Cần nhận thức xây dựng NTM là sự nghiệp của chính nông dân, vì nông dân với sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước 103

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 103 - 107)

CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH

3.3. Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình. 103

3.3.1. Cần nhận thức xây dựng NTM là sự nghiệp của chính nông dân, vì nông dân với sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước 103

Xác định chương trình được thực hiện theo cơ chế: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, nên việc huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM đang là vấn đề được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đặc biệt quan tâm.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dậy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” vì vậy để thực hiện thành công chương trình cần huy động được sức mạnh của toàn thể nhân dân, coi cộng đồng dân cư là chủ thể trong quá trình xây dựng NTM.

Trong thời gian khi Ninh Bình bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn đặc biệt là tư khi Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; các Nghị quyết, Kế hoạch về xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 419 /QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ra đời; chính quyền ở các địa phương trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng ở cơ sở, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân, giúp nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa nhằm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM.

Các công trình, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Để sát thực với người nông dân, thì khâu đầu tiên hết sức quan trọng và có tính chất lâu dài là khi tiến hành lập các quy hoạch về NTM người dân phải bàn và tham gia ngay từ đầu. Nếu nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng công trình thì việc giám sát khối lượng, chất lượng thi công, triển khai sẽ chặt chẽ, có hiệu quả hơn. Đặc biệt trong quá trình sử dụng, khai thác các nội dung đầu tư để phục vụ cuộc sống, do bản thân người dân vừa là người sử dụng, vừa là người chủ đầu tư nên cùng với hiệu quả khai thác sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tốt hơn, tạo ra tính bền vững cho kết quả, thành quả xây dựng NTM. Vì thế, trong phong trào này rất cần sự tham gia nhiệt tình của người dân bởi mục đích cuối cùng xây dựng NTM là vì nhân dân, cho nhân dân. Chính vì vậy, nhân dân cũng phải thể hiện phần trách nhiệm xứng đáng của mình trong phong trào lớn mang tính lịch sử này.

Thực tế tại các xã làm thí điểm trên địa bàn tỉnh cho thấy, nơi nào cấp ủy các cấp làm tốt công tác vận động quần chúng thì nơi ấy việc huy động sự

tham gia của cộng đồng dân cư trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Nhờ đó đã xã hội hóa việc thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở nhất là trên lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn. Tiêu biểu như các xã Khánh Thành, Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh); Lạc Phong, Quỳnh Lưu (Nho Quan); Yên Từ, Yên Thắng (huyện Yên Mô)…người dân đã tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng đầu tư cải tạo đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, tổ chức các tổ tự quản, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Giờ đây đi tới khắp nơi trên địa bàn toàn tỉnh cũng có những băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cho cuộc vận động quốc gia này, đặc biệt là nội dung phát huy vai trò chủ thể của người nông dân, điều đó giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm lớn lao của mình, chính mình đổi mới quê hương đất nước mình theo hướng tích cực chứ không phải ai khác, không phụ thuộc vào nhà nước, vào các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư.

Tuy nhiên, xây dựng NTM là sự nghiệp của người dân, của Đảng bộ cơ sở và chính quyền địa phương nhưng vai trò, sự hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Cần phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đối với tỉnh, xem xét, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với từng địa phương để tỉnh chỉ thị cho các huyện, các cấp cơ sở và từ đó tuyên truyền, vận động đến nhân dân.

Bên cạnh tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, sự kết hợp một cách đồng bộ các giải pháp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đã tạo nên thành công trong xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình. Ngoài chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng thiết thực của nhân dân, cách thức tổ chức thực hiện như thế nào cũng ảnh hưởng đến quá trình tiến hành xây dựng NTM. Đó là việc nâng cao hoạt động thông tin tuyên truyền nhận

thức cho nhân dân, coi trọng tâm phát triển nền kinh tế là nông nghiệp, nông thôn và nông dân là đối tượng được quan tâm và ưu tiên cao nhất để tập trung phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội của tỉnh, thành lập ban chỉ đạo xây dựng NTM từ tỉnh xuống cơ sở, đó là việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng các đề án triển khai một cách cụ thể, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá xếp loại hàng năm việc thực hiện 19 tiêu chí.

Trong thời gian tiếp theo, để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng nhằm huy động các nguồn lực xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội cần tiếp tục đổi mới phương pháp vận động quần chúng. Trọng tâm là xây dựng nội dung tuyên truyền, vận động cụ thể, sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Phát huy hơn nữa vai trò của các chi hội, câu lạc bộ, tổ chức tự quản, dòng họ đối với công tác tuyền truyền, vận động; đề cao vai trò chủ thể của người dân trong việc giám sát, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án thuộc chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các chi bộ thôn, xóm phải là những người gương mẫu đi trước để quần chúng làm theo như sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.…Bên cạnh đó hệ thống dân vận các cấp cần tăng cường nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình ở cơ sở, kiến nghị, đề xuất với cấp ủy, chính quyền ban hành các cơ chế, chính sách nhằm ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích, động viên người dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn thể nhân dân góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Việc xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội sâu sắc nên bên cạnh sự lãnh đạo ủa các cấp ủy, vai trò phối hợp của các ban, ngành và đoàn thể có một vị trí rất lớn. Biết huy

động sức mạnh của các ban, ngành, đoàn thể khác sẽ tạo được một phong trào có hiệu quả.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)