Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 59 - 65)

CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH

2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng

Xây dựng NTM là một trong mười lăm chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là chương trình lớn rất có ý nghĩa nhằm tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam.

Để triển khai quá trình xây dựng NTM ở Ninh Bình, ngoài việc xây dựng và ban hành chủ trương, việc tổ chức thực hiện nhằm đưa các chủ trương đó đi vào cuộc sống là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, mắt xích: như thành lập ban chỉ đạo, xây dựng các tiêu chí, tuyên truyền tổ chức học tập, phân công cán bộ chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá xếp loại. Vì vậy quá trình xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình diễn ra tuần tự.

Từ năm 2006 - 2010, Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành một loạt những Nghị quyết về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách cụ thể, chi tiết đầy đủ và toàn diện. Đến năm 2009 khi tiêu chí nông thôn mới được ban hành

thì Đảng bộ cũng tiến hành thành lập Ban chỉ đạo lãnh đạo xây dựng NTM dựa trên cơ sở 19 tiêu chí của Nhà nước.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong Nghị quyết số 03/NQ - TU về phát triển vụ đông đến năm 2010, tỉnh chỉ đạo: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, mở rộng diện tích vụ đông, nhất là trên đất 2 lúa, từng bước đưa vụ đông trở thành sản xuất chính”

[69, tr.2]. Ngoài ra còn một loạt những chính sách khác như chỉ thị 30 - CT/TU về việc triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch ở người “các ngành chức năng, các huyện, thị xã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, quyết liệt để xử lý, bao vây, ngăn chặn nhằm hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm…” [69, tr.3]. Những chủ trương và chính sách kịp thời đó của tỉnh đã hạn chế khắc phục những nhược điểm khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo chặt chẽ, có một số chủ trương, nhằm tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất như ban hành Thông báo số 655 - TB/TU, tiếp tục thực hiện thông báo số 05 - TB/TU về việc “triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình”. Nghị quyết số 04 - NQ/TU ngày 09/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mĩ nghệ giai đoạn 2006 - 2010; sau đó là Quyết định 2562/QĐ - UBND “V/v công nhận danh hiệu làng nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thỉ công nghiệp tỉnh Ninh Bình lần thứ 3”.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, Tỉnh ủy Ninh Bình chủ trương “Xây dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” [69,

tr.6]. Ngoài ra, thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về giáo dục - đào tạo, tỉnh ban hành chương trình hành động số 10 - CTr/TU để chỉ đạo và thực hiện kết luận trên.

Báo cáo số 05 - BC/TU về “Tình hình năm 2005 và nhiệm vụ năm 2006” cũng nêu lên những nhiệm vụ rất cụ thể và chi tiết về việc tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 20 ngày 17/9/2004 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm đến năm 2005, thực hiện cuộc vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo”

và “Xây dựng nhà đại đoàn kết” “Xóa nhà tranh tre, vách đất”.

Và trong thời gian này cũng ban hành Nghị quyết 10/NQ - TU và Đề án số 15/ĐA - UBND “Về giảm nghèo ở 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới”.

Quán triệt Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị (khóa IX), ngày 15/6/2005 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 28 - CT/TU về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đã mang lại cho nhân dân một cuộc sống yên tâm, ngoài phát triển ổn định về kinh tế còn được chăm lo về sức khỏe và đời sống tinh thần. Điều đó mang lại cho nhân dân một sự tin tưởng, phần khởi, hết sức đặt niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước và sự chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh.

Và tới Chương trình hành động số 20 - CTr/TU thì nhiệm vụ ấy nâng lên một tầm cao mới, có chủ trương, biện pháp, cách thức tiến hành thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững; phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế nông - lâm - thủy sản đạt 4,5 - 5%/năm,

đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn để giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn…Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh…Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn…” [71, tr.2 - 3]. Đồng thời đề ra các giải pháp phát triển và xây dựng NTM:

- Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. Hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

- Hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và cung ứng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn

Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung cơ chế chính sách huy động các nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn.

Từ Chương trình hành động này, trong những năm tiếp theo, tỉnh chỉ đạo với nhiều chủ trương, Nghị quyết khác để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc như Chương trình hành động số 01/CTHĐ - UBND “Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Ninh Bình”.

Đồng thời tới năm 2009, Tỉnh ủy đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, trong quyết định số 1433 - QĐ/TU và rất nhiều những quyết

định có liên quan khác… điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các ban ngành đối với vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là chương trình xây dựng NTM.

Việc thành lập Ban chỉ đạo không chỉ thành lập ở cấp tỉnh mà hình thành một hệ thống từ tỉnh xuống huyện, thị xã và cơ sở xã, phường, thị trấn.

Ở mỗi cấp, Ban chỉ đạo do cấp ủy đó và sự chỉ đạo của ban chỉ đạo cấp trên.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh - trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 phó Trưởng ban là giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; các thành viên ban chỉ đạo là lãnh đạo các Sở: xây dựng; kế hoạch - đầu tư, tài chính “Ban chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng NTM trên phạm vi địa bàn” [73, tr.75] và thực hiện nhiệm vụ “Các sở, ban, ngành và các đoàn thể cấp tỉnh chủ động báo cáo với ban chỉ đạo về các chương trình kinh tế - xã hội, dự án của ngành mình liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng NTM tại các huyện, thị xã để phối hợp lồng ghép các chương trình trên có hiệu quả” [73, tr.15].

Một đơn vị NTM của Ninh Bình phải đạt được 19 tiêu chí của chương trình quốc gia về NTM do nhà nước ban hành. Tùy thuộc vào điều kiện sẵn có của địa phương hoặc tùy thuộc vào tình hình chung của từng vùng, từng địa bàn mà lựa chọn các xã làm thí điểm, những xã chưa được chọn thì tiếp tục phấn đấu xây dựng, trước hết là đạt mục tiêu của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và dần dần đạt được 19 tiêu chí quốc gia.

Để các chủ trương của Đảng bộ tỉnh đến tận được cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo tham mưu xây dựng kế hoạch

tuyên truyền học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh đến tận cơ sở. Thông qua việc học tập, quán triệt Nghị quyết nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM: Đây là một chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững với mục đích nâng cao nhanh cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Đồng thời đó không phải là dự án xây dựng cơ bản mà là một chương trình phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.

Qua việc tuyên truyền để hiểu rõ vai trò của cộng đồng là chủ thể xây dựng NTM tại địa bàn, lấy nội lực là căn bản. Hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm và tự tin, tự giác tham gia đồng thời sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

Sang năm 2010 trong Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cũng ban hành Nghị quyết về mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015, phấn đấu đến năm 2015 có trên 20% số xã đạt tiêu chuẩn xã NTM theo bộ tiêu chí quốc gia ban hành năm 2009 và rất nhiều nội dung liên quan đến chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu, phương hướng cụ thể, khái quát:

“Tập trung trí tuệ, nguồn lực, từng bước xây dựng NTM nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân, nông thôn” [33, tr.140].

Đi liền với những chủ trương đúng đắn, hợp lý đó thì Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng sâu sát tổ chức chỉ đạo thực hiện để hoàn thành mục tiêu một cách nhanh chóng, bền vững, đúng và sát với mục tiêu quốc gia, tạo ra cho nông thôn Ninh Bình một sức sống mới, diện mạo mới.

Tuy nhiên có những thời điểm xây dựng đề án NTM ở các xã còn gặp nhiều khó khăn do nhiều cán bộ quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành đoàn thể địa phương hiểu chưa rõ về NTM, xây dựng đề án còn mang tính chung chung, đối phó, hiệu quả thấp, làm ảnh hưởng lớn đến thành

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)