Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM 55

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH

2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM 55

Bên cạnh đó, một số chương trình, dự án mang tính phát triển nông thôn, như Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (Chương trình 135), Chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo và việc làm. Những chương trình dự án này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn của vùng dự án, kinh tế nông thôn phát triển, cơ sở hạ tầng được ưu tiên đầu tư, đời sống dân cư được cải thiện, điều kiện ở, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ được quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, những chương trình hay dự án này hoặc mới chỉ giải quyết một số khía cạnh riêng rẽ hoặc nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo cho những vùng đặc biệt khó khăn, vùng nghèo mà chưa mang tính toàn diện, tổng thể nhằm tạo ra một phong trào phát triển nông thôn mang tính sâu rộng, bền vững có khả năng nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Một đặc điểm chung của các chương trình này là chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm đúng mức đến đời sống

văn hoá, tinh thần của người dân cũng như cộng đồng dân cư. Có chương trình thiên về áp đặt các hạng mục để hỗ trợ từ trên xuống, không phản ánh đúng nhu cầu thiết thực của người dân.

Đồng thời, các chương trình chủ yếu tập trung vào nguồn “ngoại lực”

hoặc là bao cấp hoàn toàn (vốn ngân sách cấp 100% như Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo và việc làm, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn) hoặc bao cấp phần lớn (như Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình khuyến nông). Từ đó nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước của người dân cũng như của chính quyền cơ sở, đặc biệt là cấp xã. Do vậy, ở một mức độ nào đó đã dẫn đến người dân nông thôn thiếu chủ động và phần nào thiếu trách nhiệm trước hiệu quả hoạt động của các hạng mục đầu tư trong các chương trình. Nhiều công trình, dự án sau khi kết thúc đầu tư đã không được người dân quan tâm đúng mức để duy tu, bảo dưỡng, do vậy, thiếu tính bền vững.

Hơn nữa, các chương trình phát triển nông thôn trước đây mang tính dàn trải, bình quân chủ nghĩa, hỗ trợ đồng đều cho tất cả các hộ dân, các xã.

Nhiều chương trình, dự án lấy tiêu chí cơ bản để hỗ trợ là hộ nghèo, xã nghèo.

Vì vậy, nơi nào càng nghèo thì càng được quan tâm và nhận được nhiều hỗ trợ hơn; cho nên, thay vì phấn đấu vươn lên tự chủ thì các xã thường có thiên hướng phấn đấu trở thành "xã nghèo" và người dân thì phấn đấu trở thành "hộ nghèo". Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có cơ chế khuyến khích, động viên cũng như khen thưởng kịp thời các điển hình làm tốt, các hộ năng động, sáng tạo. Do vậy, các chương trình, dự án này trong một chừng mực nào đó chưa phát huy được nội lực, tinh thần ganh đua lành mạnh giữa các cộng đồng, chưa khuyến khích người làm tốt, làm hay, chưa có cơ chế khen thưởng thích đáng cho những làng, xã chủ động tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Nhưng khi đi vào xây dựng NTM thì chương trình, mục tiêu và bước đi thì có rất nhiều thay đổi so với các chương trình đầu tư trước đây về khu vực các xã khó khăn và nông thôn trên cả nước, đó là chương trình phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh trật tự, thể hiện một bước phát triển mới, sự sáng suốt tài tình của Đảng ta để nhân dân vừa phát huy được vai trò làm chủ của mình, vừa có sự hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền, của Nhà nước, điều đó tạo sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân, nhân dân hăng hái thi đua sản xuất, góp phần xây dựng và phát triển toàn diện nông thôn, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mục tiêu xây dựng NTM được phát triển một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Đảng ta cũng đưa ra rất nhiều những Nghị quyết, văn bản, thông qua rất nhiều những cuộc họp để bàn bạc cùng tìm ra những hướng đi đúng đắn, thích hợp với tình hình cụ thể của đất nước cũng như bối cảnh của từng địa phương, từng vùng.

Chủ trương của Đảng đã được cụ thể hoá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 200 - 2010 của Chính phủ cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 200 - 2005 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 - 2010.

Ưu tiên phát triển nông thôn cũng được thể chế hoá bằng nhiều cơ chế, chính sách, kế hoạch hàng năm và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển, ưu tiên nguồn lực cho phát triển nông thôn.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn “Hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược quan trọng”;

“Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân

cư đô thị hóa. Phát huy dân chủ, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn” [28, tr.195-196].

Đặc biệt Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được coi như “luồng gió mới”, tạo đà cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong đó xác định nông dân là chủ thể, xây dựng NTM là căn bản, phát triển toàn diện, HĐH nông nghiệp là then chốt và xác định quan điểm: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập, ổn định đời sống cho đa số nhân dân.

Nông thôn là môi trường sống, nơi bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở góp phần đảm bảo ổn định chính trị xã hội, phát triển đất nước hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2020. Từ chủ trương này, Chính phủ đã có Quyết định 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia vầ xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020.

Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng đang và sẽ được triển khai một cách sâu rộng, toàn diện trên phạm vi cả nước với 5 đặc trưng cơ bản là:

Một là: Nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.

Hai là: Sản xuất bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ba là: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Bốn là: Bản sắc văn hóa dân tộc được giữa gìn và phát triển.

Năm là: Xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Đây là một chủ trương đúng, thể hiện bản chất của chế độ ta, sự đánh giá và tri ân của Đảng, của Tổ quốc đối với sự cống hiến hi sinh của giai cấp nông dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, thực hiện lời dậy và mong muốn lúc sinh thời của Bác "Tôi có ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)