CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH
3.3. Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình. 103
3.3.2. Biết huy động, tranh thủ các nguồn lực của địa phương đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của Nhà nước trong xây dựng NTM. 107
Nguồn lực có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình thực hiện xây dựng NTM trong đó ngân sách là vấn đề cốt yếu nhất ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Ngân sách xây dựng NTM ở Ninh Bình bao gồm nhiều nguồn khác nhau nhưng tựu chung lại là nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, một phần ngân sách do tỉnh rót về và tiền do nhân dân đóng góp, ngoài ra còn có sự đầu tư của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo dự tính ban đầu thì nguồn vốn xây dựng nông thôn mới được phân bổ như sau: Nguồn ngân sách nhà nước: 40%; nguồn quỹ tín dụng: 30%; Sự ủng hộ, đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 20%, còn lại 10% là do nhân dân đóng góp.
Như vậy trong chương trình mục tiêu quốc gia này, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhất quán chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do tầm quan trọng của chủ trương xây dựng NTM có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân và thực hiện trong một thời gian dài với nhiều tiêu chí chứ không phải là một sớm một chiều, trong một giai đoạn ngắn mà có thể hoàn thành được nên nguồn ngân sách thực hiện là tương đối lớn. Chính vì vậy ngân sách nhà nước không thể thực hiện được toàn diện. Cũng từ nhận thức được điều đó mà Đảng bộ Ninh Bình đã đề ra giải pháp tranh thủ tất cả mọi nguồn lực đầu tư và quan trọng nhất là phát huy nội lực, phát động một phong trào rộng khắp trong nhân dân “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Có nghĩa là tranh thủ sự đóng góp của nhân dân về tài chính, về sức lao động để cùng thực hiện tiêu chí nông thôn mới. Những chính sách trên được sự chỉ đạo của tỉnh ủy Ninh Bình như sau:
Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm: Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM – bao gồm cả trái phiếu chính phủ nếu có.
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ quyền đấu giá sử dụng đất để lại cho ngân sách xã (sau khi trừ đi chi phí) ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM, nhưng không vượt quá tổng mức vốn đầu tư theo đề án cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thì việc huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân thông qua. Ngoài ra còn có các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn tín dụng như: Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn….Chương trình xây dựng NTM của tỉnh còn được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Đồng thời biết huy động, lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh để thực hiện các chương trình: Đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng các trụ sở xã, xây dựng trường học đạt chuẩn, xây dựng trạm y tế xã, nhà văn hóa xã…
Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của chương trình xây dựng NTM thì giá cả phải phù hợp với mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được UBND xã xác nhận.
Đối với nguồn vốn được huy động trong nhân dân bao gồm công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới, cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập…Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập. Ngoài ra còn đóng góp cho các công trình công cộng của làng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Như vậy, với những chỉ đạo của tỉnh ủy Ninh Bình về việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước, sử dụng khoản ngân sách này vào những tiêu chí lớn, cần nhiều kinh phí lớn là rất phù hợp và có hiệu quả. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực khác như vốn của các nhà đầu tư, vốn không hoàn lại của những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là một trong những ưu điểm rất lớn của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tạo điều kiện việc hoàn thiện nhanh các tiêu chí, qua đó giảm bớt sức nặng đối với Nhà nước và ngân sách địa phương. Đặc biệt công tác tuyên truyền được xây dựng từ tỉnh xuống tới cơ sở để người dân thấy rõ mình là chủ thể quả quá trình xây dựng nông thôn mới là một việc làm hết sức quan trọng để người dân tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền của để chung tay, góp sức xây dựng. Đó là những thành công vô cùng to lớn của Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong cuộc vận động lớn của quốc gia, góp phần đổi mới bộ mặt của đất nước đặc biệt là vùng nông thôn Việt Nam quanh năm nghèo khó, chân lấm tay bùn trước đây.