2.2. Những kết quả về phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Thái Bình trong những năm qua
2.2.1. Về số lượng doanh nghiệp và cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh
Biểu 2.1: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình phân theo loại hình doanh nghiệp [31]
TT Loại hình doanh nghiệp Số lư-
ợng
Tỷ trọng (%)
1. DNNN 16 1,06
2. DNTN 328 21,66
3. Cty TNHH 705 46,57
4. Cty TNHH 1 thành viên 6 0,40
5. Cty cổ phần 258 17,04
6. Hợp tác xã 167 11,03
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 16 1,06
8. Chi nhánh 18 1,19
Cộng 1.514 100
Riêng giai đoạn từ năm 2000 đến hết tháng 4/2006, số lượng DNTN tăng thêm 278 doanh nghiệp bằng 556% so với giai đoạn 1995 - 2000 và tập trung ngày càng nhiều vào các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Thái Bình và hai huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Tốc độ gia tăng đáng kể này đạt được một phần do sự của Luật doanh nghiệp năm 1999. Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư gia nhập thị trường. Với tinh thần chủ đạo là “doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm”, chuyển từ “cấp phép kinh doanh” sang “đăng ký kinh doanh”. Luật doanh nghiệp 1999 đã giảm đáng kể chi phí và thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mặt khác, việc ra đời các khu, cụm công nghiệp tập trung tại các khu vực có tiềm năng kinh tế lớn của Tỉnh Thái Bình như KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Cầu Nghìn, KCN Đài Tín…đã góp phần tạo quỹ đất sản xuất kinh doanh cho các DNTN, giải quyết nỗi lo lớn nhất cho các doanh nhân khi muốn thành lập doanh nghiệp là văn phòng làm việc và nhà xưởng sản xuất. Từ việc đđược giao đất làm cơ sở sản xuất, hỗ trợ các yếu tố phục vụ sản xuất như cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông vận tải, điện, nước, ưu đãi giá thuê đất, đào tạo công nhân… các DNTN ở Thái Bình đã nhanh chóng được thành lập và phát triển.
Về cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Biểu 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân theo ngành nghề [31]
TT Ngành nghề sản xuất Số lượng Tỷ trọng
(%)
1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp 20 6,10
2. Thương mại - Dịch vụ 162 49,39
3. Công nghiệp - Xây dựng 136 44,51
Tổng 328 100
Theo báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, tính đến hết tháng 4/2006, trên địa bàn tỉnh chỉ có 20 DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 6,1%, chủ yếu tập trung vào ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển kinh tế trang trại… Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 136 doanh nghiệp, chiếm 44,51%, trong đó chủ yếu tập trung vào xây dựng dân dụng quy mô nhỏ, dệt may và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Trong khi đó DNTN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm số lượng lớn nhất với 162 doanh nghiệp chiếm 49,3%, nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu và sản xuất tại địa phương. Nguyên nhân chính khiến cho các DNTN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chưa thâm nhập được các thị trường tỉnh bạn cũng như xuất khẩu ra thị trường nước ngoài chủ yếu là do các doanh nghiệp này mặc dù đã phát triển về mặt lượng nhưng chưa có sự phát triển về chất. Số lượng doanh nghiệp nhiều, chiếm tỷ trọng lớn nhưng quy mô của các DNTN còn rất nhỏ cả về vốn và lao động, năng lực kinh doanh còn hạn chế, khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh.
Các DNTN phát triển khá đa dạng, phong phú. Khi làm thủ tục, đăng ký kinh doanh, các chủ doanh nghiệp thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh. Tuy vậy cũng có những doanh nghiệp chưa xác định được ngành nghề kinh doanh chính để đầu tư ổn định lâu dài. Sản xuất nông nghiệp là tiềm năng và thế mạnh của tỉnh nhưng các DNTN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản còn ít có doanh nghiệp đầu tư và thường kém hiệu quả ở lĩnh vực này. Nguyên nhân chủ yếu là các chủ doanh nghiệp chưa khảo sát, nghiên cứu kỹ thị trường. Hơn nữa sự đầu tư dây chuyền công nghệ chưa đồng bộ do khả năng tài chính ban đầu còn có nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân quan trọng
dẫn đến thực trạng này.
So với doanh nghiệp của cả nước và các tỉnh trong khu vực, số lượng của DNTN ở Thái Bình còn nhỏ bé, chiếm khoảng 0,16% tổng số doanh nghiệp cả nước. Bình quân có 5.570 người có 1 DNTN. Tuy nhiên, xét theo tốc độ tăng trưởng thì số lượng DNTN ở Thái Bình tăng nhanh. Điều đó là do những cơ chế, chính sách thông thoáng của Luật doanh nghiệp và những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích sự phát triển của khối kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần tự lập nghiệp trong các tầng lớp dân cư, huy động được tiềm năng, nội lực, công sức, kinh nghiệm, trí tuệ và các nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp
đáng kể cho ngân sách nhà
nước và giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh.