Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc và thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN văn doanh nghiệp tư nhân ở thái bình hiện nay (Trang 24 - 29)

1.2. Xu hướng vận động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp tư

1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc và thành phố Đà Nẵng

1.2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một quốc gia thực hiện cải cách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường từ năm 1979 sau hơn 20 năm có nhiều biến động, chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân mà trực tiếp là phát triển DNTN của Trung Quốc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhận. Thành tựu được khẳng định là sự phát triển và đóng góp to lớn của DNTN Trung Quốc đã trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy thành công của công cuộc cải cách, góp phần tích cực trong xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.

Bước vào thời kỳ cải cách từ 1979-1988, các DNTN lúc ấy chỉ được coi như một bộ phận bổ sung, hỗ trợ cho kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân nói chung và các DNTN chưa có quy định theo hệ thống pháp luật một cách rõ rệt và chưa thực sự phát triển.

Những thay đổi quan trọng nhất đối với kinh tế tư nhân ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 1990. Đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1993 đã xác định chuyển biến và nhận thức đối với kinh tế tư nhân cùng với thừa nhận nền kinh tế thị trường. Theo đó, các DNNN từng bước được tư nhân hóa. Các DNTN được chia thành 3 loại, tương ứng với mỗi loại hình DNTN có các chế tài riêng bao gồm DNTN một chủ;

các công ty hợp danh và công ty TNHH... từ đây các DNTN có điều kiện phát triển mạnh.

Đại hội lần thứ XV năm 1999 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những sửa đổi trong Hiến pháp mới chính thức thừa nhận: "Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể là những phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc".

Từ sự thay đổi nhận thức đến hành động thực tiễn khu vực kinh tế tư nhân mà trực tiếp là các DNTN ở Trung Quốc đã có bước phát triển đáng kể. Năm 1991, DNTN chỉ chiếm 17% tổng sản lượng khu vực kinh tế tư nhân đến năm 1997 con số đó đã tăng lên 47%. Thời kỳ từ 1991-2002 hơn 80% DNNN được tư nhân hóa. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các DNTN là 38,1% tương ứng tốc độ tăng sản lượng là 59,4% và lao động là

34,4%. Riêng năm 2002 đã có 1,76 triệu DNTN đăng ký với 24,1 triệu lao động [25, tr.75].

Từ thực tiễn tạo lập bước phát triển vượt bậc của các DNTN ở Trung Quốc những năm qua có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển DNTN ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng.

Một là, cần có sự đổi mới trong nhận thức và quan điểm đối với kinh tế tư nhân và DNTN.

Để khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các DNTN không nên dùng khái niệm và các tiêu chí để phân định kinh tế tư bản tư nhân; mà chỉ sử dụng khái niệm kinh tế tư nhân trong một phạm vi nhất định. Các DNTN bao gồm các hộ kinh doanh công thương nghiệp; công ty hợp danh; công ty TNHH và công ty cổ phần kinh doanh trong các ngành nghề bao gồm cả nông - lâm - ngư nghiệp, HTX, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân phát triển DNTN dưới nhiều hình thức mà luật pháp không cấm, làm giàu hợp pháp. Coi doanh nhân là người bỏ vốn ra đầu tư, tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động. Bản thân họ cũng phải chịu những rủi ro trong kinh doanh, thậm chí thua lỗ phải coi đó là hành động tích cực, dũng cảm.

Không kỳ thị, khi phát triển DNTN sẽ chấp nhận một bộ phận dân cư giàu lên trước sau đó lôi kéo cả xã hội cùng giàu lên đó là xu hướng tích cực.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và mở cửa thị trường cho các DNTN phát triển.

Thông qua nhiều hình thức, thường xuyên liên tục tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và hiểu biết vị trí, vai trò, tầm quan trọng phát triển DNTN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc. Khẳng định những giá trị đáng ghi nhận đối với đội ngũ doanh nhân. Đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời về những thể chế và văn bản pháp luật. Thể hiện sự quan tâm thường xuyên và ưu đãi của Nhà nước đối với việc phát triển DNTN trong những thời kỳ nhất định một cách phù hợp.

Các chính sách để phát triển DNTN theo hướng mở cửa, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Đồng thời, thực hiện sự đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, không phân biệt DNNN hay DNTN trong mọi lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, tiền tệ...

Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức hỗ trợ phát triển DNTN trên phạm vi quốc

gia, đến các tỉnh, thành phố và các quận huyện hình thành mạng lưới các tổ chức hỗ trợ phát triển DNTN với nhiều hình thức:

- Hỗ trợ về vốn thông qua hệ thống ngân hàng với nhiều chi nhánh.

- Hỗ trợ thông tin thông qua tuần báo và tạp chí, bản tin...

- Cung cấp một kênh thông tin chính thức giao tiếp trực tiếp với Chính phủ.

- Hỗ trợ tư vấn dịch vụ pháp lý, thông tin công nghệ.

- Hỗ trợ về khoa học - công nghệ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước thành đạt.

Tóm lại, Việt Nam và Trung Quốc đang thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế thị trường có nhiều điểm tương đồng. Kinh nghiệm về phát triển DNTN của Trung Quốc là những bài học bổ ích để tham khảo vận dụng phát triển DNTN ở nước ta nói chung và Thái Bình nói riêng.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Từ ngày trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (năm 1997) cùng với xu thế đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã thống nhất ý chí, quyết tâm hành động xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố đứng thứ 3 trong cả nước. Một trong những chính sách và quyết sách quan trọng là thực hiện những biện pháp và giải pháp thiết thực, cụ thể để đẩy mạnh phát triển khối DNTN.

Nhờ có những chủ trương đúng đắn, kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng đóng góp trong GDP tăng từ 25,8% (1997) lên gần 32% năm 2002 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,6% năm. Riêng đối với các DNTN vốn đăng ký tăng từ 71 tỷ đồng năm 1997 lên gần 700 tỷ đồng 2002 tăng gần 10 lần. Đến năm 2002, khu vực tư nhân đã đóng góp vào ngân sách 14,22% tổng thu thuế nội địa của Đà Nẵng. Đặc biệt sự phát triển của DNTN đã góp phần thu hút 90.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 700.000đ/người/tháng, góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thành phố [25, tr.88].

Những kinh nghiệm có thể rút ra đối với phát triển DNTN ở Đà Nẵng thời gian qua là:

Thứ nhất, phải xây dựng được quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống DNTN một cách cụ thể, rõ ràng. Hàng năm, các đơn vị trực thuộc thành phố xác định các chỉ tiêu như

số lượng các DNTN, lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng thu hút lao động và các chỉ tiêu giao nộp ngân sách. Chiến lược phát triển DNTN phải dựa trên căn cứ những dự báo khoa học, khách quan về các điều kiện và nguồn lực phát triển (vốn, tài nguyên, sức lao động...) cũng như khả năng có thể thực hiện.

Thứ hai, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống DNTN trong ngành nghề, lĩnh vực mà luật pháp không cấm như:

- Thực hiện đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Công khai hóa các ưu đãi của Chính phủ. Tạo cơ hội và khả năng thuận lợi cho các DNTN tiếp cận các nguồn vốn và các kênh huy động vốn.

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất - kinh doanh với các chính sách cụ thể thiết thực. Với các dự án phát triển DNTN có hiệu quả, nếu có nhu cầu về mặt bằng sản xuất - kinh doanh được ưu đãi theo nhiều hình thức có thể lựa chọn: Giải quyết theo quy hoạch chung; cho đấu thầu hoặc chuyển quyền sử dụng đất; được miễn giảm tiền sử dụng, tiền thuê đất theo quy định như các thành phần kinh tế khác...

Thứ ba, thành phố hỗ trợ các DNTN phát triển tập trung vào các lĩnh vực sau:

Về khoa học - công nghệ, hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách thành phố cho các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ ứng dụng và các DNTN không có khả năng thực hiện. Đặc biệt là xây dựng quy trình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn cam kết.

Về lao động, hỗ trợ đào tạo nghề với nhiều hình thức, đối tượng và trình độ chuyên môn khác nhau: bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp; đào tạo và đào tạo lại các loại bậc thợ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; đặc biệt đào tạo lao động để phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề vốn là thế mạnh của khối DNTN Đà Nẵng.

Về tài chính, thường xuyên công khai các chế độ và chính sách tài chính đối với DNTN. Đồng thời, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về tài chính như xác định mức thuế các loại phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi để DNTN tiếp cận các kênh tài chính. Ưu đãi Chính phủ và của thành phố về: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ phát triển thị trường... đặc biệt ưu đãi đối với những lĩnh vực vốn là thế mạnh của địa phương, ngành nghề thu hút nhiều lao động và sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương.

Quản lý nhà nước đối với DNTN là việc làm thường xuyên nhưng đúng quy trình, quản lý theo hướng hướng dẫn, khuyến khích hoạt động phát triển và chấp hành đúng pháp luật. Tránh việc áp đặt, kỳ thị đối với doanh nghiệp. Tháo gỡ kịp thời những vướng mắc,

không lảng tránh trách nhiệm khi gặp những vấn đề khó khăn.

Tóm lại, kinh nghiệm về phát triển DNTN của Trung Quốc và thành phố Đà Nẵng được trình bày trên là bài học bổ ích cho định hướng phát triển DNTN nước ta nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng.

Chương 2

Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn doanh nghiệp tư nhân ở thái bình hiện nay (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)