Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn doanh nghiệp tư nhân ở thái bình hiện nay (Trang 83 - 86)

3.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình hiện nay

3.2.2. Về phía doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, họ tự chủ kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Do đó các doanh nghiệp cần biết phát huy tính tự chủ năng lực vốn có, đi tắt đón đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiến tiến. Các doanh nghiệp cần xác định bên cạnh sự hỗộ trợ của Nhà nước và của địa phương thì vấn đề quan trọng nhất đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp đó chính là mỗi doanh nghiệp phải tự biết phát huy nội lực tiềm năng sẵn có của mình kết hợp với khai thác các nguồn lực xã hội. Muốn vậy mỗi doanh nghiệp cần:

- Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường. Việc lập kế hoạch phải mang tính đồng bộ và lâu dài, bao gồm các chiến lược dài hạn, trung và ngắn hạn dựa trên những dự báo mang tính khoa học, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng mặt hàng, từng khách hàng cụ thể. Tích cực khai thác các nguồn thông tin và kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động SXKD, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng để nâng cao

trình độ của người quản lý và người lao động. Chú trọng áp dụng phương thức quản lý tiên tiến và nâng cao tính minh bạch trong quản trị nội bộ doanh nghiệp. Có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường. Các DNTN có thể liên kết với nhau và liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề theo yêu cầu đặt ra của từng doanh nghiệp. Trong quá trình này cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Nhưng nếu doanh nghiệp chủ động sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu chi phí, đào tạo đúng địa chỉ, đúng ngành nghề mà doanh nghiệp cần sử dụng.

- Chủ động liên kết, liên doanh giữa các DNTN, giữa các doanh nghiệp với các hội, hiệp hội và các tổ chức có liên quan để cùng nhau khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, khai thác tốt năng lực của từng doanh nghiệp và sức mạnh của sự hợp tác phát triển trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện và khuyến khích tích tụ và tập trung vốn cũng như nội bộ hoá các giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

- Chú trọng hình thành một số DNTN mạnh trong một số lĩnh vực để tham gia các dự án có quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao như các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông - lâm - hải sản.

- Chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng và chế biến nông- lâm - hải sản, những mặt hàng vốn là thế mạnh của tỉnh. Doanh nghiệp có thể học hỏi và tiếp thu các thành tựu này thông qua các tổ chức khuyến nông, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Thu hút các lao động có kỹ năng chuyên môn từ các sinh viên khá giỏi tốt nghiệp tại các trường đại học đào tạo về các lĩnh vực này. Đồng thời mời các chuyên gia (các giáo sư, tiến sĩ giỏi) từ các viện và các trường đại học tham gia tư vấn và có thể đặt hàng nghiên cứu triển khai các dự án.

- Nâng cao hiểu biết về quản lý pháp luật và ý thức chấp hành kỷ luật, xây dựng văn hoá, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, kinh doanh trung thực, đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với khách hàng nhằm phát triển bền vững, có hiệu quả và không ngừng tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp, phục vụ tốt và đạt hiệu quả cao cho chiến lược SXKD đã đề ra. Việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo ra cơ chế nhịp nhàng, đồng

bộ trong hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ về khoa học công nghệ, về tài chính thông qua các tổ chức trong nước và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều tổ chức hoạt động với mục đích hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Hỗ trợ về tài chính có Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của JBIC, quỹ Doanh nghiệp Mêkông, chương trình Phát triển Dự án Mêkông (MPDF). Hỗ trợ các dịch vụ phát triển kinh doanh có chương trình Phát triển dự án Mêkông (MPDF), hỗ trợ của GTZ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của SwissContact. Hỗ trợ xuất khẩu có chương trình phát triển khu vực tư nhân (PSD) của DANIDA, tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật (JETRO), chương trình xúc tiến nhập khẩu của Thụy Sĩ (SIPPO), trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Hỗ trợ về kỹ thuật một cách trực tiếp có Tổ chức cung cấp dịch vụ cố vấn hải ngoại của Vương quốc Anh (BESO), tổ chức dịch vụ chuyên gia cao cấp (SES) của Đức. Các tổ chức này đã và đang nỗ lực hỗ trợ cho các DNTN tại Việt Nam. Việc tranh thủ các sự giúp đỡ này là quyền lợi và lợi ích của các DNTN. Mỗi tổ chức có những yêu cầu nhất định về đối tượng được hưởng các ưu đãi nhưng phần lớn đều là các cơ hội đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, trong lĩnh vực hỗ trợ về tài chính, nếu như chương trình hỗ trợ của JBIC sẽ cho vay tối đa 65% tổng chi phí dự án, các ngân hàng tham gia góp 20% và doanh nghiệp tự bỏ 15% và áp dụng đối với các DNTN có ít hơn 300 nhân viên và vốn điều lệ không quá 10 tỷ đồng thì Quỹ Doanh nghiệp Mêkông lại chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam, Lào và Campuchia, quỹ đầu tư trực tiếp với tư cách góp vốn chứ không cho vay và nhắm đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu tiềm năng, Chương trình phát triển dự án Mekong thì lại không cung cấp tài chính mà giúp đỡ các DNTN trong việc làm các thủ tục để có thể xin vay từ các tổ chức tài chính.

Một phần của tài liệu LUẬN văn doanh nghiệp tư nhân ở thái bình hiện nay (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)