và cơ sở vật chất, giúp bà con vừa trồng rừng, vừa chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chủ trương này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho cho người dân mà còn giúp họ nâng cao trách nhiệm với việc trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác sản phẩm từ rừng.

Đối với những xã vùng bán sơn địa như Phú Long, Văn Phương, Yên Quang…nông dân cũng đang hình thành một số mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, đã xuất hiện những trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Định hướng này giúp Nho Quan đạt sản lượng lương thực gần 80 nghìn tấn/năm, trong đó thóc đạt gần 70 nghìn tấn, đưa huyện từ chỗ thiếu lương thực nay đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa. Thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Nho Quan đã chỉ đạo địa phương thực hiện có hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đối với địa phương vùng chiêm trũng tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu con nuôi để có giá trị cao. Còn đối với huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô… ngoài việc phát huy lợi thế chất đất, địa hình canh tác thâm canh lúa, nơi đây các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng đầu tư nuôi trồng thủy sản. Phát huy lợi thế vùng bãi bồi, ao đầm, nhiều địa phương trong huyện đã mạnh dạn đưa vào nuôi thả thủy sản. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống đê bao vùng bãi ngang, nâng cấp kết cấu hạ tầng, bà con nơi đây có điều kiện đưa vào nuôi thả thủy sản, mỗi năm huyện Kim Sơn có trên 1000 ha đầm được sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản, nhiều diện tích đầm có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thực hiện dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp nôn thôn theo hướng CNH, HĐH

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, trên lĩnh vực nông nghiệp tỉnh ta đã đạt thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, sau hơn 10 năm triển khai mô hình dồn điền đổi thửa, nhiều địa phương đã tạo được những vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa quy mô lớn, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, giúp bà con nông dân phát huy tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động, bám ruộng làm giàu. Trong công cuộc xây dựng NTM - dồn điền đổi thửa được coi là yếu tố quan trọng thực hiện thành mục tiêu chương trình, có ý nghĩa đột phá nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, quy hoạch vùng sản xuất; nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, áp dụng các biện pháp sản xuất mới năng suất, hiệu quả hơn.

Chủ trương dồn điền đổi thửa được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn cụ thể hóa bằng chương trình hành động, như chỉ thị số 09 - CT/TU của Tỉnh ủy về việc “Dồn điền đổi thửa”, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi địa phương để tiến hành dồn điền đổi thửa, mục đích hạn chế tối đa các ô thửa, tiến tới mỗi gia đình chỉ còn 1 ô thửa.

Điểm đột phá thực hiện việc dồn điền đổi thửa là hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, quy mô lớn, từ đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh bền vững, làm ra khối lượng sản phẩm

đa dạng theo hướng sản xuât hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.

Đi đôi với công tác dồn điền đổi thửa, các địa phương đã tích cực triển khai xây dựng đường trục bờ vùng, bờ thửa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Bà con nông dân có điều kiện đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, giải phóng sức lao động như: gieo mạ bằng giàn kéo tay, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng động cơ, thu hoạch lúa bằng máy liên hoàn...hình thành vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Người nông dân có thể bám ruộng, bám nương để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Từ thành công trong công tác dồn điền đổi thửa đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nhiều khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn…. Kết quả bước đầu cho thấy, dồn điền đổi thửa đã giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân. Từ chỗ phải canh tác trên nhiều thửa ruộng ở các cánh đồng khác nhau nay chỉ tập trung sản xuất tại 1 - 2 thửa, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng NTM. Bên cạnh đó, công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Mô đã góp phần quy hoạch lại giao thông thủy lợi nội đồng theo hướng sản xuất lớn, là điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng, đưa cơ giới hóa vào ruộng đồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hiệu quả từ dồn điền đổi thửa đã được chứng minh từ thực tế và điều này được bà con nông dân tích cực tham gia, những bài học kinh nghiệm từ dồn điền đổi thửa vẫn cần nhân rộng và tiếp tục được thực hiện ở các địa phương trong tỉnh. Với trải nghiệm thực tế từ của từng địa phương, hy vọng rằng dồn điền đổi thửa tiếp tục thực hiện thành công cả về quy mô và giá trị

kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, thực hiện có hiệu quả tiêu chí về xây dựng NTM.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp:

Những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh ta đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Các loại hình tiểu thủ công nghiệp phát triển gắn liền với làng xã, sản xuất có tốc độ tăng trưởng khá góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát triển làng nghề truyền thống được coi là tiêu trí quan trọng đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM ở Ninh Bình “Phát triển hoàn thiện một bước các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề gắn với vùng du lịch và làng nghề tạo ra hình thức du lịch làng nghề có những sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo thu nhập cho lao động nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phù hợp với tiêu chí bảo vệ môi trường nông thôn, phục vụ du lịch” [81, tr.2].

Để làng nghề truyền thống trong tỉnh được duy trì, phát triển và nhân rộng ở nông thôn, tỉnh ta đã triển khai các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy; tập trung các nguồn lực đầu tư để phát triển ngành nghề; đồng thời tôn vinh các làng nghề nhằm động viên, khích lệ các địa phương bảo tồn, đổi mới và phát triển làng nghề từ đó các làng nghề được phát triển và nhân rộng ra khắp các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt từ khi có kế hoạch số 18/KH - UBND để thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010”

thì những làng nghề truyền thống ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Nếu như trước đây, nghề cói chủ yếu ở huyện Kim Sơn thì nay đã mở

rộng ra các huyện Yên Mô, Yên Khánh; nghề thêu đã xuất hiện ở các huyện Gia Viễn, Yên Mô, thị xã Tam Điệp và nhiều cơ sở vệ tinh khác. Nghề chạm khắc đá, nghề mộc, gốm sứ, mây tre đan, nứa chắp cũng đang được phát triển và thu hút hàng ngàn lao động thường xuyên và thời vụ.

Trên địa bàn tỉnh ta hiện có 54 làng nghề truyền thống được phân bố đều ở các huyện, thành phố, trong đó mỗi địa phương đều có các nghề truyền thống với những nét độc đáo riêng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề chiếm khoảng 60 - 70% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm từ 20 - 25% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có, hạn chế sự di dân tự do ra thành thị. Bảo tồn nghề thủ công truyền thống chẳng những có thể gìn giữ được nét độc đáo của lịch sử, văn hóa của mà còn tạo cơ hội lớn trong việc tạo dựng và phát triển những làng nghề thủ công mới, các sản phẩm thủ công mới ngày càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nói cách khác chỉ có bảo tồn, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, tạo dựng các làng nghề mới, sản xuất ra những sản phẩm mang đậm nét văn hóa của địa phương mới tạo ra sự phát triển nông thôn ổn định bền vững và góp phần xây dựng vào quá trình xây dựng NTM ở tỉnh nhà.

Ninh Vân (Hoa Lư) là xã có nghề chế tác đá mỹ nghệ nổi tiếng từ lâu đời, để đạt được tiêu chí số 10 và tiêu chí số 12 về thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu lao động của bộ tiêu chí quốc gia NTM thì ngoài việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ sản xuất đơn lẻ được tiếp cận với nguồn vốn vay, thời gian qua Ninh Vân còn xây dựng kế hoạch phát triển các làng nghề thành xã nghề, tích cực thực hiện quy hoạch làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân để khắc phục tình trạng điểm sản xuất xen kẽ với khu dân cư, gây cản trở giao thông, và làm ô nhiễm môi trường. Với tổng diện tích 25

hecta được quy hoạch xây dựng ở 2 thôn Xuân Phúc và Xuân Thành, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn đầu từ năm 2005 - 2008 với diện tích 11 hecta và kinh phí ban đầu 17.5 tỷ đồng.

Hiện nay, làng nghề đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, rãnh thoát nước...và đã có trên 25 cơ sở, doanh nghiệp chuyển đến sản xuất đá mỹ nghệ, thu hút khoảng 1.500 lao động, trong đó hơn 1.000 lao động của xã, còn lại là của các xã lân cận, với thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010 xã có 5/12 làng được công nhận làng nghề truyền thống, toàn xã có 2.600 hộ trong đó số hộ tham gia sản xuất chế tác đá mỹ nghệ chiếm 90%. Nghề chế tác đá mỹ nghệ trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, bởi nó chiếm tới trên 60% tổng giá trị thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ của toàn xã năm 2011. Từ nghề sản xuất đá mỹ nghệ đã giúp cho nhiều nông dân trong xã có công ăn việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.

Nghề sản xuất và chế biến cói xuất khẩu ở huyện Kim Sơn được coi là nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng là chiếu cói, chiếu đậu, thảm, làn… không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn được các thị trường Liên Xô, Đông Âu ưa chuộng. Đến thập kỷ 90, do sự biến động của thị trường Đông Âu, hàng cói đã có bước đột biến chuyển đổi sang hướng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: khay, hộp, đĩa, túi xách…gồm nhiều chủng loại, kích thước, và hàng nghìn mẫu mã với kỹ thuật tinh xảo, đáp ứng được thị hiếu của thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Phi.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 27 doanh nghiệp chiếu cói, tổng doanh thu mỗi năm đạt khoảng 250 tỷ đồng. Bên cạnh hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói, gần đây người dân Kim Sơn còn sáng tạo các đồ mỹ nghệ bằng thân cây bèo bồng, thân cây lúa thơm để xuất khẩu. Mặc dù có những khó khăn về phát triển diện tích trồng cói cũng như nghề chế biến cói, song với chủ trương và

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 65 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)