Chương 3: Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ
1.2. Hành trình sáng tác và hình tượng tác giả trong thơ Lưu Quang Vũ
1.2.2. Hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ
1.2.2.2. Truyện ngắn Lưu Quang Vũ
“Truyện ngắn Lưu Quang Vũ là những truyện ngắn mang dư vị thơ. Và những truyện ngắn hàm chứa nhiều chất kịch” [49, tr.231].
Đứng ở thời điểm cuối bảy mươi, đầu tám mươi mà nhìn lại, khi hào quang chiến thắng hướng về tương lai của dân tộc có phần nhạt đi trước các
15
khó khăn và thử thách của đời sống, truyện của Lưu Quang Vũ vừa mang nét giao thoa của hai âm điệu, vừa đang nhích dần và chạm đến một gian đoạn mới.
Có thể thấy dễ dàng, trong văn xuôi của Lưu Quang Vũ lúc này là sự tiếp tục của Hương cây. Hương cây man mác tình quê hương, tình người. Đọc Thị trấn ven sông chúng ta thấy Lưu Quang Vũ nói được nhiều điều, qua nhân vật tôi của truyện. Đó là sự ghi nhận cái giờ khắc trưởng thành, từ tuổi thơ qua tuổi trẻ mà vượt lên thành người lớn của một thế hệ. Cái tuổi hai mươi vào đời tưởng vô tư mà sớm có ý thức về trách nhiệm, sớm giàu có lên trong tình yêu đất đai, với đồng loại và thời cuộc của nhân vật truyện, phải chăng cũng là sự hóa thân của chính tác giả - lúc này cũng vào tuổi hai mươi, đang bước vào đời lính và làm thơ, những bài thơ đến từ Hương cây của đất quê, của vườn nhà.
Những truyện ngắn Trang viết đầu tay, Người đưa thư, Một chuyện ở biên giới … đã đánh giá cao ý thức chính trị ở Lưu Quang Vũ, “một ý thức hồn nhiên, nó là sản phẩm của tuổi trẻ biết tự giác gắn số phận cá nhân với nhân dân và đất nước” [49, tr.233].
Lưu Quang Vũ có những truyện ngắn viết về đời sống xung quanh, về những con người Lưu Quang Vũ gặp thường ngày, về mối quan hệ riêng biệt, về những nỗi lớn lao hạnh phúc. Lê Minh Khuê cho rằng: “Truyện ngắn của anh khi đó là có bản sắc riêng. Anh viết những truyện thường ngày vào thời gian văn học thiên về cổ vũ.” [49, tr.241].
Nhưng từ những năm (1975 - 1985) truyện ngắn của Lưu Quang Vũ đã
“là tiếng nói của những người thường gặp, không to tát không lên gân, ai cũng có thể tìm thấy chút riêng mình trong đó” [49, tr.241].
Hai tập truyện ngắn Người kép đóng hổ và Mùa hè đang đến, tập hợp những truyện ngắn của Lưu Quang Vũ đã đăng rải rác trên các báo và tạp chí từ trước đến nay. Nhưng hầu như Lưu Quang Vũ không viết về những gì “quyết liệt” của cuộc sống. Những truyện ngắn của ông là những kỉ niệm về một miền
16
quê, về tuổi trẻ đầy ước mơ khát vọng, về những con người bình thường đã và đang “làm nên” cuộc sống.
Đọc truyện ngắn Lưu Quang Vũ, chúng ta thấy ông có một cách viết giản dị, một cách kể chuyện dung dị và điềm đạm, lôi cuốn thấm sâu vào tâm trí người đọc. Những truyện Đêm giao thừa năm ấy, Người kép đóng hổ, Đứa con, Anh Thình đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên, xúc động đến nao lòng trước tình đời, tình người đang tỏa sáng trong những con người nhƣ anh Kép Hổ, cô Đào Nhƣ, anh Thình, mà những mất mát đắng cay của cuộc đời vẫn không dập tắt được ở họ, những niềm khát khao vươn tới một cái gì tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Trong truyện ngắn của mình, Lưu Quang Vũ đã khắc họa những bức chân dung của những con người trong cuộc sống thường ngày, với nhiều dáng vẻ khác nhau, khá đa dạng và phong phú. Viết về những con người đáng quý, những con người sống hết mình và sống có trách nhiệm với cuộc đời, để cho mỗi tri thức của mình, mỗi việc làm của mình phải đem đến một cái gì đó, làm thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn trong Trang viết cuối cùng, Người chiếu đèn, Một đêm của Giáo sư Tường, Người đưa thư, Bạn già …; bên cạnh đó là những con người tầm thường như anh chàng Hiến trong Mùa hè đang đến, Bân trong Con người nhũn nhặn, Y trong Anh Y, mới nhìn có vẻ nhƣ họ đáng yêu và đáng khâm phục đấy bởi vì họ biết lấy lòng mọi người và có một vài uy tín nào đó nhưng thực chất lại là những kẻ bất tài vô dụng, đang là những con sâu ẩn trong đám lá xanh làm cho cây đời héo đi, chùng xuống.
Có những truyện, Lưu Quang Vũ viết về những con người của nghề nghiệp, đó là: nghề viết, nghề thuốc, nghề giáo, nghề báo, nghề chiếu đèn … trong những truyện Người kép đóng hổ, Người chiếu đèn, Trang viết cuối cùng, Một đêm của Giáo sư Tường, Đêm Giao thừa năm ấy … Qua những truyện ngắn đó, Lưu Quang Vũ muốn gửi đến bạn đọc một thông điệp: “Con người ta phải ràng buộc
17
với một cái gì, phải có ích với một ai đó chứ!” Hoa xuyến chi. Tất cả các truyện của Lưu Quang Vũ, đều khẳng định những con người nghề nghiệp với đức tính đáng quý nhất là sự say mê, say với nghề đến mức có thể hi sinh mình.
Qua những trang viết của Lưu Quang Vũ, ta nhận thấy: “Ngòi bút của Lưu Quang Vũ không ồn ào”, truyện ngắn của Lưu Quang Vũ “là những lời nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm với những gì mình đang sống, nếu cứ bàng quan, ghẻ lạnh và tùy hứng thì rồi hạnh phúc sẽ trôi tuột đi trong niềm hối tiếc. Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết gìn giữ và phấn đấu cho nó”
[49, tr.245].