CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH
3.1. Thành tựu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: 90
Sau khi tái lập tỉnh, năm 1992, diện tích lúa của cả tỉnh là 74.247 ha, năng suất bình quân đạt 70,63 tạ/ha/năm, sản lượng lúa cả năm chỉ đạt 262.550 tấn, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao…Từ sau khi có chính sách đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và đặc biệt từ khi tiến hành chủ trương xây dựng NTM thì nông thôn Ninh Bình có những thay đổi vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn đến đời sống dân sinh cũng có nhiều biến đổi tích cực. Giai đoạn 2006 – 2010 là những bước đột phá to lớn của toàn thể nhân dân Ninh Bình trong lộ trình xây dựng nông thôn mới
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản cơ bản duy trì tốc độ tăng trưởng. Cùng với việc giữ ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực, tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích đưa giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, và đã đạt kết quả tốt. Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng từ 25,4 triệu đồng năm 2005, lên 75 triệu đồng năm 2010. Năng suất lúa tăng từ 9,9 tấn/ha (2005) lên 11,8 tấn/ha (2010). Nghị quyết 03- NQ/TU ngày 14/4/2006 của tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông được các cấp, các ngành triển khai thực hiện tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét.
Diện tích gieo trồng cây vụ đông năm 2010 ước đạt trên 20.000 ha, giá trị đạt 388 tỷ đồng. Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính, góp phần thay đổi cơ cấu vụ mùa trên địa bàn tỉnh.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi. Hàng ngàn ha đất có giá trị kinh tế đã được chuyển sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao. Duy trì vùng chuyên canh nuôi tôm, cua rèm (Kim Sơn); trồng dứa, mía (Nho Quan, Tam Điệp), từng bước tạo sự gắn kết giữa cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, sản xuất với thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất là những hàng hóa nông sản (rau, quả đóng hộp), thực phẩm (thịt đông lạnh, mì ăn liền), phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Chăn nuôi phát triển khá toàn diện. Tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đã có nhiều trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Mô hình chăn nuôi hươu, nhím, ba ba, cá sấu…mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngày càng được nhân rộng.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển khá. Năm 2010 diện tích nuôi trồng tăng 45%, giá trị sản xuất chiếm 12,6% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Hệ thống đê, kè, cống trọng yếu được xây dựng, củng cố vững chắc hơn. Một số công trình đã sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai, lũ lụt. Hàng năm đã chủ động phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Kinh tế - xã hội ở nông thôn được quan tâm và có bước phát triển mạnh mẽ.
Chương trình hành động số 20 CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW và các Nghị quyết khác liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM được triển khai tích cực.
Nhiều làng nghề truyền thống như chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, mộc dân dụng…được khôi phục và mở rộng, từ đó đã huy động được số lượng lớn
nguồn vốn trong dân cư, tạo thêm việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp và từng bước thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các công trình thủy lợi, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, chợ… được quan tâm sửa chữa và đầu tư xây mới đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và sinh hoạt cho nhân dân và bộ mặt nông thôn thêm khang trang theo quy định chuẩn.
Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện không chỉ về vật chất và tinh thần, tình làng nghĩa xóm được phát huy và người dân đoàn kết chung tay cùng nhau xây dựng NTM. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.
Ngoài ra, tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo sát sao và có hiệu quả công tác dồn điển đổi thửa để phát triển nông nghiệp theo hướng trang trại, doanh nghiệp nông dân; củng cố và phát huy cao chất lượng của các hợp tác xã, nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Đã hình thành và hoàn thiện cơ bản bộ máy xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến xã. Các huyện, thị xã và các xã trên địa bàn tỉnh đã quán triệt, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM; đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trong những năm tiếp theo, đặc biệt là trong giai đoạn 2010 – 2015. Tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư gắn liền với xây dựng NTM; đẩy nhanh tiến độ khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn những xã còn lại, phục vụ lập các quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới tại địa phương một cách toàn diện, hiệu quả, thiết thực. Đến nay, đã có 56/120 xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành công tác đánh giá thực trạng nông thôn. Cuối năm 2010, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thẩm tra xong 36/56 xã hoàn thành công tác
đánh giá thực trạng nông thôn. Kết quả sơ bộ so với 19 tiêu chí quốc gia, như sau:
+ 12 xã có điều kiện khá và cơ bản đạt từ 12 – 13 tiêu chí.
+ 12 xã có điều kiện trung bình đạt và cơ bản đạt từ 10 – 11 tiêu chí.
+ 11 xã có điều kiện khó khăn đạt và cơ bản đạt từ 6 – 9 tiêu chí.
Các tiêu chí đạt và cơ bản đạt chủ yếu là thủy lợi, điện, bưu điện, trường học, giáo dục, văn hóa, y tế, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống chính trị,… Phần lớn các xã đều chưa đạt tiêu chí về quy hoạch, giao thông, chợ nông thôn, thu nhập, cơ cấu lao động và môi trường.
Nhận thức của cộng đồng dân cư và xây dựng NTM ngày càng được nâng cao, nhất là người dân nông thôn.
Như vậy, trong thời gian thực hiện phong trào xây dựng NTM, từ năm 2001 – 2010 Ninh Bình dưới sự chỉ đạo của Đảng đã thu được rất nhiều những thành tựu quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2010 và từ khi Chính phủ ban hành 19 tiêu chí cụ thể xây dựng NTM thì phong trào ở trên địa bàn toàn tỉnh trở nên đồng bộ, rộng khắp. Lãnh đạo Đảng thấy rõ hơn vai trò chỉ đạo của mình từ tỉnh đến cơ sở, còn nhân dân thấy bản thân mình là chủ thể, chủ động trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi giúp các sở, ban, ngành thực hiện tốt hơn, nhanh chóng hơn. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX cũng chỉ rõ: “Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã trong tỉnh đạt tiêu chuẩn NTM và đến năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chuẩn NTM” [33, tr.144]. Chính vì quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên Đảng bộ và các cấp các ngành tỉnh Ninh Bình cũng đã ra sức tập trung mọi nguồn lực để xây dựng với mục tiêu toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất cũng như tình thần, từ hạ tầng cơ sở đến văn hóa dân cư….Một số mô hình trên địa bàn tỉnh đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống nhân dân, góp phần to lớn vào việc hoàn thành mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM trên cả nước đồng thời là tiền đề xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giầu đẹp.
Một số mô hình tiêu biểu:
Xây dựng nông thôn mới ở xã Khánh Nhạc (Yên Khánh)
Con đường từ Quốc lộ 10 vào xóm 6, xã Khánh Nhạc giờ đã khác xa so với mấy tháng trước. Con đường này trước kia nhỏ hẹp, một bên tiếp giáp với ao luôn sụt lở, cây cối che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng đến việc đi lại, tham gia giao thông của người dân. Kể từ khi xã Khánh Nhạc được chọn là 1 trong 4 xã làm trước về xây dựng NTM của huyện Yên Khánh, người dân trong xóm đã bàn bạc sôi nổi về những việc cần làm, trong đó có việc sửa chữa, nâng cấp đường vào xóm.
Người dân đã mạnh dạn đầu tư tiền bạc, công sức để góp phần xây dựng NTM. Ông Nguyễn Ngọc Hồng đã mạnh dạn đầu tư hơn 20 triệu đồng để mở rộng đường từ 2,5 m lên 5 m, kè lại bờ ao cho kiên cố để chống sụt lún, chặt hết cây cối che khuất tầm nhìn... ở đoạn đường chạy qua nhà mình. Từ khi công trình được hoàn thành, con đường rộng rãi, khang trang hẳn khiến ai đi qua cũng khen.
Xóm 4A, là xóm được xã Khánh Nhạc chọn làm điểm trong xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là xóm có phong trào tình nguyện hiến đất làm đường giao thông khá sôi nổi. Cả xóm có 157 hộ thì 100% hộ đều đồng tình cao khi xóm tổ chức lấy ý kiến về phương thức triển khai xây dựng đường bờ sông Kỳ Giang, tiến hành chỉnh trang đường thôn, xóm theo quy hoạch chương trình xây dựng NTM của xã.
Với sự đồng lòng, nhất trí cao của người dân, xóm 4A cũng là xóm đã hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa xóm trị giá gần 200 triệu đồng, trong đó 80% kinh phí do nhân dân đóng góp. Hiện xóm 4A đang tập trung triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, phấn đấu giảm từ 3 thửa/hộ còn 1- 1,5
thửa/hộ. Sau dồn điền, đổi thửa, xã sẽ thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo kế hoạch của huyện.
Khánh Nhạc là một trong 4 xã làm trước về xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Khánh, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định phải phát huy nội lực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Xác định những việc có thể làm trước mà chưa cần sự hỗ trợ của Nhà nước như: xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông thôn, xóm... Khánh Nhạc đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ và tích cực tham gia.
Đến nay, ở Khánh Nhạc đã có 516 hộ thuộc các xóm 4A, 4B, 2A, 2B hiến tặng 11.437 m2 đất để làm đường trục sông Kỳ Giang và ngòi 18, lăn kênh Trừ Nội đến Trừ 3. Vận động người dân tự nguyện chặt bỏ 130 cây lấy gỗ các loại dọc tuyến sông Kỳ Giang trị giá 30 triệu đồng, huy động hàng trăm ngày công tháo dỡ mặt bằng, lán trồng nấm, chặt bỏ tre, trồng cau. Một số gia đình đã ủng hộ kinh phí xây dựng kè đường xóm. Sau một năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn xã Khánh Nhạc đã hình thành nhiều công trình: nhà văn hóa xóm 4A, xóm 7, đường bê tông dài 200 m của nhân dân xóm 2A, xóm 1, tổng trị giá 50 triệu đồng, hoàn chỉnh hồ sơ xây dựng cổng làng với kinh phí dự kiến 40 triệu đồng...
Xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Thắng (Yên Mô)
Là xã điểm trong xây dựng NTM của huyện Yên Mô, xã Yên Thắng đã và đang có nhiều cách làm hiệu quả, huy động sức dân cùng vào cuộc để hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Được chọn làm xã điểm về xây dựng NTM của huyện Yên Mô, ngay từ khi phát động phong trào, xã đã quan tâm, chú trọng đến công tác tuyên truyền, bởi chúng tôi xác định, việc xây dựng NTM là việc làm đòi hỏi lâu
dài, của không chỉ của các cấp, các ngành, đoàn thể trong xã, trong thôn, mà còn của toàn thể nhân dân, trong đó sức dân đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Từ đó, việc tuyên truyền được triển khai sâu rộng trên Đài truyền thanh ba cấp, thông qua các hội nghị của Đảng, của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là tại hội nghị các thôn, xóm. Đồng thời thành lập Ban chỉ đạo của xã, Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn, xóm…
Theo đó, ở 15 thôn thành lập 15 Ban phát triển, với tổng số 165 người do đồng chí Bí thư chi bộ làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng thôn làm Phó ban. Hiệu quả của công tác tuyên truyền thể hiện rõ bằng kết quả ngay từ ngày ra quân làm vệ sinh môi trường thôn, xóm và làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng…Dự kiến sẽ có khoảng gần 1000 người dân trong xã tham gia, nhưng thực tế đã có trên 1500 người tham gia, chứng tỏ người dân rất nhiệt tình với phong trào xây dựng NTM. Hiện xã có trên 90% chiều dài đường giao thông liên xã, liên thôn, xóm được bê tông hoá; còn trên 4km đường nội đồng thì trong ngày ra quân đã rải đá cấp phối được hơn 2km…Tất cả 15/15 thôn, xóm trong xã đều có các hoạt động triển khai hưởng ứng ngày ra quân bằng những việc làm thiết thực theo nhu cầu của thôn, xóm mình.
Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí Quốc gia, xã Yên Thắng đã đạt 6/19 tiêu chí, bao gồm: tiêu chí về bưu điện (8), hình thức tổ chức sản xuất (13), y tế (15), văn hoá (16), hệ thống chính trị (18) và tiêu chí 19 về an ninh trật tự.
Tuy nhiên, xây dựng NTM của xã thì khó khăn lớn nhất hiện nay của xã Yên Thắng là chưa có Nhà văn hoá đa năng và việc đầu tư để xây dựng là quá sức của xã, do vậy rất mong và cần sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước để việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã Yên Thắng hoàn thành đúng kế hoạch.
Xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Sơn (Tam Điệp)
Về xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) hôm nay nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì sự thay đổi nhanh chóng của vùng quê này, với những cánh đồng xanh mướt trải dài ngút ngát, những con đường đổ bê tông phẳng lỳ, những ngôi nhà cao tầng kiên cố mọc lên…
Phát huy những tiềm năng, lợi thế của mình, Đảng bộ và nhân dân xã Đông Sơn đang ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu sớm hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020.
Đông Sơn là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nền kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, xã Đông Sơn mới đạt 5/19 tiêu chí, như tiêu chí về điện, bưu điện, trường học, hình thức tổ chức sản xuất, an ninh trật tự, trong đó các tiêu chí mới đạt 50% là tiêu chí về trường học, xã chưa có quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội...
Xác định xây dựng NTM là một chương trình dài hơi, đòi hỏi phải phát huy nội lực là chính. Vì vậy, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các ban, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt phát huy vai trò làm chủ của nhân dân . Với mục tiêu xây dựng nông thôn ngày càng đổi mới, hiện đại, văn minh, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, rất nhiều công trình trên địa bàn xã đã được xây dựng bằng chính sự chung tay, góp sức của người dân với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Nhờ huy động được sức dân mà nhiều công trình như trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn đã được xây dựng từ sự tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, công sức của người dân. Hiện nay, Đông Sơn có trên 60%
đường giao thông liên xã và đường thôn, xóm được nhựa hóa và bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương. Các công trình như trường Tiểu học, THCS, Trạm y tế được xây dựng đạt chuẩn Quốc gia…
Một trong những công trình từ "ý Đảng lòng dân", là con đường Hồng Thắng đổ bê tông trải dài hơn 1km, rộng 3,5m, được xây dựng từ sự chung tay đóng góp tiền và ngày công của nhân dân thôn 6. Con đường mới hoàn thành trong niềm vui mừng, phấn khởi của người dân và cũng là kết quả của phong trào xây dựng NTM được phát động mạnh mẽ, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng và trách nhiệm, đã làm thay đổi nhận thức và nếp nghĩ của nhân dân trong thôn, của người dân đối với phong trào xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã chú trọng tới quy hoạch và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh có giá trị cao như cây đào phai, cây lấy gỗ, duy trì và mở rộng diện tích cây vụ đông nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đồng thời chú trọng phát triển mạnh các nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế của xã ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại và dịch vụ.
Hiện nay, trong tiến trình thực hiện các tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, xã Đông Sơn đang gặp những khó khăn, như việc xây dựng thương hiệu cây đào phai, dự án nước tưới vùng đồi không phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương, công trình nước sạch khu kinh tế mới Quèn Thờ hoạt động không hiệu quả, các dự án khai thác tài nguyên trên địa bàn chưa làm tốt công tác vệ sinh môi trường trên đường vận chuyển và các ảnh hưởng do khai thác, thiên tai gây ra, các dự án đường giao thông liên