Chương 1: Xây dựng nông thôn mới ở Tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 đến năm 2005. 12
1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề xây dựng NTM tại
1.3.2. Kết quả bước đầu về xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình 40
Phát triển kinh tế
Muốn xây dựng NTM trước hết là phải phát triển kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn muốn phát triển đầu tiên phải dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2000 - 2005 đa số dân cư, lao động vùng nông thôn của tỉnh vẫn sản xuất và sinh sống chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản. Năm 2001, số hộ nông - lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh có 158.962 hộ, chiếm 80,3% tổng số hộ nói chung của toàn tỉnh (198.015 hộ). Trong đó, số hộ nông - lâm nghiệp và thuỷ sản ở khu vực nông thôn có trên 154.000 hộ, chiếm 80,4% trong tổng số hộ nông thôn và 96,9% trong tổng số hộ nông-lâm nghiệp và thuỷ sản nói chung của cả tỉnh [4, tr.573].
Trong nghị quyết số 04 - Ctr/TU “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010” đã chỉ rõ “xây dựng nền nông nghiệp phát
triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp” [65, tr.3]. Dưới sự chỉ đạo của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, ngành nông nghiệp của tỉnh nhà có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Đến năm 2005, GDP nông - lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn (theo giá hiện hành) đạt trên 985,98 tỷ đồng, chiếm 30,06% GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá hiện hành) đạt khoảng 2.557,97 tỷ đồng, chiếm 29,9% tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) thời kỳ 1992 - 2001 đạt 5,9%/năm, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp và thuỷ sản của cả nước trong cùng thời kỳ (4,5%/năm) [4, tr.574].
Với lợi thế là một tỉnh có nhiều sông, hồ lại tiếp giáp biển đông nên là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế thủy sản cả về nuôi trồng và đánh bắt. Trước đây khai thác đánh bắt thủy hải sản ở Ninh Bình chủ yếu bằng hình thức thủ công, chủ yếu ở các sông, ven biển gần bờ vì vậy đánh bắt không được là bao trong khi tiềm năng thì rất lớn. Vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực khi được sự chỉ đạo, đầu tư của các cấp ủy Đảng nhất là nhận thức về tiềm năng của chính người dân với khả năng vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt đối với ngành nuôi trồng thủy sản thì Ninh Bình có sự đầu tư và phát triển vượt bậc với phong trào nuôi cá lồng ở ven sông, nuôi cá một vụ trên ruộng nước và phong trào nuôi tôm sú ở vùng ven biển Kim Sơn là nguồn lợi về kinh tế vô cùng to lớn.
Theo số liệu thống kê, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt nói chung của tỉnh đã liên tục tăng qua các thời kỳ, từ 1.544 tấn năm 1992 lên 2.620 tấn năm 1995, 7.610 tấn năm 2000 và đạt trên 21.658 tấn năm 2005. Giá trị sản
xuất ngành thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) tăng từ 19.230 triệu đồng năm 1995 lên 60.708 triệu đồng năm 2000 và 220.588 triệu đồng năm 2005 [4, tr.602].
Kim Sơn và Nho Quan là hai huyện có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao nhất trong tỉnh. Bên cạnh các hình thức nuôi thả trong ao, đầm, đã xuất hiện các hình thức nuôi thả cá lồng, cá bè trên trên sông, hồ và nuôi trồng thuỷ sản theo kiểu công nghiệp, bán công nghiệp. Các loại thuỷ sản nuôi trồng chủ yếu là cá, tôm sú, tôm rảo, ngao, sò,... Sản lượng cá nuôi năm 2005 đạt 15.188 tấn, chiếm 89% trong tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, gấp 3 lần so với năm 2000, gấp 22 lần so với năm 1992; sản lượng tôm nuôi đạt 799 tấn, gấp 3,6 lần năm 2000, gấp 53 lần so với năm 1992 (15 tấn) [15, tr.46].
Trong cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản nói chung, nông nghiệp vẫn là ngành có vị trí quan trọng hàng đầu. Đến những năm gần đây, mặc dù tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, song vẫn chiếm tới 85 - 87% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh. Ngành thuỷ sản đang có xu hướng phát triển mạnh và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp. Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh đang có những chuyển biến theo hướng phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá, hướng tới các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, nông nghiệp nói chung của tỉnh đã đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm cho nhân dân, cung cấp nguồn thức ăn cho phát triển chăn nuôi và góp phần cung cấp nguyên liệu cho các nghề thủ công, các ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh. Nhiều loại sản phẩm nông – lâm - thuỷ sản của tỉnh đã trở thành hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Phát triển kinh tế nông thôn đồng thời cũng cần đặc biệt chú ý tới phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. “Phát triển mạnh ngành nghề nông thôn, trước hết là các ngành tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản…để thu hút và thực hiện phân công lại lao động ngay trên địa bàn” [65, tr.5] là mục tiêu của chương trình đẩy nhanh và phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh ủy Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2010. Chính có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng tại Ninh Bình mà ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đạt được những kết quả nổi bật trong thời kỳ mới.
Trong thời kỳ đổi mới, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có sự phát triển sôi động và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội nói chung ở tỉnh Ninh Bình. Việc chuyển đổi mô hình và cơ chế quản lý, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường cũng như việc khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, đa dạng hoá các loại hình sở hữu và loại hình sản xuất kinh doanh,... đã tạo ra cho khu vực này một sức sống đầy sinh lực. Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng cũng như vốn đầu tư và lao động trong các lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.
Nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển như: chạm khắc đá, chế tác đá mỹ nghệ, dệt thảm, thêu ren ở Hoa Lư; may mặc, chế biến thực phẩm, gỗ mỹ nghệ ở thành phố Ninh Bình; các nghề gốm sứ, mây tre đan ở Gia Viễn, Nho Quan; dệt chiếu, thảm cói, cói mỹ nghệ, hàng mây tre đan, chế biến nông sản, thực phẩm ở Yên Khánh, Kim Sơn; sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng ở Yên Mô, Hoa Lư, Tam Điệp, v.v..
Đặc điểm của phát triển các ngành nghề, làng nghề thủ công ở Ninh Bình hiện nay là, bên cạnh các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công của các hộ tư nhân, cá thể, hộ gia đình, thì đã có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các xí
nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến và thương mại các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Ở một số làng nghề hay địa phương có các ngành nghề thủ công phát triển đã xuất hiện hàng chục doanh nghiệp, xí nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ.
Sự năng động của các doanh nghiệp cũng như sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất tư nhân, cá thể làm cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp trở nên đa dạng và sôi động hơn. Nhiều ngành nghề, làng nghề ở Ninh Bình hiện nay có sự kết hợp giữa công nghệ thủ công với công cụ cơ giới và công nghệ sản xuất tiến bộ làm cho sản phẩm hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã đẹp và có chất lượng cao; nhiều mặt hàng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn bằng hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa thể hiện ở việc phát triển các ngành dịch vụ, thương mại.
Trong thời kỳ đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, các cơ sở kinh tế thương mại, dịch vụ ở Ninh Bình đã và đang phát huy được tiềm năng và thế mạnh của nó. Mặc dù trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, nhiều cơ sở thương mại, dịch vụ quốc doanh và hàng loạt cơ sở mua bán, dịch vụ thuộc khu vực kinh tế tập thể (các hợp tác xã mua bán, hợp tác xã vận tải, bốc dỡ, hợp tác xã tín dụng,...) đã phải giải thể do không thích ứng kịp cơ chế thị trường, song từ đầu những năm 1990, nhiều cơ sở thương mại, dịch vụ của nhà nước đã chuyển đổi mô hình kinh tế (chuyển sang mô hình các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…), đồng thời tổ chức lại kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh tế thị trường. Đặc biệt khi có Chương trình hành động số 06 - CTr/TU “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nông cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Ở
khu vực kinh tế tập thể, từ giữa những năm 1990 trở lại đây, đã có hàng trăm tổ hợp tác và hợp tác xã dịch vụ kiểu mới được thành lập và hoạt động có kết quả (chẳng hạn như các hợp tác xã kinh doanh phân phối điện, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ hợp tác cung ứng vật tư, phân bón nông nghiệp...).
Nhưng sau khi Chương trình hành động số 07 - CTr/TU “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2010” thì biến đổi mạnh mẽ nhất ở khu vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn của tỉnh trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế thị trường chính là sự “bung ra” mạnh mẽ của các cơ sở thương mại dịch vụ tư nhân, cá thể, dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của nhiều loại hình dịch vụ mới, kể cả ở thành thị lẫn các vùng nông thôn (chẳng hạn như các dịch vụ ngân hàng, điện thoại, viễn thông, dịch vụ internet, dịch vụ quảng cáo, các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ, về văn hoá, xã hội,...). Sự phát triển của các thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải cũng như việc nâng cấp, mở rộng mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ,… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn.
Sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh trong thời kỳ đổi mới đã làm cho kinh tế Ninh Bình có những bước tiến mạnh mẽ. Nền kinh tế của tỉnh đã thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng, thiếu hụt kéo dài trong nhiều năm của thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế cũng như thu nhập, mức sống và điều kiện sống của đa số nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Xây dựng và phát triển hạ tầng nông thôn:
Trong quá trình xây dựng và phát triển chủ trương xây dựng NTM, hạ tầng nông thôn luôn được Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xác định là nội dung có vai trò quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Bám sát chủ trương của tỉnh đặc biệt là Chương trình hành động số 04 - CTr/TU các địa phương đã nhiệt tỉnh hưởng ứng và tổ chức triển khai một cách tích cực, có hiệu quả. Sau 5 năm thực hiện, hạ tầng nông thôn Ninh Bình đã có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực.
Mạng lưới và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành vận tải, bưu điện - viễn thông đã được mở rộng, nâng cấp và từng bước hiện đại hoá. Chủ trương của tỉnh là “Nhà nước và nhân dân cùng làm” vì vậy mà nhiều thôn, xã ở Ninh Bình hiện nay đã có đường bê tông, lát gạch, các phương tiện vận tải cơ giới đi lại thuận lợi. Năng lực vận tải và dịch vụ kinh doanh vận tải trên địa bàn không ngừng gia tăng. Năm 2005, Ninh Bình đã đầu tư cải tạo, mở rộng, cứng hóa 1191 km đường giao thông nông thôn, góp phần làm cho làng xóm khang trang sạch sẽ, việc đi lại của nhân dân thuận tiện hơn.
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2005 của Tổng cục Thống kê, 100% số thôn trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia, đa số dân cư thành thị và 75% số hộ ở khu vực nông thôn đã dùng nước sạch sinh hoạt; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 85% số xã có đường liên thôn được nhựa hoá, bê tông hoá; 95% số xã có trạm bưu điện, 65% số xã có chợ. Kết quả khảo sát mức mức sống hộ gia đình năm 2004 của tỉnh cho thấy, thu nhập bình quân đầu người/tháng đạt 392,1 nghìn đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2002; trong đó, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn là 348,3 nghìn đồng/tháng, gấp 2,9 lần so với năm 1995 và gấp 6,5 lần so với năm 1991 [4, tr.570].
Đến năm 2004, đã có 92,3% số hộ dân cư trong tỉnh có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, số hộ có nhà tạm chỉ còn chiếm 7,7%. Bình quân trong toàn tỉnh
đã có 35,9% số hộ có xe máy, 69,5% số hộ có ti vi mầu, 28,6% có đầu video,... Số hộ nghèo cũng như tỷ lệ nghèo và mức nghèo ngày càng giảm. Tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh là 17,64%, tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm là 5,0%. [4, tr.571]. Đa số dân cư trong tỉnh đã có mức sống trung bình và khá giả, một bộ phận đã trở nên giầu có. Trên đất Ninh Bình đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh có năng lực và bản lĩnh trong kinh tế thị trường, trong xu thế phát triển hiện đại, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy có thể khẳng định rằng trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước hiện nay, việc xây dựng thành công mô hình NTM ở Ninh Bình có một ý nghĩa hết sức to lớn. Trước hết với những thành quả đã đạt được đã khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ trương xây dựng NTM là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, phản ánh nguyện vọng thiết thực của nhân dân đặc biệt là nhân dân ở các vùng nông thôn. Mặc khác với những kết quả đã đạt được đã tạo nên một phong trào xây dựng và phát triển NTM rầm rộ trên địa bàn toàn tỉnh, ở cả những xã chưa được chọn thí điểm xây dựng mô hình NTM, đóng góp vào phong trào chung trên phạm vi toàn quốc, tạo một khí thế xây dựng và phát triển nông thôn ấm no, văn minh, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của cả nước. Từ đó sẽ tạo ra một nét mới, một diện mạo mới cuả Việt Nam với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Phát triển văn hóa - xã hội là khâu quan trọng trong xây dựng NTM:
Văn hóa - xã hội giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng NTM. Cùng với những chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng và Nhà nước về “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì Ninh Bình cũng bắt tay vào công cuộc “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Phong trào đó tiếp tục được xây dựng và đẩy
mạnh trong suốt quá trình xây dựng NTM của tỉnh Ninh Bình. Đến năm 2005 toàn tỉnh có 63% số gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 24 làng, đơn vị được công nhận là “làng văn hóa”, 21% cơ quan văn hóa, 33% trường học văn hóa và 421/1168 được công nhận là làng, phố văn hóa [69, tr.6].
Thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa III) về giáo dục - đào tạo, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 10 - CTr/TU. Đến năm 2005, công tác giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh.
100% số xã đã có trường học kiên cố, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 98% [69, tr.6].
Ban thường vụ tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình hành động số 20 ngày 17/9/2004 của Tỉnh ủy (Khóa XIV) về công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm đến hết năm 2005, thực hiện cuộc vận động xây dựng quỹ “vì người nghèo” và “Xây nhà đại đoàn kết”, “xóa nhà tranh tre, vách đất”. Toàn tỉnh đã xây dựng mới 1791 nhà với tổng số vốn 21 tỷ đồng, hoàn thành việc xóa nhà tranh tre, vách đất. Đến tháng 8 năm 2005 toàn tỉnh chỉ còn 40.013 hộ nghèo (18,02%), giải quyết việc làm cho 16.000 lao động trong đó xuất khẩu lao động là 1.300 [69, tr.9]. Với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Ninh Bình thì đây là một kết quả rất khả quan, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi, điều đó mang lại cho bà con nhân dân sự phấn khởi, lạc quan, tin tưởng, biết ơn vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền.
Ngoài ra công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới được Đảng ủy tỉnh Ninh Bình đặc biệt quan tâm, thể hiện ở Chỉ thị số 28 - CT/TU, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là nhân dân vùng kinh tế khó khăn, điều kiện đi lại thiếu thuận tiện.
Có những đoàn y tế về tận những vùng sâu, vùng xa khám bệnh, phát thuốc